3.3 Một số giải pháp hỗ trợ
3.3.2 Giải pháp đối với BIDV
3.3.2.1 Xây dựng mơi trường kiểm sốt văn hóa kiểm sốt trong ngân hàng
Như đã đề cập ở chương 1, mơi trường kiểm sốt phản ánh sắc thái chung của một tổ chức và có ảnh hưởng đến ý thức về kiểm sốt của các nhân viên. Nó là nền móng cho các yếu tố cịn lại của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Mơi trường kiểm sốt chịu ảnh hưởng của văn hóa và lịch sử của doanh nghiệp và ngược lại nó ảnh hưởng đến ý thức của nhân viên của tổ chức đó. Nếu đơn vị có hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu thì thường có nhân viên đủ năng lực, được huấn luyện quan điểm về tính trung thực và ý thức về việc kiểm soát. Quan điểm này do cấp quản lý cao nhất thiết lập thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách, thơng qua việc tun truyền, giáo dục đối với nhân viên.
Như vậy, ngồi văn hóa doanh nghiệp, Ban lãnh đạo BIDV cần thực hiện tuyên truyền phổ biến để cán bộ nhân viên ý thức được sự cần thiết phải tuân thủ các quy chế, quy trình, thực hiện sự kiểm tra và kiểm tra chéo, giữ gìn hình ảnh ngân hàng và coi các hoạt động này là tất yếu và thường xuyên.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cần phải được chuẩn bị cho các thách thức mới do mơi trường kinh doanh có nhiều biến động và ngày càng trở nên phức tạp, chính vì thế mà ban lãnh đạo BIDV cần quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại thông qua việc tuyên truyền, phổ biến các quy trình, quy định nội bộ và các văn bản quy phạm pháp luật mới được cập nhật để cán bộ nắm vững và tuân thủ thực hiện.
3.3.2.2 Về chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam, là định hướng cơ bản trong xác định những mục tiêu cần thực hiện trong hoạt động cấp tín dụng. Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ và kỹ càng. Chính sách tín dụng cũng là cơ sở để thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, chính sách quản lý của
Ngân hàng nhà nước và định hướng phát triển của BIDV gần đây, chính sách tín dụng cụ thể của BIDV nên tập trung vào các nội dung sau:
- Về chính sách khách hàng: thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch,
cơng khai và cơng bằng của BIDV trong mối quan hệ đối với các khách hàng. Chính sách khách hàng sẽ bao gồm: Chính sách về tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách về định giá. Trên cơ sở phương pháp lượng hóa đã được áp dụng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sử dụng kết quả xếp hạng làm căn cứ chính để áp dụng chính sách khách hàng bởi kết quả này đã tổng hợp các đánh giá (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính) và phân định mức độ rủi ro của khách hàng.
- Về định hướng đối tượng khách hàng:
* Chú trọng đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khối doanh nghiệp đang được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nước ngoài.
* Cho vay bán lẻ trên cơ sở tận dụng những điều kiện thuận lợi mới (chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Chính phủ, thanh tốn lương qua ngân hàng, sự phát triển các gói sản phẩm tín dụng đồng bộ như cho vay cán bộ nhân viên, thấu chi, cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ơ tơ…) trên cơ sở có lựa chọn và theo lộ trình. Trong quá trình phát triển các sản phẩm bán lẻ, đặc biệt các sản phẩm tín dụng, cần có sự cân nhắc giữa vấn đề lợi ích và khả năng quản lý bởi đây là phân khúc thị trường khá mới và khơng phải là thế mạnh của BIDV, do đó cần có sự thận trọng nhất định. Để đảm bảo khả năng kiểm soát và quản lý hiệu quả các khoản vay này, cần xây dựng giải pháp tổng thể về gói sản phẩm đồng bộ (trả lương qua tài khoản, cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác…), đảm bảo tính chủ động và giảm thiểu thời gian quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng. Hiện nay tỷ trọng dư nợ của nhóm tư nhân, cá thể chỉ chiếm 13% trong tổng dư nợ của BIDV và định hướng ngân hàng sẽ đưa tỷ trọng này lên 30% trong năm 2015.
* Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, là nhóm khách hàng mà BIDV đã thực hiện đầu tư tín dụng trong thời gian qua nhưng chưa tương xứng với mức độ phát triển của nhóm đối tượng này. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và việc gia nhập vào tổ chức WTO, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Thực tiễn đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp FDI của một số Chi nhánh trong hệ thống BIDV cho thấy đây là nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh, do đó phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng. Do đó đây là phân khúc thị
trường cần có sự quan tâm nghiên cứu, thu thập thơng tin, chuẩn bị chu đáo cho sự tăng tốc trong tương lai.
3.3.2.3 Hoàn thiện các quy định xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động tín dụng trong hoạt động tín dụng
Hiện nay BIDV đang áp dụng các quy định về xử lý trách nhiệm và sai phạm gồm: quyết định số 005/QĐ-HĐQT ngày 05/01/2007 Ban hành Quy định về xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong hoạt động tín dụng, hiệu lực từ ngày 20/01/2007 và quyết định số 272 /QĐ-HĐQT ngày 13/4/2011 Ban hành Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể trong hoạt động tác nghiệp tại BIDV, hiệu lực từ ngày 28/4/2011.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định xử lý trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân trong hoạt động tín dụng vẫn cịn nhiều bất cập như
- Mục đích ban hành Quy định 005 nhằm xác lập một cơ chế nghiêm khắc, cụ thể về các dạng trách nhiệm nhằm xử phạt các đơn vị, tập thể, cá nhân cố ý vi phạm, khơng tn thủ các quy trình nghiệp vụ, chế độ nội bộ, các quy định pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng gây ra nợ xấu cho BIDV.
Thực tế thì Quy định 005 được ban hành từ 05/01/2007, cùng với việc chuyển đổi mơ hình theo TA2 (từ 01/10/2008 tại các Chi nhánh trong toàn hệ thống), các quy trình cấp tín dụng, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong quy trình tín dụng cơ bản đã thay đổi, trong khi các nội dung tại Quy định 005 chưa được cập nhật phù hợp với các quy định mới.
- Việc xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất đối với các tập thể, cá nhân để phát sinh nợ xấu chưa phát huy được tính giáo dục, răn đe nhằm góp phần ngăn ngừa các vi phạm của cán bộ, tập thể có trách nhiệm, thẩm quyền trong hoạt động tín dụng; Nhiều trường hợp việc xử lý kỷ luật, trách nhiệm vật chất còn chờ quan điểm, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền trong q trình thanh tra, kiểm tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án hình sự, nên chậm xử lý, không phát huy được hiệu quả kịp thời của Quy định.
Chính từ những hạn chế và bất cập nêu trên, BIDV cần thiết phải sửa đổi và hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết việc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có sai phạm trong hoạt động tín dụng nhằm mục đích
- Xác lập một cơ chế nghiêm khắc để xem xét, xử lý một cách rõ ràng, minh bạch và công khai trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có sai phạm trong hoạt động tín dụng gây ra thiệt hại cho Ngân hàng (nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn);
- Thông qua các hoạt động xử lý nhằm giáo dục, răn đe, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, góp phần phịng ngừa các vi phạm trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
- Việc áp dụng các chế tài xử lý vi phạm, sai phạm cần phải mạnh mẽ hơn, có tính răn đe để triệt tiêu, giảm thiểu các trường hợp tái phạm, thực hiện kịp thời ngay sau khi phát hiện các hành vi vi phạm, sai phạm, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm, sai phạm.
3.3.2.4. Sử dụng dịch vụ thuê ngồi để kiểm sốt việc định giá tài sản bảo đảm đối với các dự án đầu tư
Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm tốn tồn bộ việc thanh quyết tốn giá trị cơng trình và định giá tài sản. Đồng thời thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng, giải ngân đối ứng theo tiến độ cơng trình.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại BIDV được trình bày ở Chương 2, trong Chương 3 này, tác giả đã đề cập đến các giải pháp hồn thiện hoạt động kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại BIDV tập trung vào:
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo yêu cầu của luật pháp và định hướng phát triển của BIDV
- Giải pháp hồn thiện mơi trường kiểm sốt, hoạt động đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, hệ thống thơng tin truyền thơng và giám sát.
- Một số giải pháp hỗ trợ đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng như cho BIDV.
KẾT LUẬN
Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như là “ huyết mạch” của nền kinh tế thì KSNB được ví như là “ thần kinh trung ương” của một NHTM. Nói như vậy để thấy được sự quan trọng của KSNB đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, BIDV nói riêng, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng như hiện nay. KSNB là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, thủ tục được thiết lập nhằm sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro xảy ra tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên trong thực tiễn khơng có một hệ thống kiểm soát nội bộ nào hồn hảo có thể ngăn ngừa mọi hậu quả xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức hay một ngân hàng thương mại không thể thiếu vai trò của hệ thống KSNB. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả trong các NHTM nói chung và BIDV nói riêng, đặc biệt là đối với nghiệp vụ tín dụng – nghiệp vụ đem lại doanh thu cao nhất cho NHTM, nhưng cũng chứa đựng rủi ro cao nhất - nhằm đem lại sự phát triển an toàn, bền vững cho ngân hàng.
Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đó đề tài “ Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” đã nghiên cứu và giải quyết được những nội dung cơ bản sau:
- Hệ thống hóa được những vấn đề chung về KSNB hoạt động tín dụng của NHTM
- Phân tích đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV hiện nay
- Đề xuất các giải pháp có tính thiết thực nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt nội hoạt động tín dụng trong thời gian tới.
Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Báo cáo thương niên của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
các năm 2009 – 2013.
2. Bảng cáo bạch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm
2013.
3. Các văn bản pháp lý nội bộ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
4. Đặng Trần Vân Anh, 2013. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Kiểm soát nội bộ - Nhà Quản trị cần biết
http://giamdocdieuhanh.org/kiem-tra-va-danh-gia/Kiem-soat-noi-bo--- Nha-Quan-tri-can-biet.html911
6. Kiểm sốt nội bộ - Phương tiện sống cịn của doanh nghiệp
http://dddn.com.vn/khoi-nghiep/kiem-soat-noi-bo-phuong-tien-song- con-cua-doanh-nghiep-20130731025350315.htm
7. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới
http://tapchitaichinh.vn/trao-doi-binh-luan/kinh-nghiem-quan-ly-rui-ro- tin-dung-tren-the-gioi/19013.tctc
8. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ ở NHTM
http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&i d=13695:nang-cao-hiu-qu-hot-ng-kim-soat-ni-bn-nhtm&catid=49:thu- vien&Itemid=102
9. Ngân hàng Nhà nước, 2011, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN về hệ thống
kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10. Nguyễn Võ Quế Linh, 2012. Kiểm sốt nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Sổ tay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
13. Tài liệu đào tạo nội bộ về Chương trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam năm 2013.
14. Trần Thị Thùy Trang, 2012. Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với
nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
15. Trương Kim Nhật, 2013. Hồn thiện kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng
tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Khoa Kế tốn – kiểm tốn, Bộ mơn Kiểm
toán, 2010. Kiểm soát nội bộ: Nhà xuất bản Phương Đông.
17. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, Khoa Kế tốn – kiểm tốn, Bộ mơn Kiểm
toán, 2007. Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
18. Trường Đại học kinh tế TP.HCM, 2012. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng
thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
19. Vietcombank, 2013, Báo cáo ban kiểm soát.
20. Vietinbank, 2013, Báo cáo ban kiểm soát.
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
1. COSO, 1992. Internal control-Integrated framework
2. Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Framework for
1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến q trình phát triển của nền kinh tế hàng hố, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ sẽ giúp hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính khơng thể thiếu được. Thơng qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông