2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI ĐTPT CỦA NGÂN SÁCH TPHCM
2.3.2.1. Tạo việc làm, nâng cao mức sống người dân, giảm đói nghèo
ĐTPT của ngân sách TPHCM tuy còn nhiều hạn chế nhưng phần nào đã giúp kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, ĐTPT của ngân sách TPHCM đã giúp giải quyết việc làm cho người lao động, giảm đói nghèo, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân thành phố.
Về hiệu quả giải quyết việc làm, xét một cách trực tiếp, khi Nhà nước đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng, bệnh viện, trường học,… sẽ giúp tăng cầu lao động tham gia vào các cơng trình xây dựng, cầu lao động trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng như các ngành liên quan khác. Mặt khác, ĐTPT của NSNN tạo CSHT thuận lợi, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, gián tiếp làm tăng cầu lao động trên địa bàn. Từ những tác động như vậy, các dự án ĐTPT của ngân sách TPHCM đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quyết việc làm không chỉ cho người lao động của thành phố mà cịn cho các tỉnh, thành phố khác, khơng chỉ lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước mà còn cho các khu vực kinh tế khác, nhất là lực lượng lao động trẻ và lao động có trình độ chun mơn kĩ thuật cao. Mặc dù giai đoạn 2009-2013 là giai đoạn kinh tế khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, nhưng theo số liệu từ Cục thống kê TPHCM, mỗi năm thành phố giải quyết việc làm cho khoảng 290 ngàn lượt lao động trên địa bàn, trong đó số người có việc làm ổn định là trên 200 ngàn người, số việc làm mới được tạo ra là trên 120 ngàn mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì dưới 5%.
Khi ĐTPT của ngân sách TPHCM giúp ngày càng nhiều người dân có cơng việc và thu nhập ổn định, thì mặt khác lại giúp giảm đói nghèo cho người dân một cách bền vững. Thực tế cho thấy TPHCM liên tục nâng mức chuẩn hộ nghèo lên cao trong giai đoạn 2009 – 2013. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 áp dụng chung cho cả nước, hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình qn từ 6 triệu
mức chuẩn nghèo là 6 triệu đồng/người/năm nên thành phố đã nâng mức chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2009 – 2015 là thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống. Theo chuẩn này, từ năm 2009 đến 2013, tổng số hộ nghèo giảm từ 152,000 hộ xuống còn 14,000 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8.4% xuống còn 0.71% trên tổng số hộ dân, hồn thành Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá sớm 2 năm so với kế hoạch đề ra. Đối với chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 về hộ nghèo và cận nghèo, đến cuối năm 2013 thành phố không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm 0.001% tổng hộ dân thành phố, hoàn thành mục tiêu cơ bản khơng cịn hộ nghèo.
Bên cạnh đó, do ĐTPT của ngân sách TPHCM giúp tạo việc làm, tạo nên kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển sản xuất – kinh doanh, nên từ đó giúp người dân có nhiều cơ hội làm việc để tăng mức thu nhập. Theo số liệu Niên giám thống kê 2013 của Cục Thống kê TPHCM, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của TPHCM tăng liên tục từ 2.2 triệu năm 2008 lên 3.4 triệu năm 2012, bình quân cả giai đoạn tốc độ tăng mức thu nhập là 24.5%/năm.
Ngoài ra, ĐTPT của ngân sách TPHCM còn giúp nâng cao chất lượng đời sống của người dân thể hiện qua nhiều mặt. CSHT kinh tế - xã hội từng bước được nâng cấp, hệ thống cầu - đường được nâng cao chất lượng giúp giao thông thuận tiện, an tồn, thơng thoáng hơn. Hệ thống cấp thoát nước được cải thiện đảm bảo cung cấp nước sạch và hạn chế tình trạng ngập. Số lượng trường học, bệnh viện được gia tăng cả về số lượng và chất lượng giúp phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân, giảm tình trạng quá tải. Nhiều dự án đầu tư cải tạo môi trường trong sạch hơn cho người dân. Nông thôn, vùng ven được chú trọng phát triển giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.