2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV
2.2.1 Thực trạng về năng lực tài chính
Về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Bảng 2.1 : Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu tài chính 2010 2011 2012 2013
Tổng tài sản 366.268 405.755 484.785 548.386 Vốn chủ sở hữu 20.930 24.305 25.647 32.039
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV các năm từ 2010-2013)
Từ năm 2010-2013 tổng tài sản của BIDV tăng liên tục. Năm 2013 đạt 548.386 tỷ đồng, tăng 13,12 % so với năm 2013 và gấp 1,5 lần so với năm 2010. Song song với việc tổng tài sản liên tục tăng thì nguồn vốn chủ sở hữu của BIDV cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn từ năm 2010-2013. Đặc biệt trong năm 2013 thì BIDV đã tiến hành tăng vốn từ 25.647 tỷ đồng lên đến 32.039 tỷ đồng ( tăng gần 25%). Việc tổng tài sản và nguồn vốn chủ sỡ hữu liên tục tăng trưởng mạnh, năm sau luôn cao hơn năm trước trong giai đoạn vừa qua cho thấy hoạt động kinh doanh của BIDV ngày càng phát triển và không ngừng mở rộng, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong thời kì hội nhập. Khi
so sánh chỉ tiêu tổng tài sản và nguồn vốn chủ sỡ hữu với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì tổng tài sản và nguồn vốn chủ sỡ hữu của BIDV cũng ở vị trí hàng đầu trên thị trường Ngân hàng trong nước cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng vào năm 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
BIDV VCB CTG STB ACB EIB MBB
Tổng tài
sản 548.386 468.994 576.368 161.378 166.598 169.835 180.432 Vốn chủ
sở hữu 32.040 42.666 54.075 17.064 12.504 14.680 12.865
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013 các Ngân hàng )
Trong số các Ngân hàng TMCP được xem xét thì tổng tài sản của BIDV đứng thứ 2 sau Vietinbank, vốn chủ sỡ hữu của BIDV đứng thứ 3 sau Vietinbank và Vietcombank- đây là 2 Ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước được Cổ phần hóa trước BIDV một thời gian, đã có sự tham gia của các đối tác nước ngoài nên hoạt động hiệu quả và không ngừng tăng trưởng trong thời gian qua. So với các Ngân hàng TMCP khơng có vốn Nhà nước chi phối thì tổng tài sản BIDV cao hơn nhiều lần. Tuy nhiên các Ngân hàng này mới được thành lập sau này và hoạt động trong thời gian ngắn hơn nhiều so với BIDV vì vậy đây cũng là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng của BIDV trong thời gian tới. Trong thời gian tới BIDV cần tiếp tục nỗ lực hoạt động, tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư nước ngồi chiến lược để nâng cao tổng tài sản và vốn chủ sở hữu qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.
Về Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA, Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE
Bảng 2.3 : ROA và ROE của BIDV giai đoạn 2010-2013
Các chỉ tiêu tài chính 2010 2011 2012 2013
ROE 17,97% 13,17% 12,94% 13,80%
ROA 1,14% 0,83% 0,75% 0,78%
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV các năm từ 2010-2013 )
Năm 2010 chỉ số ROA đạt 1,14% và ROE đạt 17,97% ở mức khá cao. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2010-2013 thì cả hai chỉ số này có xu hướng giảm khá mạnh. ROA năm 2013 chỉ đạt 0,78% và ROE chỉ đạt 12,80%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất động sản đóng băng dẫn tới dẫn tới việc các doanh nghiệp vay vốn suy giảm khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng ngày càng giảm xuống đồng nghĩa với việc BIDV phải trích dự trích dự phịng rủi ro đối với các khoản vay này dẫn tới việc suy giảm lợi nhuận. Việc trích dự phịng rủi ro tăng cao làm lành mạnh hóa năng lực tài chính là tiền đề để tạo những bước tiến vững chắc của BIDV bước vào giai đoạn mới - giai đoạn sau IPO. Bước sang năm 2013 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, hoạt động của BIDV cũng có nhiều khởi sắc, lợi nhuận sau thuế của BIDV năm 2013 đạt 4051 tỷ đồng, tăng khoảng 23,5% so với năm 2012. Chỉ tiêu ROA đã tăng từ 0,75% lên 0,78% ; chỉ số ROE cũng tăng từ 12,94% lên 13,80% . Việc chỉ tiêu ROA và ROE tăng là một tín hiệu tốt cho thấy hoạt động của BIDV năm 2013 đang có những bước tiến khá tốt và tạo tiền đề cho những năm tới.
Chỉ số ROA và ROE của BIDV so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường của BIDV vẫn ở mức trung bình so với các Ngân hàng khác cụ thể như sau:
Bảng 2.4: Chỉ số ROA-ROE của một số ngân hàng vào năm 2013
Chỉ tiêu tài chính HỆ THỐNG BIDV VCB CTG STB ACB EIB MBB ROA 0,49 0,78 0,99 1,4 1,42 0,44 0,4 1,28 ROE 5,18 13,8 10,38 13,7 14,77 5,98 4,3 16,31
ROA và ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng tài sản hay một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROA và ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông.
So với các Ngân hàng TMCP có vốn nhà nước chi phối nhà nước và tồn hệ thống thì ROE của BIDV đạt mức cao, 13,8% năm 2013 cao hơn so với Vietcombank và Vietinbank lần lượt là 10,38% và 13,7%. Tuy nhiên chỉ số ROA của BIDV thấp hơn nhiều so với 2 ngân hàng này khi chỉ đạt 0,78% trong khi Vietinbank đạt con số ấn tượng là 1,4%.
So với các Ngân hàng TMCP khơng có vốn nhà nước thì chỉ tiêu ROA và ROE của BIDV cũng đạt mức trung bình. Các chỉ số này của BIDV cao hơn so với 2 Ngân hàng là ACB và Eximbank, tuy nhiên lại thấp hơn so với Ngân hàng Quân đội và Sacombank. Trong số các Ngân hàng được xem xét thì chỉ số ROA, ROE của Ngân hàng Quân đội ở mức tốt, đây là Ngân hàng có tình hình hoạt động ổn định và liên tục phát triển trong thời gian qua và dự kiến sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của BIDV trong thời gian tới.