Giải pháp đối với hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 84 - 85)

1.3.2 .2Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

3.2 Giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình cấp tín dụng tạ

3.2.5 Giải pháp đối với hoạt động giám sát

Định kỳ BIDV cần đánh giá một số vấn đề trọng yếu như:

 Sự hữu hiệu và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng và quy trình thực hiện để có biện pháp khắc phục.

 Hiệu quả và mức độ chặt chẽ, độc lập của hệ thống phân công, phân nhiệm giữa các chức năng trong quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

 Tổng hợp rủi ro của từng hoạt động và rút ra kinh nghiệm quản lý cho tồn hệ thống.

 Đánh giá, kiểm tra lại trình độ nghiệp vụ, mức độ hiểu biết quy trình và cập nhật kiến thức của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng.

BIDV nên tăng cường cơ chế giám sát và kiểm tra thông qua của Ban Kiểm tra và giám sát và Ban kiểm toán. Để thực hiện được việc này trước hết cần phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của từng ban để tránh sự chồng chéo trong công việc. BIDV cũng cần tăng cường năng lực nhân sự của các ban kiểm tra và tuyển dụng thêm từ đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và năng lực từ các chi nhánh để phù hợp với sự phát triển quy mơ của tồn hệ thống. Đồng thời BIDV cần tích cực triển khai các cơng

cụ kiểm tốn và kiểm sốt hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ cho các cán bộ kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Đối với hoạt động kiểm toán độc lập, cần chú trọng lựa chọn các cơ quan kiểm tốn có uy tín để một mặt đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, mặt khác có thể khai thác kinh nghiệm của các cơng ty kiểm tốn trong việc kiểm tra, đánh giá các quy trình và thủ tục của ngân hàng.

Các cơ quan kiểm tra, giám sát ngân hàng gồm thanh tra ngân hàng, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ nên phối hợp với nhau, sử dụng kết quả của nhau để tránh lãng phí thời gian và nhân lực. Thanh tra ngân hàng, kiểm tốn độc lập có thể sử dụng kết quả kiểm toán của Ban kiểm toán nội bộ làm tư liệu tham khảo để đánh giá tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ban kiểm toán nội bộ có thể sử dụng kết quả thanh tra của Thanh tra ngân hàng hay thư quản lý của kiểm toán độc lập để xem xét các kiến nghị, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam theo hướng quản trị rủi ro (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)