Hoạt dộng giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 68 - 71)

2.2 Thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV

2.2.4.5 Hoạt dộng giám sát

Ưu điểm:

- BIDV đã thành lập các Phòng thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ, tổng hợp giám sát và kiểm tra nội bộ thuộc Ban kiểm soát (trực thuộc Hội đồng quản trị) nhằm giúp Hội đồng quản trị và Ban điều hành quản lý toàn diện hơn việc chấp hành các chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo. Ban kiểm soát cũng đã thành lập các đại diện của mình tại khu vực miền Nam, khu vực miền Trung, khu vực miền Bắc để thuận tiện trong cơng tác theo dõi và nắm bắt tình hình kịp thời đề xuất với Ban lãnh đạo các biện pháp xử lý.

- Khâu chuẩn bị kiểm tra được thực hiện chi tiết từ việc xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, dự kiến các đơn vị được kiểm tra, xây dựng đề cương cho mỗi đợt kiểm tra và dự kiến nhân sự tham gia quá trình kiểm tra. Các đồn kiểm tra có sự phối hợp với các phịng kiểm tra nội bộ phụ trách địa bàn thu thập các thông tin cần thiết về đơn vị được kiểm tra, kết hợp với việc phân tích dữ liệu chiết xuất từ hệ thống quản lý dữ liệu của BIDV, phác thảo sơ bộ kế hoạch công việc sẽ triển khai tại đơn vị.

- Quá trình kiểm tra được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thực hiện kiểm tra theo đúng đề cương và yêu cầu của Ban lãnh đạo. Các đoàn kiểm tra đã kết luận được các vấn đề theo yêu cầu, những sai sót, vi phạm xảy ra và đề xuất giải pháp khắc phục xử lý.

- Sau khi kết thúc kiểm tra, bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện tổng hợp và theo dõi kết quả khắc phục của các đơn vị được kiểm tra, định kỳ tổ chức rà sốt, đơn đốc, nhắc nhở các đơn vị khắc phục.

- Công tác giám sát từ xa được quan tâm và được duy trì thực hiện thường xun. Kết quả cơng tác giám sát đã hỗ trợ rất tốt cho công tác kiểm tra trực tiếp trong thời gian qua.

Nhược điểm:

- Ban kiểm soát bao gồm các bộ phận thực hiện chức năng kiểm toán và kiểm tra nội bộ, chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hai chức năng này do đó khơng tránh khỏi sự chồng chéo trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Công tác kiểm tra nội bộ hiện nay cịn nặng về tính hình thức, chỉ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch chỉ định của Ban điều hành, kiểm tra khi sự việc đã xảy ra. Công tác kiểm tra nội bộ chưa thể hiện được tính độc lập, khách quan một cách triệt để, chưa thể hiện được tính cảnh báo những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong cơng tác kiểm tra nội bộ cịn mang tính cả nể do đó mà rủi ro tín dụng chưa được phản ánh một cách trung thực.

- Thời gian trình và phê duyệt cho mỗi đợt kiểm tra còn chậm. Quy định về kiểm tra nghiệp vụ đã được ban hành, tuy nhiên mỗi đợt kiểm tra đều mất nhiều thời gian cho việc xây dựng, góp ý đề cương kiểm tra và các mẫu biểu báo cáo kết quả kiểm tra.

- Trong quá trình kiểm tra, cán bộ kiểm tra thường chịu áp lực về thời gian, về u cầu cơng việc vì các đợt kiểm tra về tín dụng thường yêu cầu kiểm tra trên 70% dư nợ để có thể đánh giá được thực trạng hoạt động tín dụng tại đơn vị đó mà nhân sự cho bộ phận kiểm tra, kiểm tốn cịn hạn chế.

- Trình độ của cán bộ kiểm tra kiểm sốt khơng đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra cũng như việc đánh giá, nhận định các sai sót, vi phạm.

- Yêu cầu của công tác giám sát từ xa để phòng ngừa, phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra ln được đặt lên hàng đầu với mục tiêu là phải đạt 90% trở lên các vụ việc phát sinh rủi ro được bộ phậm kiểm tra kiểm sốt phát hiện. Tuy nhiên các cơng cụ hỗ trợ cho công tác giám sát chưa nhiều, chưa hồn chỉnh, việc phân tích dữ liệu phục vụ cơng tác giám sát cịn mang tính thủ cơng.

- BIDV mới chỉ chủ yếu thực hiện phương pháp kiểm tra truyền thống nên các cuộc kiểm tra, kiểm tốn về tín dụng chỉ phát hiện được những vi phạm về tính tn thủ, khơng phát hiện được các gian lận, rủi ro tiềm tàng trong các khoản vay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý thuyết của Chương 1, trong Chương 2 tác giả đã trình bày các nội dung về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV và thực trạng hoạt động kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại BIDV. Cụ thể:

- Giới thiệu sơ lược về BIDV

- Kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động tín dụng của BIDV từ năm 2009 đến 2013.

- Đánh giá thực trạng hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng BIDV về mơ hình tổ chức, về việc xây dựng và vận hành hệ thống kiểm sốt nội bộ thơng qua việc nghiêm cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động và thống kê, phân tích kết quả khảo sát về hoạt động tín dụng tại BIDV.

- Rút ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại hoạt động kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại BIDV.

- Những nhược điểm còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của chương 2 chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ của BIDV ở Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SỐT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)