6. Cấu trúc của luận văn
3.4. Đánh giá tính cấp thiết của các giải pháp đƣa ra
Trong các nhóm giải pháp đã đƣa ra ở trên cần có sự thực hiện từng bƣớc và đồng bộ các giải pháp, trong đó có thể thấy những giải pháp cần thực hiện trƣớc hết và những giải pháp cần có chiến lƣợc lâu dài, chẳng hạn:
Trong ngắn hạn, cần:
- Tác động thay đổi tập quán của ngƣời sản xuất.
- Kiểm soát chất lƣợng cà phê nguyên liệu, cà phê thành phẩm.
- Tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, các chƣơng trình marketing. nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng.
- Tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại.
Trong dài hạn, cần:
- Hoàn thiện chuỗi cung ứng cà phê sạch.
- Phát triển mơ hình sản xuất quy mô lớn.
- Thành lập tổ chức liên kết các nhà rang xay, ngƣời sản xuất.
- Xây dựng thƣơng hiệu cà phê sạch.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng cho cà phê sạch Việt Nam.
- Thay đổi thói quen của ngƣời tiêu dùng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Nhƣ vây, để đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch tại thị trƣờng TP. Hồ Chí Minh cần có chiến lƣợc hoạt động cụ thể với sự tham gia của tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng. Trong đó, đơn vị kinh doanh (nhà rang xay) cần đóng vai trị trung tâm để tạo ra mối liên kết bền vững và cân đối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Trên cơ sở thiết lập các tổ chức ngành cà phê đại diện cho các nhà rang xay, đại diện ngƣời sản xuất, cơ quan kiểm soát chất lƣợng cà phê… sẽ tạo ra sức mạnh cộng lực hƣớng tới xây dựng Cộng đồng cà phê sạch Việt Nam. Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ mắt xích đầu tiên cho tới tác nhân cuối cùng để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho chuỗi cung ứng cà phê sạch.
Trong đó, hƣớng ngƣời trồng cà phê tham gia các mơ hình sản xuất cà phê hợp tác xã quy mô lớn theo các chứng nhận sản xuất cà phê sạch bền vững. Ngƣời kinh doanh quan tâm tới việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với các thành viên trong chuỗi, hoạt động có chiến lƣợc và tầm nhìn dài hạn. Hƣớng ngƣời tiêu dùng tới những nhận thức tích cực và sự thấu cảm sâu sắc với giá trị của cà phê Việt Nam. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả tiêu thụ cà phê sạch tại thị trƣờng TP. Hồ Chí Minh và nâng cao vị thế của cà phê trong ngành hàng tiêu dùng bán lẻ nội địa, cũng nhƣ gia tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.
Dựa trên mơ hình kinh doanh cà phê sạch là quán cà phê với chủ sở hữu là các nhà rang xay nhằm trực tiếp tiêu thụ sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng, các đơn vị kinh doanh cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện năng lực quản lý, tăng cƣờng nguồn lực tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trƣờng, xác định đối tƣợng khách hàng, đƣa ra các chƣơng trình marketing sáng tạo để hình thành kết nối nhân bản và làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Và quan trọng nhất là phải xây dựng và định vị đƣợc hình ảnh thƣơng hiệu cà phê sạch trong tâm trí khách hàng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ