2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV
2.3.2.6 Một số hạn chế từ các yếu tố bên ngoài
Cơ sở pháp lý đối với NHĐT tuy đã có, nhưng nhiều nội dung chưa có hướng dẫn chi tiết và còn hạn chế đối với một số giao dịch nên một số khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT nhưng vẫn đến BIDV để thực hiện một số giao dịch khác.
Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là mạng thông tin di động, rất thường hay xảy ra tình trạng mất sóng hoặc q tải. Điểm yếu này sẽ gây ra khơng ít khó khăn cho việc phát triển Ngân hàng điện tử tại Việt Nam nói chung và tại BIDV nói riêng. Có thể kể đến các ví dụ như khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn qua Mobile-banking mà tin nhắn khơng gởi đi được từ khách hàng đến Ngân hàng hoặc từ Ngân hàng phản hồi lại khách hàng thì giao dịch sẽ khó có thể diễn ra thành cơng.
Việc ngày càng có nhiều tội phạm mạng ngày đêm dịm ngó tới “ví điện tử” của khách hàng cũng đang là một trở ngại khiến Ngân hàng điện tử chậm phát triển. Tình trạng lừa đảo, trộm tiền thơng qua mạng Internet ngày càng phát triển. Điểm đặc thù của loại tội phạm này là chúng có thể ngồi ở bất kỳ đâu tấn công với thời gian thực hiện ngắn và ít để lại dấu vết. Vì vậy, điều này đã gây khơng ít âu lo cho khách hàng sử
dụng các dịch vụ Ngân hàng điện tử. Đây cũng là một trong những lý do vì sao khách hàng ngại sử dụng dịch vụ Ngân hang điện tử.
Mặt bằng dân trí tại Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng nông thôn và thành thị nên hiện nay Ngân hàng điện tử chỉ phát triển mạnh ở các tỉnh thành phố lớn và các khu vực kinh tế trọng điểm, còn hạn chế ở các khu vực cịn lại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa vào tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử đã được xác định ở chương 1, chương 2 của đề tài đã phân tích rõ thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV, đồng thời phân tích được những thành tựu cũng như các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế hiện tại của BIDV. Trên cơ sở phân tích thực trạng, thành tựu, hạn chế của BIDV hiện nay sẽ là tiền đề, cơ sở để đưa ra được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát tiển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NHĐT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) 3.1 Định hướng phát triển chung của BIDV:
Tầm nhìn đến 2020 của BIDV là phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:
- Hồn thiện mơ hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu tiên như sau:
(1) Xây dựng và hồn thiện mơ hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đồn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;
(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;
(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;
(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; (10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.