Nhóm giải pháp đối với ngành càphê hƣớng vào thị trƣờng tiêu thụ TP.Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 103 - 106)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ càphê sạch trên thị trƣờng TP.Hồ Chí Minh

3.3.3. Nhóm giải pháp đối với ngành càphê hƣớng vào thị trƣờng tiêu thụ TP.Hồ Chí

Hồ Chí Minh

Hồn thiện chuỗi cung ứng cà phê sạch bền vững

Phát triển bền vững vùng nguyên liệu cà phê sạch cần phải thực hiện các giải pháp liên hoàn với sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Trong đó, vai trị trung tâm là các đơn vị kinh doanh (nhà chế biến, rang xay) và ngƣời sản xuất (ngƣời nông dân trồng cà phê trong các khâu canh tác – thu hoạch – chế biến), cùng với cơ chế chính sách định mức hóa việc khai thác tài nguyên tự nhiên và quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trƣờng của nhà nƣớc kết hợp với công nghệ nông nghiệp tiến bộ của các nhà khoa học. Mơ hình chuỗi cung ứng đƣợc đề xuất theo sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3. 1: Mơ hình chuỗi cung ứng cà phê sạch tại thị trƣờng TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả.

Bốn thành phần trong chuỗi cung ứng là ngƣời sản xuất, đơn vị kinh doanh, nhà khoa học và chính quyền địa phƣơng cần chủ động gắn kết chặt chẽ theo phƣơng châm: đơn vị kinh doanh đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cà phê theo nhu cầu của mình,

Nhà khoa học

(Kỹ sƣ khuyến nông, chuyên gia kiểm định chất lƣợng, chuyên gia sức khỏe…)

Chính phủ - thể chế quản lý, hỗ trợ hoạt động

(Bộ Nông nghiệp, Hiệp hội ngành Cà phê, Ban điều phối, Tổ chức ngành hàng, Tổ chức ngƣời tiêu dùng…) Ngƣời sản xuất (Hợp tác xã) Nhà rang xay Đại lý phân phối Quán cà phê Ngƣời tiêu dùng

kết hợp với nhà khoa học hỗ trợ, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời nông dân, ngƣời nông dân năng động tiếp thu và cam kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn bền vững để từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cà phê sạch ngay từ nơi xuất xứ, Nhà nƣớc đƣa ra chính sách “địn bẩy”, quy hoạch vùng nguyên liệu. Trong mơ hình hoạt động tƣơng lai của chuỗi cung ứng cà phê sạch, cần hạn chế tối đa sự tham gia của các đơn vị trung gian để nhà rang xay có thể quản lý đƣợc nguồn nguyên liệu tập trung, giảm tình trạng giá trị thực của cà phê bị đội lên do qua quá nhiều khâu trung gian.

Chuẩn hóa và kiểm sốt chất lƣợng cà phê tiêu thụ nội địa Đối với chất lƣợng cà phê sau thu hoạch:

- Doanh nghiệp, nhà rang xay ký hợp đồng ràng buộc, yêu cầu ngƣời nông dân chỉ thu hoạch đại trà khi vƣờn cây có tỷ lệ quả chín đạt từ 90% trở lên, nếu không phải thực hiện thu hái có chọn lọc và có kỹ thuật phân loại.

- Thực hiện kỹ thuật thu hái đúng quy trình và tiêu chuẩn của các bộ chỉ tiêu sản xuất cà phê sạch bền vững.

- Cơ quan quản lý chỉ đạo các điểm thu mua không chấp nhận cà phê xanh non từ ngƣời nông dân.

Đối với cà phê nhân:

- Áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 cho toàn bộ sản phẩm cà phê nhân.

- Dựa trên nguyên tắc chất lƣợng cao thì trả giá cao, chất lƣợng thấp thì trả giá thấp để khuyến khích đƣợc ngƣời nơng dân sản xuất có cà phê chất lƣợng cao.

- Cà phê nhân sống khi thu mua phải theo tiêu chuẩn đã đƣợc quy định: độ ẩm, khuyết tật (đen, nâu, sâu, vỡ, đá, cành, mảnh vỏ, hạt bạc bụng…), duy trì độ ẩm cà phê bảo quản dƣới 13% để hạn chế nấm mốc và giảm quá trình hình thành độc tố ochratoxin.

- Việc thu mua cà phê nhân sống cần qua khâu thử nếm cà phê tách để đánh giá chuẩn xác đƣợc chất lƣợng của lô hàng cà phê nhân (thơm, đậm đà, dịu, gắt, mùi đất, khét, mùi cỏ…).

Đối với cà phê thành phẩm:

- Ngăn chặn và nghiêm cấm việc sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quy định tỷ lệ cà phê thực tối thiếu cần phải có trong một sản phẩm cà phê, quy định rõ ràng những chất nào đƣợc phép cho vào sản phẩm, khơng để xảy ra tình trạng các loại bắp rang, đậu nành rang cháy và hƣơng liệu cà phê không rõ xuất xứ đƣợc pha trộn và gắn nhãn sản phẩm cà phê.

Chất lƣợng sản phẩm đƣợc kiểm soát bởi sự phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các nhà rang xay, hiệp hội ngƣời tiêu dùng và cơ quan báo chí:

- Thành lập tổ chức kiểm soát chất lƣợng cà phê tiêu thụ trong nƣớc do Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng xây phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dƣới sự giám sát của tổ chức những ngƣời bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng, các cơ quan báo chí.

- Thực hiện đánh giá tất cả các sản phẩm cà phê (cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê nƣớc…) và đƣa ra bộ tiêu chuẩn chất lƣợng của cà phê sạch làm điều bắt buộc đối với các đơn vị chế biến, kinh doanh cà phê.

- Thực hiện việc cấp chứng nhận, cho phép các nhà rang xay thực hiện tốt tiêu chuẩn đƣợc gắn chứng nhận “cà phê sạch” lên bao bì, nhãn mác sản phẩm.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm lƣu thông trên thị trƣờng, xử lý các nhà rang xay không thực hiện đúng cam kết về tiêu chuẩn cà phê sạch đã đƣợc gắn chứng nhận. Công bố công khai danh sách các doanh nghiệp đƣợc chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

- Hoạt động dựa vào một phần vốn Nhà nƣớc cấp, hội viên đóng góp và tiền phạt thu đƣợc. Đƣa hoạt động kinh doanh cà phê sạch đi vào nề nếp, đảm bảo cam kết chất lƣợng với niềm tin của ngƣời tiêu và gia tăng sử dụng sản phẩm.

Hƣớng đến thành lập “Cộng đồng cà phê sạch Việt Nam”

- Bao gồm: các nhà rang xay, ngƣời sản xuất, nhà kinh doanh, nhà cung cấp các dịch vụ phụ trợ, công nghiệp pha chế… tham gia và đóng góp tự nguyện.

- Có quy chế và nguyên tắc hoạt động rõ ràng, có ban quản trị và điều hành hoạt động của cộng đồng một cách khoa học.

- Liên kết với tổ chức kiểm soát chất lƣợng cà phê để xây dựng bộ tiêu chuẩn công khai, minh bạch nhằm đánh giá chất lƣợng cà phê sạch và đánh giá năng lực của các thành viên mới tham gia. Thành viên đạt đƣợc các tiêu chuẩn sẽ đƣợc in nhãn “cà phê sạch” lên bao bì sản phẩm và đóng dấu xác nhận là thành viên của Cộng đồng cà phê sạch Việt Nam.

- Thực hiện hỗ trợ hƣớng nghiệp: xây dựng vùng nguyên liệu sạch, đào tạo rang xay, đào tạo pha chế, mơ hình kinh doanh qn cà phê cho những ngƣời có ý chí khởi nghiệp với cà phê sạch.

- Khi “Cộng đồng cà phê sạch Việt Nam” lớn mạnh, ngƣời tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện đƣợc đâu là sản phẩm uy tín, chất lƣợng. Tạo ra sự thanh lọc cho hiện trạng thiếu kiểm soát về tiêu thụ cà phê trên thị trƣờng TP. Hồ Chí Minh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)