Giải pháp đối với hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 82 - 84)

1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình cấp tín dụng tạ

3.2.5 Giải pháp đối với hệ thống thông tin

Tồn bộ các cơng văn, quy định hướng dẫn của BIDV hiện tại nên được hệ thống hóa theo các chuyên đề, liệt kê theo thứ tự thời gian của văn bản và thể hiện văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực. BIDV cần nâng cấp trang thông tin nội bộ để hỗ trợ hơn nữa việc tìm kiếm thơng tin của cán bộ nhân viên. Các công văn mới được đưa lên cổng thông tin nội bộ cần được phân loại theo đối tượng tiếp nhận thông tin tránh để thông tin tràn lan không đến được đối tượng cần truyền tải.

Một thực trạng thông tin của BIDV hiện nay nữa là sự chồng chéo của các văn bản: một vấn đề được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn nhau, một văn bản gốc có nhiều văn bản sửa đổi theo sau, mỗi văn bản sửa đổi một vấn đề. Vì vậy định kỳ BIDV nên xem xét lại các văn bản, ban hành thống nhất các văn bản từ hướng dẫn chung đến các hướng dẫn cụ thể.

Để kịp thời phát hiện các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, BIDV cần tiến hành xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Hệ thống này bao gồm các phần mềm xử lý dữ liệu kết xuất báo cáo tín dụng có thể cung cấp nhiều loại báo cáo khác nhau phục vụ cho nhu cầu quản lý. Hệ thống phải kết xuất được các báo cáo về các khoản nợ đến hạn và tình hình thanh tốn để ngân hàng có thể phát hiện ra các khoản nợ trễ hạn chưa thanh toán đủ và yêu cầu các cấp có liên quan phải giải trình. Ngồi ra hệ thống cịn phải có khả năng ghi nhận và báo cáo mọi sự thay đổi về kỳ hạn nợ, lãi suất, lịch trả nợ của các khoản vay trong hệ thống xử lý.

Song song với việc xây dựng một hệ thống thơng tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, ngân hàng cũng cần cụ thể hóa cơng việc các bộ phận trong việc phát hiện rủi ro:

 Đối với cán bộ tín dụng định kỳ mỗi cán bộ tín dụng phải báo cáo về tình trạng của khách hàng vay, tình hình tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ vay do mình phụ trách cho trưởng phịng hoặc PGĐ phụ trách tín dụng và cập nhật vào hệ thống thông tin ngân hàng. Khi khách hàng có vấn đề về khả năng trả nợ, những cảnh báo sớm là cần thiết để tối đa hóa hiệu quả khi tiến hành các biện pháp khắc phục và giảm thiểu những khoản nợ xấu. Những khoản tín dụng được hệ thống cảnh báo sớm phát hiện là có vấn đề cán bộ QHKH cần phải giám sát nhiều hơn, tiến hành phân tích vấn đề khách hàng đang gặp phải, thu thập thơng tin về tồn bộ những nguy cơ có thể xảy ra đối với khách hàng vay, xem xét lại hồ sơ vay, các khoản đảm bảo và thảo luận với bộ phận QLRR và cấp lãnh đạo.

 Bộ phận QLRR có trách nhiệm chấm các báo cáo dấu hiệu rủi ro và yêu cầu các bộ phận liên quan giải trình về nguyên nhân tăng giảm nợ tín dụng, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, trễ hạn, những thay đổi về lãi suất, kỳ hạn vay và biện pháp đã áp dụng để xử lý.

 Tại hội sở chính định kỳ hàng tháng, hàng quý phải thực hiện đánh giá lại hoạt động tín dụng của từng đơn vị trong ngân hàng. Từ kết quả đánh giá từng đơn vị ban điều hành ngân hàng thực hiện chính sách tín dụng và cách thức giám sát tín dụng với đơn vị đó.

BIDV cũng nên xây dựng trong Ban quản lý rủi ro tín dụng một bộ phận chuyên nghiên cứu về môi trường kinh doanh, các ngành nghề, cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội phục vụ việc xếp hạng tín dụng tại chi nhánh và kịp thời cảnh báo, hạn chế cho vay, ngưng cho vay đối với các lĩnh vực kém an toàn. Hiện tại bộ phận quản lý rủi ro của BIDV cũng đã thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm chẳng hạn: bất động sản, kinh doanh thép, thủy hản sản… Tuy nhiên một số bất cập vẫn còn tồn tại như: chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ khơng phải tồn bộ các ngành hàng trên danh mục tín dụng của ngân hàng, các phân tích chỉ mới đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa được phân tích trong mối tương quan

với những ngành khác trong danh mục, hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ. Do đó vấn đề cần thiết phải có một bộ phận chuyên nghiên cứu ngành trong khối rủi ro để có thể đưa ra những cảnh báo, phân tích cho tồn bộ ngành trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong danh mục tín dụng được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những kiến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ các ngành. Việc quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục nói trên giúp ngân hàng có thể lập được những cảnh báo rủi ro, lợi nhuận và những tổn thất của danh mục tín dụng trên quy mơ tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 82 - 84)