Một vài chính sách về các hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH MTV phong lan kim oanh (Trang 79 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp hồn thiện quản trị kênh phân phối của Cơng ty TNHH

3.2.6. Một vài chính sách về các hoạt động Marketing

Cơng ty nên thành lập bộ phận Marketing để hoạch định mục tiêu và xây dựng chiến lược Marketing đúng hướng, phù hợp với mục tiêu kinh doanh, triển khai các kế hoạch Marketing cĩ tính hiệu quả cao.

a. Về sản phẩm: cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thu mua, nhập khẩu các sản phẩm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ, và đồng thời chất lượng luơn bảo đảm tốt nhất, những sản phẩm tương tự nhau trên thị trường cạnh tranh rất khốc liệt dẫn đến khĩ cĩ thể phát triển mạnh. Thường xuyên nghiên cứu thị trường để từ đĩ đưa ra các sản phẩm cĩ tính cạnh tranh cao.

Kiểm sốt, giám sát thực hiện chất lượng từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra một cách chặt chẽ để duy trì sự ổn định về chất lượng sản phẩm. Kết hợp chính sách dịch vụ hỗ trợ, chăm sĩc khách hàng một cách tốt nhất.

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên hiểu được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, cách bảo quản, quy trình làm việc một cách chuẩn mực để khơng ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.

Thay thế các trang thiết bị lạc hậu gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Đội ngũ giao hàng, đĩng gĩi thiếu chuyên nghiệp cần được thay đổi, đào tạo lại để chất lượng của sản phẩm luơn được đảm bảo.

Nâng cao chất lượng, mẫu mã ở khâu thiết kế bao bì sao cho bắt mắt, thu hút được NTD, tạo ra hình ảnh đẹp cho Cơng ty, gây ấn tượng mạnh cho khách hàng.

b. Về giá: mặc dù nền kinh tế trong thời kỳ suy thối, đang dần phục hồi, những chính sách đầu tư, mở rộng bị hạn chế. Như vậy giải pháp giá rẻ, ít lợi nhuận mang lại hiệu quả tăng doanh thu trong thời gian này.

Doanh nghiệp nên giữ vững chính sách giá hợp lý với mục tiêu gia tăng thị phần bằng cách cung cấp sản phẩm cĩ chất lượng ổn định, giá cả hợp lý, cạnh tranh hơn các đối thủ để tạo lập nền tảng bền vững, từ đĩ làm bàn đạp để mở rộng và xâm nhập các thị trường tiềm năng.

Bên cạnh đĩ, Cơng ty cũng nên cĩ quy định và xử phạt cụ thể để kiểm sốt giá bán của các NPP, tránh trường hợp tăng giá bán đột biến, gây mất lịng tin của

NTD vào sản phẩm của Cơng ty, và cịn gây ra tình trạng hàng bị tồn đọng, hư hỏng, thiệt hại khơng nhỏ đến Cơng ty.

Các khách hàng lâu năm, thân thiết hoặc mua hàng với số lượng lớn thì nên cĩ chính sách chiết khấu, giảm giá để khuyến khích mua hàng và giữ vững mối quan hệ với khách hàng.

c. Về hoạt động xúc tiến thương mại: truyền thơng marketing cần được tăng cường như tham gia các hội chợ triển lãm, festival, lễ hội...

Đầu tư thêm quà tặng như lịch, sổ tay, bút, mĩc khĩa... cĩ in logo, tên Cơng ty, thơng tin liên lạc, website cĩ giá trị truyền thơng giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp khi cĩ nhu cầu.

Tham gia liên kết hỗ trợ cho các chương trình lễ hội, thể thao, các hoạt động đồn thể ở địa phương hoặc nơi khác cĩ nhiều người tham gia để nâng cao hình ảnh của Cơng ty đối với NTD.

Phối hợp với các đối tác, ĐL làm chương trình khuyến mãi và thường xuyên tìm kiếm, liên kết với các cơng ty chuyên làm dự án, tổ chức sự kiện thúc đẩy gia tăng doanh thu bán hàng cho Cơng ty.

d. Mở rộng mạng lưới phân phối:

Kênh gián tiếp: mở rộng kênh phân phối bằng cách sử dụng nhiều trung gian gián tiếp khác nhau như là:

- Doanh nghiệp tìm và hợp tác với các cơng ty kinh doanh dự án, tổ chức sự kiện cĩ nhiều mối quan hệ và quan hệ tốt với khách hàng và doanh số ổn định.

- Cơng ty cĩ website liên kết bán hàng với các website bán hàng, mạng xã hội chuyên nghiệp được nhiều người biết đến, hoạt động ổn định như: www.vatgia.com, www.muachung.com, www.5giay.vn, www.nhommua.com, facebook.com, …

- Siêu thị hàng tiêu dùng: Cơng ty cĩ thể liên hệ để bán hoa trực tiếp trong các siêu thị để NTD dễ dàng tiếp cận đến hàng hĩa của Cơng ty. Gia tăng các hỗ trợ, chương trình cho NTD ở các hệ thống siêu thị, thuê vị trí trưng bày ở một số

siêu thị lớn quảng bá thương hiệu để gia tăng doanh số, đem lại hình ảnh Cơng ty cho nhiều người biết đến.

- Tiếp tục duy trì việc phân phối ở các địa bàn đã cĩ NPP, duy trì mối quan hệ bán hàng với các điểm bán đã cĩ, đồng thời gia tăng việc bán hàng vào những điểm, khu vực chưa cĩ mặt hàng của Cơng ty.

Ngồi việc đẩy mạnh cơng tác phân phối các kênh hiện tại, cơng ty cũng cần tìm kiếm theo các kênh tiềm năng như khách sạn, nhà ga, khu cơng nghiệp... Đối với mỗi kênh, cơng ty cần chú trọng đến việc lựa chọn sản phẩm, lựa chọn hình thức phân phối, hình thức hỗ trợ phù hợp.

Kênh trực tiếp: qua đội ngũ nhân viên kinh doanh, doanh nghiệp cĩ thể mở rộng mạng lưới bán hàng và các nhà máy xí nghiệp, dự án, trường học, hội nghị... hoặc cĩ thể tìm và thuê sạp, cửa hàng ở các khu vực chợ để nhân viên trực tiếp bán hàng cho NTD và cịn cĩ thể quản lý được giá của các người bán buơn trong khu vực đĩ.

Đội ngũ nhân viên kinh doanh tăng cường chào hàng qua catalogue, bán hàng qua mạng, điện thoại...

Thường xuyên thăm dị, quan tâm khách hàng để cĩ những chính sách, quyết định bán hàng hiệu quả hơn.

Theo khảo sát từ khách hàng ta cĩ thể nắm bắt được khoảng thời gian, thĩi quen mua hàng của NTD theo những mục đích và ngành nghề khác nhau để bố trí tập trung lực lượng bán hàng một các hợp lý, khơng bị thiếu hay thừa, giảm chi phí khơng cần thiết do thừa hàng tồn kho hoặc nhân viên, trong đĩ cịn cĩ thời gian nghỉ ngơi phù hợp, khơng ảnh hưởng đến sức khỏe, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động bán hàng.

Cuối cùng, Cơng ty cần phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi thành viên đối với các vấn đề trong hoạt động phân phối. Với những rủi ro do yếu tố khách quan thì Cơng ty và các thành viên kênh cùng nhau giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm tại công ty TNHH MTV phong lan kim oanh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)