Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại ủy ban nhân dân huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ

2.2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi kiểm định đo lường độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, thang đo chất lượng dịch vụ hành chính cơng tại UBND huyện Bình Tân được đánh giá bằng 26 biến quan sát tất cả đều đủ tiêu chuẩn cho phân tích khám phá EFA. Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp rút trích được

chọn để phân tích nhân tố là phương pháp Principal Components với phép quay Varimax và điểm dừng là giá trị Eigenvalues >=1. Kết quả như sau:

Kiểm định KMO và Bartlett’s (chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố và đại lượng xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể) cho thấy các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0,000<0,05), đồng thời có hệ số KMO cao (KMO = 0,902 > 0,5) chứng tỏ phân tích nhân tố EFA rất thích hợp. Tại mức giá trị Eigenvalues là 1,058 > 1 và dùng phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố trích được 06 nhân tố từ 26 biến quan sát với phương sai trích là 69,788 (> 0,5) (phụ lục 5) đạt yêu cầu nghĩa là khả năng sử dụng 06 nhân tố này giải thích cho 26 biến quan sát là 69,788.

Theo Hair & ctg (1998), factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, factor loading lớn hơn 0,3 được xem là mức độ tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực, factor loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,5. Chọn mức tối thiểu là 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Dựa trên bảng Rotated Component Matrixa (phụ lục 5) cho thấy có 06 nhân tố và 26 biến quan sát, các biến đều có factor loading lớn hơn 0,5 thỏa mãn yêu cầu đặt ra ban đầu. Kết quả có tổng cộng 06 nhân tố được rút trích bao gồm 26 biến.

Nhân tố thứ nhất gồm 07 biến quan sát là TC1, TC2, TC3, TC4, TC5, TC6,

TC7, các biến này có nội dung liên quan đến sự tin cậy, do đó nhân tố này được đặt tên là sự tin cậy (TC).

Nhân tố thứ hai gồm 06 biến quan sát là VC8, VC9, VC10, VC11, VC12,

VC13, các biến này có nội dung liên quan đến cơ sở vật chất, do đó nhân tố này được đặt tên là cơ sở vật chất (VC).

Nhân tố thứ ba gồm 04 biến quan sát là NL14, NL15, NL16, NL17, các biến

này có nội dung liên quan đến năng lực phục vụ của chuyên viên, do đó nhân tố này được đặt tên là năng lực phục vụ của chuyên viên (NL).

Nhân tố thứ tư gồm 04 biến quan sát là TD18, TD19, TD20, TD21, các biến

này có nội dung liên quan đến thái độ phục vụ của chuyên viên, do đó nhân tố này được đặt tên là thái độ phục vụ của chuyên viên (TD).

Nhân tố thứ năm gồm 03 biến quan sát là DC22, DC23, DC24, các biến này

có nội dung liên quan đến sự đồng cảm của chuyên viên, do đó nhân tố này được đặt tên là sự đồng cảm của chuyên viên (DC).

Nhân tố thứ sáu gồm 03 biến quan sát là YC25, YC26, các biến này có nội

dung liên quan đến yêu cầu hồ sơ, do đó nhân tố này được đặt tên là yêu cầu hồ sơ (YC).

Như vậy, dữ liệu ban đầu gồm 06 thành phần và 26 biến quan sát, qua đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để trích gộp các nhóm, kết quả dữ liệu phân tích gồm 06 thành phần và 26 biến trùng với thang đo ban đầu do đó khơng cần phải đánh giá lại thang đo mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại ủy ban nhân dân huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)