Tính bền vững của chuỗi cung ứng càphê sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 28 - 32)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở đánh giá tình hình tiêu thụ càphê sạch theo hƣớng phát triển bền vững

1.2.3. Tính bền vững của chuỗi cung ứng càphê sạch

Trƣớc khi xem xét tính bền vững của chuỗi cung ứng cà phê sạch, ta cần xem xét một số lý luận về phát triển bền vững và chuỗi cung ứng cà phê bền vững nhƣ sau:

Khái quát về phát triển bền vững:

Khái niệm phổ quát về phát triển bền vững do Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới – WCED đƣa ra trong báo cáo Brundrland (1987) thể hiện: Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con ngƣời nhƣng không gây tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. Có nghĩa là, sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên đƣợc tái tạo tơn trọng những q trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con ngƣời, động vật và thực vật. Tiếp theo, trong Hội nghị Rio – 92 và tại Hội nghị

Johannesburg – 2002, khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc đƣợc bổ sung, hồn

và hài hịa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, cơng bằng xã hội và bảo vệ mơi trƣờng. Bên cạnh đó, những khía cạnh khác của phát triển bền vững nhƣ chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... cũng là những yếu tố đƣợc coi trọng trong các chiến lƣợc và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nhƣ vậy, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hịa mục tiêu kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.

Tổng quan về phát triển cà phê bền vững

Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về phát triển bền vững, phát triển cà phê bền vững phải dựa trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, mơi trƣờng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội cơng bằng và mơi trƣờng đƣợc bảo vệ giữ gìn. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần trong chuỗi cung ứng, tổ chức kinh tế - xã hội và Nhà nƣớc phải liên kết chặt chẽ và tham gia mạnh mẽ để dung hồ 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Về kinh tế: phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm.

Về xã hội: Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an ninh, nhất là an ninh nông thôn.

Về môi trƣờng: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, áp dụng kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trƣờng.

Chuỗi cung ứng cà phê bền vững:

Chuỗi cung ứng cà phê bền vững là chuỗi cung ứng cà phê mà các thành viên tham gia liên kết chặt chẽ với nhau để bảo tồn nguồn lực tự nhiên và con ngƣời, đầu tƣ tái sản xuất, hài hịa lợi ích kinh tế cho các đối tác trong mạng lƣới và tối thiểu hóa những những hoạt động làm tổn hại tới môi trƣờng sinh thái, đề cao trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Bền vững về kinh tế:

Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất: Sản xuất – kinh doanh cà phê sạch bền vững địi hỏi phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng giao thông, nguồn nƣớc tƣới tiêu, hệ thống điện, hệ thống sân phơi, sấy, nhà kho bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.... Cơ sở hạ tầng đầu tƣ đồng bộ sẽ đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cà phê sạch: Kênh tiêu thụ cà phê sạch trong nƣớc gồm 3 thành phần chính là: Ngƣời sản xuất – Nhà rang xay –

Đại lý bán lẻ/chuỗi quán cà phê. Việc liên kết tốt giữa các thành viên sẽ tiết giảm đƣợc chi phí, kiểm sốt chất lƣợng sản phẩm, giúp các hộ trồng cà phê an tâm về đầu ra của sản phẩm, các đơn vị kinh doanh có đƣợc nguồn cung nguyên liệu chất lƣợng cao và ổn định. Ngoài ra, mối liên kết giữa các nơng hộ với nhau dƣới hình thức hợp tác xã, các nơng hộ với nhà rang xay trong nƣớc, ngƣời sản xuất và đơn vị kinh doanh với nhà khoa học, ngƣời sản xuất – đơn vị kinh doanh – nhà khoa học – nhà nƣớc… có vai trị to lớn trong việc phát triển sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ cà phê sạch bền vững. Theo đó, các thành viên sẽ tạo nên mối liên kết trong việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ, thực hành sản xuất tốt, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lƣợng cà phê từ khâu trồng cho tới sản phẩm cuối cùng.

Kết quả và hiệu quả kinh tế trong phát triển sản xuất – kinh doanh cà phê sạch: Tính bền vững về kinh tế thể hiện qua giá trị gia tăng cho các thành viên trong chuỗi cung ứng cà phê sạch so với chuỗi cung ứng cà phê truyền thống. Giá trị tăng thêm có thể phản ánh thơng qua lợi nhuận trung bình thu đƣợc hoặc tỷ suất sinh lời, thời gian hoàn vốn đầu tƣ…

Đối với ngƣời sản xuất:

Đảm bảo đời sống vật chất: Thu nhập từ sản xuất cà phê sạch phải đảm bảo việc nâng cao đời sống vật chất của các nông hộ tại vùng cung cấp nguyên liệu nhƣ xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ sản xuất và đáp ứng nguồn vốn tái đầu tƣ cho sản xuất. Khắc phục tình trạng nợ nần làm ăn thua lỗ khi giá cà phê xuống quá thấp, mất mùa hoặc những rủi ro xảy ra khác.

Cơng bằng thu nhập: Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong phát triển cà phê sạch, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại chỗ.

Đối với đơn vị kinh doanh:

Quá trình phát triển cà phê sạch đòi hỏi phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và ngƣời kinh doanh cà phê. Các đơn vị kinh doanh cà phê sạch chi phối việc hình thành các vùng sản xuất cà phê sạch tập trung, tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Cân bằng cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ cà phê sạch: là yếu tố đảm bảo mức thu nhập cho các thành viên trong chuỗi cung ứng. Sự mất cân đối cung cầu gây ra biến động giá cả ảnh hƣởng tới việc phát triển hoặc thu hẹp diện tích trồng cà phê. Ngƣợc lại, diện tích cà phê thay đổi lại dẫn đến biến động trong cung cầu, từ đó lại gây ra những biến động về giá. Do đó, sự liên kết giữa ngƣời sản xuất và đơn vị kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo thông tin thông suốt là cơ sở để hạn chế những rủi ro này.

Bền vững về môi trƣờng:

Đối với ngƣời sản xuất:

Có thể nói đất đai và nguồn nƣớc là hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thay thế đƣợc cho việc phát triển cà phê. Nó vừa là nguồn tài nguyên, vừa là điều kiện tiên quyết phát triển sản suất cà phê. Tốc độ tăng trƣởng diện tích trồng cà phê sạch phải nằm trong kế hoạch phát triển của ngành, không đe dọa tới độ che phủ của rừng, duy trì đƣợc sự đa dạng sinh học, sự sống của hệ động, thực vật tự nhiên. Cà phê sạch phải đƣợc trồng và phát triển có quy hoạch trên các quỹ đất có điều kiện thổ nhƣỡng phù hợp vì nó quyết định đến năng suất, tuổi thọ, chất lƣợng vƣờn cây và hiệu quả kinh doanh. Do vậy, đất đai trồng cà phê phải đƣợc quy hoạch và có độ thích nghi cao. Diện tích trồng cà phê sạch phải đƣợc duy trì ổn định để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các đơn vị kinh doanh. Quá trình canh tác cà phê sạch phải đảm bảo sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả các yếu tố đầu vào (phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật) không gây tác động tới mơi trƣờng, duy trì đƣợc chất lƣợng đất, chống xói mịn, rửa trơi, ơ nhiễm và thối hố đất, hỗ trợ chu trình tự tái táo và phục hồi của các nguồn tài nguyên. Sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc hợp lý, đủ đáp ứng nhu cầu sinh trƣởng của cây cà phê và không làm suy kiệt nguồn nƣớc ngầm, bảo tồn tài nguyên đất và môi trƣờng sinh thái.

Biện pháp canh tác tuân thủ theo các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững (có thể theo các chứng nhận nhƣ UTZ, 4C,… hay bộ tiêu chuẩn do đơn vị kinh doanh xây dựng nên), áp dụng những tiến bộ công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

Đối với đơn vị kinh doanh:

Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nƣớc: trong phƣơng pháp chế biến ƣớt một cách hợp lý, có hệ thống xử lý nƣớc thải, khử mùi, tiếng ồn và bụi, sử dụng hợp lý nhiên liệu phục vụ rang xay.

Quy trình chế biến cà phê ƣớt cần một lƣợng lớn nƣớc và trong quy trình này sẽ lấy đi một lƣợng lớn oxy trong nƣớc. Và khi lƣợng nƣớc này đƣợc đƣa trở lại mơi trƣờng, nó có thể ảnh hƣởng đến một lƣợng lớn sinh vật thủy sinh. Phần lớn các cơ sở chế biến cà phê chƣa chú trọng đầu tƣ các dây chuyền, thiết bị xử lý hệ thống nƣớc thải, khử mùi, tiếng ồn, bụi. Ngồi ra, quy trình rang cà phê cũng thải ra một lƣợng lớn cacbonđioxit cũng nhƣ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hóa thạch.

Bền vững về xã hội:

Đối với ngƣời sản xuất:

Khả năng tiếp cận dịch vụ an sinh xã hôi: Ngƣời nông dân trồng cà phê phụ thuộc phần lớn vào loại cây này để có đƣợc thu nhập. Vì vậy, sự suy giảm cũng nhƣ biến

động giá cà phê sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận giáo dục, đời sống hàng ngày, nhu cầu về y tế cũng nhƣ những nền tảng thiết yếu khác.

An toàn trong sản xuất: Những thay đổi trong phƣơng thức canh tác không chỉ ảnh hƣởng đến tính tồn vẹn mơi trƣờng mà cịn có những tác động xấu về sức khỏe và sự bảo đảm an toàn đối với những ngƣời trồng cà phê cũng nhƣ cộng đồng của họ. Việc sử dụng hóa chất nơng nghiệp khơng đƣợc kiểm sốt cũng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nông dân cũng nhƣ ngƣời trong khu vực khi họ tiếp xúc với nguồn nƣớc bị nhiễm độc.

Phát triển cộng đồng: Sản xuất cà phê sạch tạo ra điều kiện làm việc an tồn cho ngƣời nơng dân, góp phần xây dựng cộng đồng nơng nghiệp văn minh, tiên tiến, có tác phong sản xuất nơng nghiệp hiện đại.

Trình độ sản xuất: nâng cao nhận thức của ngƣời sản xuất về lợi ích của sản xuất cà phê sạch, đào tạo, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật trồng trọt và công tác khuyến nông, thay đổi hành vi ứng xử của ngƣời dân đối với môi trƣờng. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại địa phƣơng và thu hút các lao động ngoại tỉnh.

Đời sống tinh thần: phát triển các sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa của địa phƣơng, cơng trình cơng cộng đƣợc nâng cấp.

Đối với ngƣời kinh doanh:

Thay đổi xu hƣớng tiêu dùng: Kinh doanh cà phê sạch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà cịn góp phần tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thói quen của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, đƣa cà phê sạch trở lại đúng giá trị thật của nó.

Xây dựng cộng đồng cà phê sạch: liên kết các thành viên trong chuỗi cung ứng, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm kết nối những ngƣời đam mê để mở rộng cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ cà phê sạch trên thị trường TPHCM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)