2.2 Thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV
2.2.4.2 Đánh giá rủi ro
Ưu điểm:
- Ban lãnh đạo BIDV đã quan tâm và khuyến khích nhân viên về việc dự đốn, phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, phân tích và đánh giá định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. BIDV đã xây dựng được mơ hình quản lý rủi ro ở tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng.
- BIDV cũng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm cơ sở đo lường các rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để đánh giá tồn diện về khách hàng để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp.
- Bên cạnh đó, BIDV cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến định lượng rủi ro tại Ngân hàng: Quyết định số 5433/QĐ-QLRRTD3 quy định về hệ thống xếp hạng tidn dụng nội bộ đối với khách hàng, Quyết định số 9365/QĐ-BIDV quy định chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, Cơng văn số 5619/CV- QLTD4 quy định về việc chỉ đạo công tác đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo tiền vay…
Nhược điểm:
Chưa chú trọng đến các rủi ro tiềm ẩn: Mặc dù BIDV đã rất chú trọng đến hoạt
động phát hiện rủi ro tín dụng nhưng lại chủ yếu chú trọng đến các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, gây ra tổn thất cho ngân hàng mà chưa chú trọng đến các rủi ro tiềm ẩn.
Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng có một số hạn chế như:
Hiện nay khách hàng của BIDV có báo cáo tài chính 2 năm trở lên mới đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ. Nguồn dữ liệu từ báo cáo tài chính của khách hàng không trung thực đặc biệt các doanh nghiệp chưa được kiểm tốn làm cho q trình phân tích rủi ro đưa ra những kết quả khơng chính xác.
BIDV đã xây dựng được 35 ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhưng vẫn chưa bao quát hết được các ngành nghề kinh doanh của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Hệ thống chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng vẫn chưa phản ánh được những đặc thù cho từng ngành, khả năng phân tích ngành nghề cịn yếu kém.
Việc đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng giữa các doanh nghiệp nhỏ và lớn đang sử dụng chung tiêu chí nên sẽ khơng phản ánh đúng được bản chất xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp.
Một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất chủ quan của cán bộ trực tiếp quản lý mà trình độ, am hiểu tất các ngành nghề kinh doanh của khách hàng của cán bộ tín dụng cịn hạn chế. Cơ chế xếp hạng chủ yếu thực hiện thủ công bởi cán bộ tín dụng do đó vì lợi ích cá nhân, đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng có thể can thiệp làm cho kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng một số khách hàng khơng có độ chính xác cao.