1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
2.3 Nhận dạng, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và hệ thống kiểm sốt nộ
2.3.5 Phản ứng với rủi ro
Phản ứng với rủi ro là cách thức ngân hàng sử dụng các biện pháp thơng qua các chính sách từng thời kỳ để giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Các biện pháp có thể là: né tránh rủi ro, giảm bớt rủi ển giao rủi ro hoặc chấp nhận rui ro. Tại BIDV việc triển khai các biện pháp
phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất ở mưc thấp nhất trong hoạt động tín dụng băng các hình thức:
BIDV yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm nhằm giảm bớt rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ.
Có chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ khi khách hàng gặp khó khăn như: gia hạn nợ vay, giảm lãi vay cho khách hàng, hoặc cơ cấu lại nợ vay của khách hàng.
Trong quá trình kiểm tra sau cho vay nếu phát hiện khách hàng có những dấu hiệu sai phạm thì có những chính sách thu hồi vốn sớm hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện thêm một số nghĩa vụ đảm bảo.
Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định của Nhà nước giúp Ngân hàng chủ động hơn trong việc đối phó với rủi ro.
Cách thức phản ứng với rủi ro tín dụng tại BIDV Cách thức phản ứng với rủi ro Tỷ lệ
Né tránh rủi ro 46%
Giảm bớt rủi ro 92%
Chuyển giao rủi ro 68%
Chấp nhận rủi ro 4%
Qua kết quả khảo sát ta có thể thấy rằng cách thức BIDV chọn để phản ứng với rủi ro tín dụng chủ yếu là giảm bớt rủi ro và chuyển giao rủi ro. Điều đó có nghĩa là ngân hàng ln có biện pháp phịng ngừa để giảm bớt rủi ro ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được và ngân hàng cũng có khuynh hướng là chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba. Cách thức phản ứng với rủi ro như trên có thể thấy ở hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam. Nguyên nhân có thể là do Việt Nam mới hoạt động theo cơ chế thị trường, khả năng nhận biết rủi ro và phản ứng với rủi ro còn những hạn chế nhất định nên các nhà
quản lý có tư tưởng mức độ rủi ro càng thấp thì càng tốt. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng nên chuyển từ quan niệm “quản lý rủi ro là không để rủi ro xảy ra” sang quản lý rủi ro tốt có nghĩa là đảm bảo sự ổn định của lợi nhuận, tính đến mối tương quan giữa thu nhập và rủi ro, có thể chấp nhận rủi ro cao để đạt lợi nhuận cao.