1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình cấp tín dụng tạ
3.2.2 Giải pháp nâng cao việc nhận dạng sự kiện tiềm tàng:
Qua nghiên cứu quy trình nhận biết rủi ro tín dụng tại BIDV, ta thấy hiện nay BIDV chỉ mới chú trọng đến sự việc đã xảy ra, chưa thấy được các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Để nâng cao khả năng nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, tác giả đề xuất tại mỗi chi nhánh, phòng Quản lý rủi ro nên thành lập tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mơ. Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ cán bộ QHKH trong việc đánh giá thị trường, cung cấp các vấn đề pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vay vốn. Ngồi ra, tổ này cịn thực hiện tổng kết thành dấu hiệu nhận biết nhằm giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp cán bộ tập trung hơn vào chuyên môn; tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra định hướng chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực để chủ động phòng tránh rủi ro.
Tăng cường đào tạo, nâng cao khả năng nhận biết các loại và mức rủi ro thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro của ngân
hàng. Thêm vào đó ngân hàng cũng cần tạo lập các nguồn thông tin để hỗ trợ nhân viên nhận diện các rủi ro. Khi xây dựng một chính sách tín dụng và đưa ra một loại sản phẩm mới, ngân hàng cần dự báo các loại rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra và mức độ xảy ra của từng loại hình cho vay, sản phẩm cho vay, đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay.
Trong q trình hoạt động, cần có phải có sự phối hợp và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ và kiểm tra nội bộ và tín dụng trong toàn hệ thống nhằm đánh giá lại các loại rủi ro tín dụng và số lần xảy ra, tính chất, mức độ thiệt hại và các biện pháp khắc phục, hạn chế; đặc biệt phải xem xét kỹ các loại rủi ro xảy ra mà ngân hàng không lường trước được. Trên cơ sở những thông tin trên bộ phận quản lý tổng hợp thành báo cáo các rủi ro xảy ra để hỗ trợ quá trình nhận diện rủi ro trong hoạt động tín dụng