Những giải pháp chung dành cho ACB-Khu vực TPHCM tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)

Chương 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

5.2.1. Những giải pháp chung dành cho ACB-Khu vực TPHCM tổ chức thực hiện

sẽ trân trọng ba điều đó là: với khách hàng là sự hài lịng gắn bó, với cổ đơng là niềm tin và sự ủng hộ, và với ACB là sự quyết tâm cách tân liên tục của con người ACB.

5.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT

Phát triển dịch vụ NHĐT là một phần trong những chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Theo đó, ACB khơng ngừng đầu tư cải tiến sản phẩm hiện có, nghiên cứu phát triển các sản phẩm NHĐT nhằm đáp ứng nhu cầu sâu rộng của khách hàng. Ngoài ra, ACB hướng đến phục vụ khách hàng đang sử dụng dịch vụ NHĐT của ngân hàng tốt hơn, ACB không những chỉ dừng lại ở đáp ứng nhu cầu về sản phẩm mà còn hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranhvề giá và phí dịch vụ trong từng phân khúc thị trường.

Mặc khác, ACB không ngừng hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông khác như: các nhà mạng điện thoại, các cơng ty phần mềm có uy tín nhất trên thị trường để hỗ trợ mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ NHĐT cộng thêm, đa dạng hóa các phương thức xác thực đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ và bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường.

5.2. Giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT cho ACB-khu vực TPHCM

5.2.1. Những giải pháp chung dành cho ACB-Khu vực TPHCM tổ chức thực hiện hiện

Theo kết quả nghiên cứu trong chương 4 cho thấy tất cả 8 nhân tố trong mơ hình hồi qui đều có tác động đến phát triển dịch vụ NHĐT.Vì vậy bản thân ACB- Khu vực TPHCM cần thiết phải thực hiện những biện pháp xoay quanh các nhân tố này nhằm để thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển đang là tiềm năng trong lĩnh vực hoạt động của hệ thống NHĐT.Dựa vào bảng kết quả hệ số hồi qui, tất cả các nhân tố đều có tác động cùng chiều, đồng biến với sự phát triển dịch vụ NHĐT, đặc biệt cần quan tâm nhiều đến nhân tố năng lực quản lý của ngân hàng đóng vai trị tác động mạnh nhất đến sự phát triển dịch vụ. Năng lực quản lý được đưa vào mơ hình như là một nhân tố đại diện cho hai nhân tố ban đầu là nguồn lực tài chính và an ninh bảo mật của ngân hàng. Sau khi chạy dữ liệu phân tích kết quả hồi qui ta thấy rằng nhân tố năng lực quản lý có hệ số hồi qui dương và đạt giá trị cao nhất

(β4= 0.293) với mức ý nghĩa sig.=0.000. Do vậy, trong mơ hình hồi qui tuyến tính bội thì nhân tố này có tác động cùng chiều mạnh nhất đến sự phát triển dịch vụ NHĐT. Cho nên trong bài phân tích này, những giải pháp được đưa ra tập trung rất nhiều vào nhân tố này.

Ngồi ra, sự thay đổi trong thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng có vai trị tác động tích cực đến phát triển dịch vụ, hệ số hồi qui đối với nhân tố này (β8 = 0.203) mức ý nghĩa sig. = 0.001. Nhân tố này cũng có tác động cùng chiều đến phát triển dịch vụ NHĐT, khi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân thay đổi sẽ có tác động tích cực đến phát triển dịch vụ NHĐT.

Tiếp theo làsự phát triển công nghệ truyền thônglà một nhân tố tác động cùng chiều đến phát triển dịch vụ NHĐT với hệ số (β3=0.192) mức ý nghĩa sig.=0.000. Do đó, sự phát triển cơng nghệ truyền thơng như là một điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của dịch vụ NHĐT. Đóng vai trị như là một nhân tố thuộc bên ngoài, do vậy bản thân ACB cần thực hiện những giải pháp nhằm thích ứng với sự thay đổi của nhân tố này.

Cơ sở pháp lý và chính sách điều hành của nhà nước cũng là nhân tố bên ngoài, kết quả hồi qui cho thấy nhân tố này có tác động cùng chiều hỗ trợ cho phát triển dịch vụ NHĐT có hệ số hồi qui (β1=0.154) với mức ý nghĩa sig. = 0.001, cùng với nhân tố công nghệ truyền thông đây là nhân tố thuộc nhóm nhân tố bên ngồi, chính sách pháp luật của nhà nước có tác động hỗ trợ đến phát triển dịch vụ NHĐT. Vì thế, để phát triển tốt dịch vụ NHĐT, ACB cần tuân thủ theo qui định pháp luật, đồng thời tận dụng tốt những hỗ trợ từ cơ quan nhà nước, chính phủ và ngân hàng nhà nước.

Kế đến là quan điểm lãnh đạo cấp cao là nhân tố không kém quan trọng cần lưu ý đến trong tiến trình phát triển dịch vụ NHĐT. Nhân tố quan điểm lãnh đạo cấp cao có hệ số hồi qui (β5 = 0.145)với mức ý nghĩa sig. = 0.001 cho thấy quan điểm lãnh đạo cấp cao có tác động cùng chiều đến phát triển dịch vụ NHĐT của ACB. Trình độ kỹ năng nhân viên là nhân tố khơng thể thiếu có tác động đến phát triển dịch vụ NHĐT. Nhân tố này có hệ số hồi qui (β6= 0.127) đạt mức ý nghĩa

sig. = 0.005.

Sự quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng có hệ số hồi qui (β7 = 0.114) đạt mức ý nghĩa sig. = 0.013.

Cuối cùng là nhân tố áp lực cạnh tranh với hệ số hồi qui (β2 = 0.091)mức ý nghĩa sig. = 0.044, như vậy ngân hàng cũng cần lưu ý đến nhân tố này trong tiến trình thực hiện mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Cụ thể giải pháp đối với từng nhân tố cần phải được đề ra như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)