Kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ càphê nội địa của ngành càphê Brazil

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 35 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ càphê nội địa thông qua nâng cao hiệu quả kinh

1.3.1. Kinh nghiệm đẩy mạnh tiêu thụ càphê nội địa của ngành càphê Brazil

Không chỉ là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Brazil còn là nƣớc có lƣợng tiêu thụ cà phê nội địa lớn nhất trong số các nƣớc xuất khẩu cà phê và đứng thứ hai thế giới sau Mỹ (World coffee trade 1963 – 2013, ICO). Sản lƣợng cà phê trung bình trong giai đoạn từ 1990/91 đến 2011/12 là 35,7 triệu bao và đạt 50,8 triệu bao mùa vụ 2012/13. Năm 2012, khối lƣợng cà phê tiêu thụ nội địa của Brazil đạt 20,2 triệu bao. Năm 2013 trung bình mỗi ngƣời dân Brazil tiêu thụ khoảng 6,09 kg/năm, dự kiến lƣợng cà phê tiêu thụ nội địa sẽ ổn định ở mức 20,1 triệu bao trong mùa vụ 2014/15 (Michael Fay, Sergio Barros, 2014).

Trƣớc đây, do sản xuất dựa trên số lƣợng nên cà phê của Brazil cũng bị đánh giá thấp về chất lƣợng. Hoạt động của ngành kém hiệu quả, năng lực quản lý kém, các doanh nghiệp trong nƣớc cạnh tranh dựa trên giá thấp và cà phê bị ngƣời tiêu dùng cho rằng không tốt cho sức khỏe. Đến năm 1997, thị trƣờng tiêu thụ cà phê nội địa của Brazil có những biến chuyển rất khả quan, nhận thức của ngƣời dân về chất lƣợng và lợi ích của cà phê đối với sức khỏe cũng nhƣ lƣợng tiêu thụ cà phê tăng lên đáng kể (Trần Thị Quỳnh Chi, 2004).

Không phải ngẫu nhiên mà Brazil trở thành quốc gia tiêu thụ cà phê lớn thứ hai thế giới. Để đạt đƣợc điều này, một “Chƣơng trình kích cầu nội địa” đã đƣợc thực hiện bởi Hiệp hội cà phê Brazil (ABIC) nhằm mục tiêu khuyến khích ngƣời tiêu dùng trong nƣớc gia tăng sử dụng cà phê và các đối tƣợng trong ngành hàng tham gia khôi phục lại hình ảnh sản phẩm.

“Chƣơng trình kích cầu nội địa” đƣợc tiến hành dựa trên các nguyên tắc: công khai, tin cậy, tham gia tự nguyện, tự huy động vốn và phổ biến kết quả. Mọi hoạt động trong chƣơng trình đều đƣợc thực hiện, giám sát chặt chẽ và công khai bởi ABIC cùng với sự tham gia của Hội đồng chính sách, đảm bảo cơ chế thƣởng phạt đối với những đơn vị vi phạm tiêu chuẩn.

Chƣơng trình bao gồm các chiến lƣợc hƣớng tới ngƣời tiêu dùng với thƣơng hiệu “Purity Seal” (Cà phê tinh khiết) và “văn hóa tiêu thụ cà phê”. Hƣớng tới doanh nghiệp chế biến với “Nguyên tắc kiểm tra chất lƣợng cà phê rang xay tinh khiết” và chƣơng trình thử cà phê. Một trong những thành cơng đầu tiên có thể kể đến của chƣơng trình này là ý tƣởng đóng dấu “Selo ABIC” trên bao bì đóng gói cà phê để chứng thực rằng sản phẩm đã đƣợc phê duyệt tiêu chuẩn chất lƣợng của ABIC.

Để thực hiện chiến lƣợc trên ngành cà phê của Brazil luôn hoạt động nhịp nhàng dƣới sự phối hợp của 4 nhóm tổ chức chính là: Tổ chức của các nhà sản xuất, Tổ chức của các nhà rang xay, Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và Tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ này tham gia vào quá trình thảo luận, và thực hiện chính sách cho ngành cà phê. Ngoài ra, cịn có các tổ chức hỗ trợ khác trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp hay tổ chức nghiên cứu thị trƣờng ngành hàng. Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC), trực thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil. Nhằm đƣa ra các định hƣớng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thƣơng mại trong nƣớc, nâng cao chất lƣợng cà phê, bảo vệ mơi trƣờng…

Ngồi ra, để có đƣợc nguồn cung ứng cà phê sạch bền vững, Brazil có một hệ thống hợp tác xã cà phê hoạt động rất hiệu quả, sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lƣợng cà phê của cả nƣớc. Hợp tác xác có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp và có khoảng 60 chun gia nơng nghiệp, mỗi ngƣời chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ, hƣớng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết cho khoảng 200-250 hộ (saga.vn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)