1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình cấp tín dụng tạ
3.2.4 Giải pháp đối với hoạt động kiểm soát
Quy định trách nhiệm, nhiệm vụ các bộ phận rõ ràng:
Ta đều biết rằng, phân định rạch ròi trách nhiệm của các bộ phận sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Vì vậy BIDV cần quy định rõ
rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của bộ phận QHKH, QLRR và QTTD. Ngoài ra, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm khách hàng cần thiết lập, mức độ tăng trưởng tín dụng…), các giải pháp thực hiện hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi ngân hàng cũng như chính sách tín dụng mà ngân hàng đó đề ra.Chẳng hạn ngân hàng quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ QHKH như sau:
Giải thích đầy đủ, tư vấn rõ ràng về quy chế cho vay của ngân hàng cho khách hàng.
Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định.
Nhận các loại hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Kiểm tra xác thực các tài liệu do khách hàng gửi đến.
Lập tờ trình thẩm định, đánh giá khách quan tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng.
Dự thảo toàn bộ các giấy tờ liên quan đến khoản vay như Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các tài liệu khác có liên quan.
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ như trên, ngân hàng sẽ quy trách nhiệm cho cán bộ QHKH về tính xác thực của thơng tin nêu ra trong Báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra giám sát khoản vay do mình thẩm định. Quy trách nhiệm bồi thường vật chất nếu gây ra thiệt hại cho ngân hàng do cố tình sai phạm hoặc vi phạm các nguyên tắc nghiệp vụ
Thực hiện đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Hiện nay tại BIDV cán bộ QHKH vừa tiếp thị khách hàng vừa định giá TSĐB và thẩm định đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng. Khi đó khi cán bộ thơng đồng với khách hàng thường nâng cao giá trị tài sản đảm bảo. Do đó để hạn chế việc kiêm nhiệm
giữa chức năng định giá và thẩm định cho vay, BIDV có thể thành lập một cơng ty định giá riêng hoặc thuê một đơn vị định giá bên ngoài thực hiện. Ngồi ra, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp điều động luân chuyển cán bộ giữa các bộ phận với nhau, hoặc luân chuyển việc theo dõi các hợp đồng vay vốn giữa các cán bộ QHKH với nhau để có thể phát hiện kịp thời những sai phạm trong q trình thực hiện nghiệp vụ.
Kiểm sốt việc theo dõi sau khi cho vay và giám sát chặt chẽ các khoản vay
Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hiện trạng tài chính của khách hàng vay, kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, từ đó hạn chế các rủi ro do sự gian lận của khách hàng và có các biện pháp thu hồi vốn sớm. Do đó ngân hàng cần theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng trên các khía cạnh sau:
Thực hiện giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, theo sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn có đúng mục đích và hiệu quả khơng.
Tiến hành phân tích báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ.
Kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đột xuất.
Kiểm tra tài sản đảm bảo và các hình thức đảm bảo tiền vay khác
Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác. Sau khi kiểm tra cán bộ QHKH phải tiến hành phân tích và lập báo cáo về tình hình hoạt động của khách hàng vay, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ. Việc giám sát này cũng phải được thưc hiện định kỳ. BIDV cũng cần phải quy định cụ thể trách nhiệm của từng cán bộ QHKH trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn khoản vay, cán bộ QHKH có trách nhiệm báo cáo cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, BIDV cũng cần quy định rõ trách nhiệm của bộ phận QLRR trong việc theo dõi việc giám sát sau cho vay của cán bộ QHKH. Bộ phận QLRR cần chủ
động đôn đốc cán bộ QHKH thực hiện giám sát tình hình hoạt động khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, định giá lại tài sản đảm bào và nộp báo cáo cho phịng QLRR thơng qua. Nếu thiếu các báo cáo kiểm ra sau cho vay thì trách nhiệm sẽ thuộc về phòng QLRR.