Cácc hỉ tiêu hoạt động chính và tình hình hoạt động tín dụng của BIDV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 40 - 46)

1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

2.1.2 Cácc hỉ tiêu hoạt động chính và tình hình hoạt động tín dụng của BIDV:

cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Lào - Việt liên tục phát triển.

Từ những thành công trong quan hệ hợp tác quốc tế của BIDV, đặc biệt là những thành cơng có tính mẫu mực trong 10 năm qua tại thị trường Lào, BIDV đã được Chính phủ Việt Nam tiếp tục giao nhiệm vụ tiên phong thực hiện các hoạt động, hợp tác đầu tư tại thị trường Campuchia. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS).

2.1.2 Các chỉ tiêu hoạt động chính và tình hình hoạt động tín dụng của BIDV: BIDV:

Năm 2013, trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng cịn nhiều khó khăn, BIDV đã bám sát chỉ đạo của các cơ quan quản lý, linh hoạt ứng phó với diễn biến của thị trường, sáng tạo, vận dụng nguồn lực tổng hợp trong đó phát huy giá trị nội lực được đưa lên hàng đầu để đạt được những kết quả tích cực, khẳng định vị trí, vai trị của một định chế tài chính hàng đầu.

Tổng tài sảncủa BIDV tăng đều qua các năm , đạt mốc 548.386 tỷ đồng, đứng thứ 3 về quy mô tổng tài sản trong ngành ngân hàng.

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011-2013

Lợi nhuận trước thuế: Năm 2013 lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng mạnh

đạt 5.209 tỷ đồng, đạt 110.8% kế hoạch Đại hội đồng cổ đơng giao, tăng gần 21% so với năm 2012. Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trong năm 2013 hầu hết các khoản mục thu nhập ròng của ngân hàng (thu nhập lãi suất, thu dịch vụ ròng, thu ròng từ hoạt động khác) đều tăng. Trong đó thu nhập từ lãi đóng góp đáng kể vào sự tăng mạnh lợi nhuận trước thuế của BIDV, thu nhập từ lãi đạt 42.930tỷ đồng, tăng hơn 40.6% so với năm 2012. 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2010 2011 2012 2013 366,267 405,755 484,785 548,386 Tổng tài sản

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế BIDV

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011-2013

Huy động vốn: mặc dù trong năm 2013 Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ trần lãi suất huy động nhưng tính đến 31/12/2013, BIDV có nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 416.726 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với năm 2012. Cơ cấu huy động theo kỳ hạn cũng chuyển biến theo hướng tích cực hơn, tăng tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn và giảm tỷ trọng của tiền gửi ngắn hạn.

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn của BIDV qua các năm

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011-2013

0.000 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2010 2011 2012 2013 4.625 4.220 4.325 5.209

Lợi nhuận trước thuế

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2010 2011 2012 2013 267.597 285.794 360.018 416.726 Huy động vốn

Hoạt động tín dụngcủa BIDV trong năm 2013 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống. Dư nợ cho vay khách hàng đến ngày 31/12/2013 của BIDV là 391.035 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ vay khơng bao gồm dư nợ cho vay bằng nguồn vốn ODA và cho vay ủy thác là 373.269 tỷ đồng, tăng trưởng 18.82% so với năm 2012.

Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay của BIDV qua các năm

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011-2013

Tăng trưởng tín dụng của BIDV được kiểm sốt chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, nhìn chung tăng trưởng đều qua các năm ở mức bình qn 17%. Tình hình nợ xấu được kiểm sốt tốt và giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2.37%, giảm 0,55% so với năm 2012. Về số tuyệt đối, mặc dù năm 2013 dư nợ tín dụng tăng 59.110 tỷ đồng nhưng nợ xấu giảm 9.161 tỷ đồng xuống còn 8.839 tỷ đồng. Điều này cho thấy những nỗ lực rất đáng kể của BIDV trong việc duy trì mức tăng trưởng tín dụng đồng thời phải kiểm sốt nợ xấu trong bối cảnh nợ xấu của ngành Ngân hàng vẫn cịn rất cao và có dấu hiệu gia tăng. Năm 2013, nợ xấu trên tổng dư nợ

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2010 2011 2012 2013 254.192 293.937 339.923 391.035 Tổng dư nợ

chấp những nỗ lực xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản VAMC (trong năm 2013, VAMC xử lý 30 – 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu).

Bảng 2.1: Chỉ tiêu tín dụng tại BIDV năm 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Ch tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ tín dụng (khơng bao gồm cho

vay vốn ODA và cho vay ủy thác) 237.082 274.304 314.159 373.269

Tốc độ tăng trưởng 19.98% 15.70% 14.53% 18.82%

Nợ xấu 6.425 8.122 9.161 8.839

Tỷ lệ nợ xấu 2.71% 2.96% 2.92% 2.37%

Cơ cấu nợ theo kỳ hạn của BIDV trong năm 2013 hầu như ít biến động so với năm 2012. Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 56%. Về mức độ rủi ro, rõ ràng các khoản vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn do những biến động trên thị trường trong khoảng thời gian dài hơn. Còn đối với các khoản vay trung và dài hạn, tính thanh khoản sẽ kém hơn so với khoản cho vay ngắn hạn.

Qua bảng thống kê như trên có thể thấy rằng tỷ lệ nợ của BIDV nằm ở mức trung bình so với các Ngân hàng khác, việc duy trì tỷ lệ nợ trung dài hạn ở mức thấp và ổn định nhằm tránh khả năng ảnh hưởng đến thanh khoản do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn thu hồi trong khi tiền huy động từ dân cư lại chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Thời gian qua, có tình trạng nhiều ngân hàng tìm cách giãn nợ, đảo nợ, dịch chuyển nợ ngắn hạn sang nợ trung và dài hạn nhằm kéo dài thời hạn thanh tốn do chủ nợ khơng thể trả đúng hạn, tuy nhiên BIDV đã không thực hiện việc này và duy trì tỷ lệ nợ dài hạn ở mức hợp lý.

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nợ theo kỳ hạn của BIDV năm 2012-2013

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2011-2013

Bảng 2.2: Cơ cấu nợtheo kỳ hạn của các ngân hàng (ĐVT: %)

Tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu, cho các cơng trình trọng điểm quốc gia, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời kết hợp với kiểm sốt chất lượng tín dụng để hoạt động tín dụng của BIDV ln đảm bảo an tồn và hiệu quả. Trong năm 2013, tỷ trọng cho vay của BIDV tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành bán buôn bán lẻ với tổng tỷ trọng cho vay đối với 2 ngành này lên đến 44,28%. Tỷ trọng dư nợ đối với ngành xây dựng và bất động sản cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao với 21,52%, đây là các ngành phát sinh rủi ro cao

55.91%

11.95% 32.15%

Cơ cấu nợ theo kỳ hạn năm 2012 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn 56.40% 13.20% 30.40%

Cơ cấu nợ theo kỳ hạn năm 2013

Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn

trong thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với 2 ngành này nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, với những nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho ngành bất động sản, hy vọng trong thời gian tới sẽ có những dấu hiệu khả quan hơn.

Bảng 2.3: Dư nợ theo ngành tại BIDV năm 2012-2013

Ch tiêu

Năm 2013 Năm 2012

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,116 4.89% 18,141 5.34%

Khai khoáng 11,116 2.84% 10,098 2.97%

Công nghiệp chế biến, chế tạo 84,744 21.67% 74,674 21.97%

Điện,khí đốt 35,170 8.99% 42,079 12.38%

Cung cấp nước, xử lý nước

thải 830 0.21% 538 0.16%

Xây dựng 56,268 14.39% 42,861 12.61%

Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa

ôtô, xe máy 88,416 22.61% 67,883 19.97%

Vận tải kho bãi 10,644 2.72% 12,712 3.74%

Dịch vụ lưu trữ, ăn uống 11,947 3.06% 10,172 2.99% Kinh doanh bất động sản 27,887 7.13% 23,387 6.88%

Hoạt động khác 44,897 11.48% 37,378 11.00%

Tổng dư nợ 391,035 100.00% 339,923 100.00%

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)