Giải pháp đánh giá và quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 77 - 79)

1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình cấp tín dụng tạ

3.2.3 Giải pháp đánh giá và quản trị rủi ro tín dụng

Việc xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có tầm quan trọng rất lớn trong quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên hiện nay việc thu thập các thông tin phục vụ việc đánh giá khách hàng còn rất hạn chế, là một trong những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, để đánh giá xếp hạng khách hàng đúng trước hết BIDV cần thu thập được những nguồn thơng tin đáng tin cậy. Ngân hàng có thể thực hiện một số giải pháp như: yêu cầu báo cáo tài chính khách hàng cung cấp cho ngân hàng phải được kiểm toán, quy định nghĩa vụ xác minh thông tin khách hàng cung cấp đối với cán bộ tiếp nhận để cán bộ có trách nhiệm hơn trong việc đối chứng các thông tin mà khách hàng cung cấp với các kênh thông tin khác, hoặc ngân hàng có thể xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân, cơ quan ban ngành để tạo lập những kênh cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng.

Ngồi ra, với hệ thống xếp hạng tín dụng hiện tại việc chấm điểm xếp hạng khách hàng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, của chi

nhánh, chính vì vậy kết quả xếp hạng khách hàng chưa được khách quan và trung thực, chưa phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động khách hàng. Tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bội như sau:

 Tăng cường thêm một số ngành nghề mới, có đặc trưng riêng vào danh mục ngành nghề kinh doanh trong hệ thống xếp hạng tín dụng để cán bộ tín dụng có cơ sở xếp hạng khách hàng.

 Ngân hàng nên xây dựng và hoàn thiện các chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng. Các chỉ tiêu phi tài chính cũng cần được định lượng toàn bộ để hạn chế sự phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ QHKH.

 Trọng số của các chỉ tiêu khi tính điểm xếp hạng tín dụng nên phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp, với mức tin cậy của thơng tin nhận được, ví dụ như: thay vì trọng số của chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp có BCTC được kiểm tốn là 35% và doanh nghiệp có BCTC khơng được kiểm tốn là 30% thì trọng số này cịn có thể thay đổi tùy theo quy mơ doanh nghiệp, cách thức tổ chức bộ máy kế toán…

 Cần đưa giá trị tài sản đảm bảo, mức độ ảnh hưởng của tài sản đảm bảo đối với hoạt động doanh nghiệp thành một tiêu chí trong hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng.

 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề: Nên có mục nhập thơng tin điều chỉnh đối với các doanh nghiệp thuộc trường hợp này. Theo đó, bổ sung thêm mục nhập tỷ trọng của ngành có tỷ trọng doanh thu đứng thứ 2 của doanh nghiệp (nếu ngành này có tỷ trọng doanh thu từ 20% trở lên). Trên cơ sở đó, bổ sung thêm mục nhập thơng tin về tình hình vĩ mơ chung của ngành hàng và hoạt động riêng của doanh nghiệp đối với ngành hàng này, nếu thông

tin đầu vào tốt thì nên điều chỉnh tăng điểm đối với doanh nghiệp đó và ngược lại.

 Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện kinh tế của Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính tốn của các nước có điều kiện kinh tế khơng tương đồng.

Hiện tại điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng chỉ do cán bộ QHKH chấm, sau đó qua bộ phận QLRR kiểm tra lại nhưng cũng chỉ mang tính chất thủ tục nên thực tế phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ QHKH. Vì vậy cần thiết phải thay đổi cơ chế chấm điểm khách hàng, nên được thực hiện bởi nhiều bộ phận để tăng tính khách quan. Cụ thể sẽ được thực hiện bởi 3 bộ phận sau: cán bộ QHKH sẽ chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản lý và mơi trường nội bộ của khách hàng, cán bộ QTTD thực hiện chấm điểm chỉ tiêu liên quan đến quan hệ của khách hàng với Ngân hàng (tình hình dư nợ, lịch sử trả nợ, số lần cơ cấu lại nợ…), cán bộ QLRR đánh giá các chỉ tiêu mang tính vĩ mơ về mơi trường hoạt động của doanh nghiệp (triển vọng ngành, khả năng gia nhập thi trường, ảnh hưởng của các chính sách nhà nước…). Tổng hợp điểm của các bộ phận và nhân với trọng số của từng chỉ tiêu tùy theo quy mô của doanh nghiệp và mức độ tin cậy của thông tin ta sẽ có được điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng. Việc phân công công việc như vậy vừa tăng tính khách quan trong quá trình chấm điểm, vừa tăng tính hiệu quả và độ chính xác do mỗi bộ phận chun mơn hóa vào một lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 77 - 79)