2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM
2.2.3.2. Theo lĩnh vực
Bảng 2.7 cho thấy tỷ trọng đầu tư cho giao thông chiếm tỷ trọng rất lớn so với các lĩnh vực khác trong giai đoạn 2009 – 2013, khoảng 35 – 45% tổng chi ĐTPT của ngân sách TPHCM hằng năm.
TPHCM có hệ thống đường bộ dày đặc với tổng chiều dài lớn nhất trong các đô thị ở Việt Nam. Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp liên tục, hiện nay, tình trạng giao thơng tại TPHCM vẫn yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu giao thông của dân chúng, thể hiện cụ thể qua số lượng các vụ ùn tắc giao thông hàng ngày vào giờ cao điểm cũng như tỷ lệ phần trăm người tham gia giao thông sử dụng phương tiện công cộng. Ở khu vực trung tâm (quận 1, quận 3, quận 5) do được quy hoạch tốt thời Pháp thuộc và do mật độ đường cao nên hiện vẫn cơ bản đáp ứng được lưu lượng giao thơng. Tại các quận khác, tình hình giao thơng thuộc loại xấu do ùn tắc thường xuyên. Nguyên nhân là tại các khu vực này đơ thị phát triển tự phát, khơng có quy hoạch, đường được xây sau khi đã có dân cư.
Nỗ lực của TPHCM trong việc ĐTPT hệ thống hạ tầng giao thông đã đem lại một số kết quả tích cực. Hàng loạt các dự án, cơng trình giao thơng trong giai đoạn này đã mang đến một diện mạo mới cho giao thông thành phố. Dáng dấp của một
thành phố hiện đại đang hình thành. Các dự án hồn thành đã giúp tình trạng lưu thông TPHCM được cải thiện, tránh ùn tắc, giảm kẹt xe, tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dân TPHCM, từ đó góp phần nâng cao đời sống xã hội cho TPHCM. Tuy vậy, ĐTPT hạ tầng giao thơng vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Hầu hết các dự án giao thông đều chậm tiến độ do vướng mặt bằng thi công, không chỉ gây đội vốn mà cịn gây ra nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống người dân.
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn ĐTPT của ngân sách TPHCM theo lĩnh vực
STT Khoản mục Tỷ trọng
2009 2010 2011 2012 2013 1 Đầu tư cho nông nghiệp 0.67% 0.66% 0.60% 1.60% 2.83% 1 Đầu tư cho nông nghiệp 0.67% 0.66% 0.60% 1.60% 2.83% 2 Đầu tư cho giáo dục – đào
tạo 8.43% 16.86% 15.15% 15.81% 21.48% 3 Đầu tư cho y tế 3.52% 2.96% 2.70% 3.48% 5.32% 4 Chương trình ba giảm 0.34% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 5 Chương trình xây nhà tái
định cư 3.23% 4.27% 2.67% 1.40% 0.78% 6 Chương trình xây dựng Khu
công nghệ cao thành phố 8.29% 6.22% 5.66% 4.90% 3.24% 7 Chương trình xây dựng các
chợ đầu mối 0.05% 0.05% 0.16% 0.00% 0.00% 8 Chương trình nước sạch 0.94% 4.26% 2.20% 0.50% 0.45% 9 Chương trình xây dựng khu
tưởng niệm các Vua Hùng 0.17% 0.06% 0.00% 0.00% 0.00% 10 Chương trình giảm ngập
nước 9.45% 12.15% 9.80% 8.47% 7.88% 11 Đầu tư cho giao thông 45.81% 35.22% 42.01% 43.67% 36.97% 12 Chương trình xử lý rác 1.72% 0.47% 1.28% 0.66% 0.48% 13 Các cơng trình, dự án khác 12.65% 12.86% 12.08% 12.83% 15.93% 14 Thanh toán khối lượng đọng 0.59% 0.44% 0.55% 0.48% 0.52% 15 Công tác quy hoạch 1.24% 0.39% 0.30% 0.30% 0.00% 16 Cấp bù lãi vay kích cầu 1.27% 1.89% 2.98% 3.94% 2.24% 17 Các dự án ngành điện 1.61% 1.23% 1.85% 1.98% 1.87% (Nguồn: Sở KH&ĐT TPHCM)
Bên cạnh giao thông, 2 lĩnh vực khác cũng chiếm tỷ trọng khá lớn là giáo dục – đào tạo và chương trình giảm ngập nước.
Tỷ trọng chi đầu tư cho giáo dục – đào tạo đã tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2009 – 2013, từ 8.43% năm 2009 lên 21.48% năm 2013. Điều này cho thấy TPHCM đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác giáo dục – đào tạo và rất chú trọng phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, đầu tư cho giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập. Vấn đề được đặt ra hàng đầu là việc đầu tư cho giáo dục đang thiếu cân đối giữa hệ thống các trường công và tư, giữa các bậc học, cơ sở vật chất hiện nay cho giáo dục vẫn vô cùng thiếu thốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa rõ ràng trong quy hoạch giáo dục, ngồi ra cịn do hạn chế về ngân sách. Mục tiêu của giáo dục TPHCM đến 2020 là đảm bảo đạt chỉ tiêu 3 phòng học/100 em đang độ tuổi đi học, bao gồm cả những em không có hộ khẩu tại TPHCM.
Các chương trình giảm ngập nước cũng rất được TPHCM quan tâm chú trọng những năm gần đây. Theo Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, những năm qua, thành phố đã đầu tư nhiều cơng trình thốt nước lớn như lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường lưu vực kênh Tàu Hũ, Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ và một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách hoàn thành trong năm 2013 đã phát huy hiệu quả. Tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 12 HĐND TPHCM khóa 8 (tháng 12/2013), các đại biểu cho rằng chương trình chống ngập hiện nay khơng hiệu quả và chưa bền vững khi phát sinh nhiều điểm ngập mới, chống ngập nhưng lại gây ngập. Năm 2013 thành phố xóa và xử lý được 9 điểm ngập nhưng phát sinh 21 điểm. Tình trạng nâng nền đường để chống ngập thì lại gây ngập các hẻm.
Về hướng chống ngập sắp tới, Trung tâm chống ngập thành phố cho biết giai đoạn 2015-2020 thành phố sẽ tiếp tục thực hiện chương trình kéo giảm ngập cho khu vực trung tâm, tiếp tục đầu tư hoàn thiện cống ở vùng ngoại biên thành phố.