1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các TCTD hoạt động thông qua ban hành các quy chế, quy định về hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đó chỉ mới là hình thức, cịn nội dung bên trong, q trình thực hiện như thế nào là điều quan trọng. Do đó, NHNN phải thường xuyên chấn chỉnh và bổ sung các văn bản quy định hướng dẫn thực hiện đến các NHTM. Cụ thể là NHNN cần nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn bổ sung, cụ thể hóa cách thực hiện Thơng tư 44/2011/TT-NHNN để các ngân hàng tuân thủ và thực thi tốt hơn trong việc xây dựng và quy trì hệ thống kiểm soát nội bộ.
Hiện nay hoạt động của hệ thống thanh tra của NHNN hoạt động chủ yếu sử dụng phương thức thanh tra tuân thủ để giám sát mức độ an toàn và lành mạnh trong hoạt động của từng NHTM cũng như toàn hệ thống ngân hàng. Phạm vi thanh tra và nội dung thanh tra mới chỉ tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm
bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng và các quy định khác của pháp luật, mà chưa thật sự có những đánh giá và xếp hạng xác đáng với từng NHTM. Việc đánh giá rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, thanh tra ngân hàng chưa mang tính chất cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn, chưa kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ thơng qua kết luận thanh tra.
Do đó để thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro ngân hàng, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung các quy chế và quy trình thanh tra, giám sát ngân hàng gồm cả việc đánh giá rủi ro và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM
Đổi mới cơ cấu tổ chức, bộ máy của Thanh tra NHNN.
Nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra ngân hàng.
Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về ngân hàng. Tiếp tục công tác ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, cũng như việc tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong thanh tra.
Xây dựng tiêu chí giám sát nhằm thực hiện giám sát tài chính ngân hàng có hiệu quả và thống nhất. Các tiêu chí giám sát phải thống nhất và đồng bộ phù hợp với thực tiễn, song không xa rời với các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam.
Tổ chức công tác thanh tra giám sát phải đảm bảo sự phối hợp giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa để phát huy tốt nhất ưu thế của mỗi công cụ giám sát, đồng thời giải quyết hài hòa quyền lợi của các bên tham gia.
Ngân hàng Nhà nước cần hồn thiện hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của các NHTM. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống CIC như sau:
Nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC thành một đơn vị kinh doanh độc lập có thu chi, có tư cách pháp nhân, chẳng hạn như cơng ty cổ phần và có các chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố.
Để có thể cung cấp thơng tin chính xác và nhanh chóng, đa dạng hóa lượng thơng tin, CIC cần có bộ phận chun mơn cập nhật và xử lý thông tin. Nhân viên trong bộ phận là những người có chun mơn cao, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực.
CIC phải chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp cho khách hàng, khi đó CIC mới thực sự trở thành đầu mối đáng tin cậy.