Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 67)

BIDV luôn đồng hành chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại tốt nhất cho khách hàng, cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho cổ đông. Việc cung cấp các sản phẩm qua kênh IBMB được xem là một giải pháp công nghệ hiện đại nhằm giảm áp lực khách hàng tại quầy, giảm chi phí quản lý và rủi ro đối với hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ tại quầy, đồng thời đem lại nguồn thu lớn từ phí dịch vụ thơng qua kênh IBMB. Do đó, việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử được xem là nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển của BIDV.

BIDV coi các sản phẩm triển khai trên hệ thống IBMB là các sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực dịch vụ nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường tiện ích để duy trì, phát triển khách hàng.

Để phát triển dịch vụ NHĐT, Hội đồng Quản trị BIDV đã đặt ra một số mục tiêu đến năm 2020 như sau:

Về thị phần: Có thị phần hàng đầu Việt Nam.

tích, giàu tính cơng nghệ, đa dạng phù hợp với từng phân đoạn khách hàng mục tiêu. Là ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ và sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam.

Chất lượng phục vụ khách hàng: là một trong các ngân hàng dẫn đầu thị trường về sự hài lòng của khách hàng – được đo lường bởi một tổ chức độc lập, có uy tín.

Tỷ lệ thu phí dịch vụ NHĐT: chiếm 10% tổng thu phí dịch vụ ròng.

Nền khách hàng: chiếm khoảng 8% dân số Việt Nam (khoảng 7.3 triệu khách hàng) vào năm 2015 và chiếm 18% dân số Việt Nam (khoảng 16 triệu khách hàng) vào năm 2020.

Định hướng khách hàng mục tiêu: Là các khách hàng có hiểu biết nhất định về Internet và sử dụng máy tính, điện thoại truy cập internet. Với việc xác định khách hàng mục tiêu là khách hàng đang sử dụng các dịch vụ hiện có của BIDV và đã sử dụng các dịch vụ có mối quan hệ gần với hệ thống IBMB hoặc có điều kiện để BIDV bán các sản phẩm IBMB như: dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản, dịch vụ IBMB, dịch vụ BSMS, dịch vụ Direct Banking. Theo đó, khách hàng mục tiêu là:

Khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tại BIDV và cá nhân được trả lương qua tài khoản BIDV: BIDV hiện có trên 1.000.000 tài khoản đang được khách hàng doanh nghiệp sử dụng thanh tốn lương thường xun. Bên cạnh đó, các khách hàng này đã có thói quen sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản: chuyển khoản, rút tiền…

Khách hàng đang sử dụng dịch vụ BSMS: 1.670.000 khách hàng. Đây là khách hàng mục tiêu để phát triển BIDV Mobile.

Khách hàng đang sử dpụng dịch vụ Direct Banking: BIDV đã phát triển được 99.871 khách hàng, chủ yếu là cá nhân đã có thói quen sử dụng máy tính với các giao dịch chủ yếu tra cứu, vấn tin tài khoản. Đây là khách hàng mục tiêu phát triển BIDV Online.

Khách hàng tiềm năng khác: các khách hàng đang sử dụng dịch vụ tiền gửi, tín dụng, thẻ các loại tại BIDV…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)