Hoàn thiện các quy định xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 87)

3.3 Một số giải pháp hỗ trợ

3.3.2.3 Hoàn thiện các quy định xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân trong

trong hoạt động tín dụng

Hiện nay BIDV đang áp dụng các quy định về xử lý trách nhiệm và sai phạm gồm: quyết định số 005/QĐ-HĐQT ngày 05/01/2007 Ban hành Quy định về xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong hoạt động tín dụng, hiệu lực từ ngày 20/01/2007 và quyết định số 272 /QĐ-HĐQT ngày 13/4/2011 Ban hành Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp tại BIDV, hiệu lực từ ngày 28/4/2011.

Tuy nhiên, việc áp dụng quy định xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong hoạt động tín dụng vẫn cịn nhiều bất cập như

- Mục đích ban hành Quy định 005 nhằm xác lập một cơ chế nghiêm khắc, cụ thể về các dạng trách nhiệm nhằm xử phạt các đơn vị, tập thể, cá nhân cố ý vi phạm, không tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, chế độ nội bộ, các quy định pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng gây ra nợ xấu cho BIDV.

Thực tế thì Quy định 005 được ban hành từ 05/01/2007, cùng với việc chuyển đổi mơ hình theo TA2 (từ 01/10/2008 tại các Chi nhánh trong toàn hệ thống), các quy trình cấp tín dụng, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong quy trình tín dụng cơ bản đã thay đổi, trong khi các nội dung tại Quy định 005 chưa được cập nhật phù hợp với các quy định mới.

- Việc xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất đối với các tập thể, cá nhân để phát sinh nợ xấu chưa phát huy được tính giáo dục, răn đe nhằm góp phần ngăn ngừa các vi phạm của cán bộ, tập thể có trách nhiệm, thẩm quyền trong hoạt động tín dụng; Nhiều trường hợp việc xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất còn chờ quan điểm, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền trong q trình thanh tra, kiểm tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nên chậm xử lý, không phát huy được hiệu quả kịp thời của Quy định.

Chính từ những hạn chế và bất cập nêu trên, BIDV cần thiết phải sửa đổi và hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết việc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có sai phạm trong hoạt động tín dụng nhằm mục đích

- Xác lập một cơ chế nghiêm khắc để xem xét, xử lý một cách rõ ràng, minh bạch và công khai trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có sai phạm trong hoạt động tín dụng gây ra thiệt hại cho Ngân hàng (nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn);

- Thơng qua các hoạt động xử lý nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, góp phần phịng ngừa các vi phạm trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm, sai phạm cần phải mạnh mẽ hơn, có tính răn đe để triệt tiêu, giảm thiểu các trường hợp tái phạm, thực hiện kịp thời ngay sau khi phát hiện các hành vi vi phạm, sai phạm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm, sai phạm.

3.3.2.4. Sử dụng dịch vụ thuê ngồi để kiểm sốt việc định giá tài sản bảo đảm đối với các dự án đầu tư

Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng khơng cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm tốn tồn bộ việc thanh quyết tốn giá trị cơng trình và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ cơng trình.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại BIDV được trình bày ở Chương 2, trong Chương 3 này, tác giả đã đề cập đến các giải pháp hồn thiện hoạt động kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại BIDV tập trung vào:

- Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ theo yêu cầu của luật pháp và định hướng phát triển của BIDV

- Giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt, hoạt động đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, hệ thống thơng tin truyền thơng và giám sát.

- Một số giải pháp hỗ trợ đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng như cho BIDV.

KẾT LUẬN

Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như là “ huyết mạch” của nền kinh tế thì KSNB được ví như là “ thần kinh trung ương” của một NHTM. Nói như vậy để thấy được sự quan trọng của KSNB đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, BIDV nói riêng, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như hiện nay. KSNB là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, thủ tục được thiết lập nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro xảy ra tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên trong thực tiễn khơng có một hệ thống kiểm sốt nội bộ nào hồn hảo có thể ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một ngân hàng thương mại không thể thiếu vai trò của hệ thống KSNB. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả trong các NHTM nói chung và BIDV nói riêng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng – nghiệp vụ đem lại doanh thu cao nhất cho NHTM, nhưng cũng chứa đựng rủi ro cao nhất - nhằm đem lại sự phát triển an toàn, bền vững cho ngân hàng.

Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đó đề tài “ Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã nghiên cứu và giải quyết được những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa được những vấn đề chung về KSNB hoạt động tín dụng của NHTM

- Phân tích đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV hiện nay

- Đề xuất các giải pháp có tính thiết thực nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Danh mục tài liệu tiếng Việt:

1. Báo cáo thương niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

các năm 2009 – 2013.

2. Bảng cáo bạch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm

2013.

3. Các văn bản pháp lý nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

4. Đặng Trần Vân Anh, 2013. Hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Kiểm soát nội bộ - Nhà Quản trị cần biết

http://giamdocdieuhanh.org/kiem-tra-va-danh-gia/Kiem-soat-noi-bo--- Nha-Quan-tri-can-biet.html911

6. Kiểm sốt nội bộ - Phương tiện sống cịn của doanh nghiệp

http://dddn.com.vn/khoi-nghiep/kiem-soat-noi-bo-phuong-tien-song- con-cua-doanh-nghiep-20130731025350315.htm

7. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới

http://tapchitaichinh.vn/trao-doi-binh-luan/kinh-nghiem-quan-ly-rui-ro- tin-dung-tren-the-gioi/19013.tctc

8. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ ở NHTM

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=13695:nang-cao-hiu-qu-hot-ng-kim-soat-ni-bn-nhtm&catid=49:thu- vien&Itemid=102

9. Ngân hàng Nhà nước, 2011, Thơng tư số 44/2011/TT-NHNN về hệ thống

kiểm sốt nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

10. Nguyễn Võ Quế Linh, 2012. Kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Sổ tay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

13. Tài liệu đào tạo nội bộ về Chương trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2013.

14. Trần Thị Thùy Trang, 2012. Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với

nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

15. Trương Kim Nhật, 2013. Hoàn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng

tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Khoa Kế tốn – kiểm tốn, Bộ mơn Kiểm

toán, 2010. Kiểm soát nội bộ: Nhà xuất bản Phương Đông.

17. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Khoa Kế tốn – kiểm tốn, Bộ mơn Kiểm

toán, 2007. Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

18. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng

thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

19. Vietcombank, 2013, Báo cáo ban kiểm soát.

20. Vietinbank, 2013, Báo cáo ban kiểm soát.

Danh mục tài liệu tiếng Anh:

1. COSO, 1992. Internal control-Integrated framework

2. Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Framework for

1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ sẽ giúp hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính khơng thể thiếu được. Thơng qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là

những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của cơng chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài ngun đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Định nghĩa Ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Ngân hàng thương mại là tổ chức

kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Từ những định nghĩa trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh tốn. Ngồi ra, NHTM cịn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

2. Chức năng của ngân hàng thương mại a. Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trị là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trị là người đi vay, vừa đóng vai trị là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay... Cho vay luôn là hoạt

ngân hàng thương mại.

b. Chức năng trung gian thanh tốn

Ở đây NHTM đóng vai trị là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế khơng phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh tốn dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh tốn. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an tồn. Chức năng này vơ hình chung đã thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.

c. Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một u cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vơ hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế.

Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh tốn. Thơng qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân

lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

d. Chức năng khác: để tài trợ ngoại thương qua việc cung ứng các dịch vụ ngân

hàng quốc tế: Mua bán ngoại tệ, thanh tốn quốc tế. Ngồi ra còn cung ứng các dịch vụ khác như: ủy thác…

3. Rủi ro trong hoạt động của NHTM:

Do tính phức tạp và khối lượng giao dịch lơn. Cùng với tính dễ biến động của tiền tệ nên trong hoạt động của mình ngân hàng thường gặp nhiều rủi ro. Các loại rủi ro gắn liền với hoạt động ngân hàng bao gồm:

Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được

đầy đủ cả gốc và lãi khoản vay, hoặc việc thanh tốn nợ gốc và lãi khơng đúng hạn. Đây là rủi ro của sản phẩm dịch vụ quan trọng nhất trong ngân hàng , nó tồn tại trong tồn bộ phần tài sản chứ không chỉ vốn vay

Rủi ro về lãi suất: Rủi ro phát sinh trong trường hợp có sự thay đổi về lãi suất ảnh

hưởng đễn kết quả kinh doanh của ngân hàng – bị lỗ do tăng chi phí … ví dụ lãi suất thị trường thay đổi làm giảm giá trị tài sản.

Rủi ro ngoại hối: Phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá và xuất hiện trạng thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)