Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sốt tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 79 - 81)

3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại BIDV

3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sốt tín dụng

Hồn thiện quy trình tín dụng

Hiện nay tại BIDV cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định tài sản vừa là người đề xuất tín dụng nên có thể xảy ra việc cán bộ ngân hàng thơng đồng với khách hàng vay thường có xu hướng nâng cao giá trị tài sản đảm bảo. Do đó, để hạn chế việc kiêm nhiệm giữa các chức năng cho vay và thẩm định thì BIDV có thể thành lập bộ phận thẩm định riêng phân bổ ở các tỉnh thành và hoạt động độc lập với chi nhánh như mơ hình ACB đang áp dụng.

Xây dựng tiêu chí xét khách hàng cần qua thẩm định rủi ro: Trên cơ sở bộ máy cấp tín dụng như trên và để đảm bảo tính khách quan, khả năng kiểm sốt cũng như tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân cần phải xây dựng tiêu chí đối với khách hàng bắt buộc qua thẩm định rủi ro, theo đó các đối tượng khách hàng sau thì bắt buộc phải qua bộ phận quản lý rủi ro trước khi được cấp tín dụng:

- Khách hàng có tổng giới hạn tín dụng lớn hơn mức quy định.

- Khách hàng chưa được xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của BIDV hoặc có thời gian quan hệ tín dụng tại BIDV dưới 1 năm.

- Các khoản cho vay đầu tư dự án hoặc bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác.

Thực hiện đầy đủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản trị tín dụng để đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả kịp thời.

Kiểm sốt thực hiện thẩm định và phân tích tín dụng

Xây dựng bộ các tiêu chí thẩm định bắt buộc thống nhất phải thực hiện về định lượng và định tính: xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích mơi trường vĩ mơ, vi

mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm sốt, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.

Kiểm soát thực hiện giám sát giải ngân và sau khi cho vay

- Để đảm bảo giải ngân đúng nguyên tắc vay vốn cần thực hiện đối chiếu giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức thanh tốn chuyển khoản để có thể kiểm sốt việc sử dụng vốn vay của khách hàng…

- Theo dõi việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo đúng quy định và phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Định kỳ tiến hành phân loại nợ đối với khách hàng, trường hợp khách hàng có phát sinh nợ xấu phải kiểm tra hàng tháng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

- Thực hiện kiểm tra thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

- Quy định về nội dung cần giám sát sau giải ngân như: khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ hay không, sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật …, để cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng, nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế kiểm tra với từng loại vay. Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp ngân hàng kịp thời thu nợ đúng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam BIDV (Trang 79 - 81)