Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 69)

3.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong dịch vụ ngân hàng

3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính

Đối với các ngân hàng trong nước thì năng lực tài chính của BIDV đang được xếp ở top đầu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu có thể vươn ra xa cạnh tranh với Ngân hàng ở các nước trong khu vực và trên thế giới thì BIDV cần phải tăng cường năng lực tài chính. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính được xem xét trên các mặt:

Tăng vốn chủ sở hữu:

Thứ nhất, tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng khơng phải phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này q thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm lợi tức của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng.

Thứ hai, tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực địn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu.

Thứ ba, tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, cịn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ tư, tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu khơng có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho

giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm sốt ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thơng qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.

Thứ năm, tăng vốn điều lệ thông qua việc gọi vốn từ các cổ đơng nước ngồi, đặc biệt là các cổ đông là những ngân hàng có uy tín lớn trên thế giới là một giải pháp được coi là có nhiều ưu điểm. Hiện tại BIDV đang trong giai đoạn tìm đối tác chiến lược nước ngồi vì vậy trong số các giải pháp thì giải pháp này là có tính khả thi và theo dự tính là sẽ có kết quả cao nhất.

Về khả năng sinh lời.

Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả KD của NH. Khả năng sinh lời được thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA. Để cải thiện các chỉ số này BIDV phải:

- Tăng vốn tự có. Do theo ngun tắc địn bẩy tài chính, vốn tự có nhỏ đương nhiên sẽ làm giảm khả năng tăng lợi nhuận;

- Quản trị tốt chất lượng tài sản Có. BIDV cần có các biện pháp làm giảm tỷ lệ tài sản Có khơng sinh lời/ tổng tài sản Có, tỷ lệ này quá cao nên làm giảm thu nhập của Ngân hàng;

- Tăng cường mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến. Do tỷ lệ giao dịch tự động thấp sẽ dẫn đến năng suất lao động kém;

Về khả năng chống đỡ rủi ro

Có thể nói các NHTM Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức đến cơng tác phịng ngừa và hạn chế rủi ro. Hay nói một cách khách quan thì các NHTM đều đã

quan tâm đến điều này nhằm phòng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Nhưng việc phịng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng lại là cơng việc rất phức tạp, địi hỏi trình độ kinh tế tổng hợp cao và sự chuyên tâm ở các cán bộ chun mơn. Vì vậy, để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro, BIDV cần có đội ngũ cán bộ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu này; việc nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm nước ngoài phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, tránh máy móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)