Lý thuyết kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 31 - 32)

Thuật ngữ “kinh doanh quốc tế” được sử dụng lần đầu kể từ thập niên những năm 70 khi các nhà kinh tế theo dõi quá trình phát triển dần của các doanh nghiệp vào các thị trường quốc tế (Buckley & Casson, 1976). Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Uppsala đề xuất lý thuyết về kinh doanh quốc tế để giải thích những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp theo đuổi chiến lược mở rộng quốc tế cũng như những lợi ích thu được từ các chi nhánh con ở nước ngoài. Lý thuyết này lập luận những lý do dẫn đến việc lựa chọn thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường (Johanson & Vahlne, 1977). Lý thuyết kinh doanh quốc tế giải thích rằng việc lựa chọn thị trường ở nước ngoài chủ yếu dựa trên khoảng cách giữa hai nước, bao gồm khoảng cách về địa lý, ngơn ngữ, văn hố, chế độ chính trị và hệ thống niềm tin (Buckley, 1988). Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng các doanh nghiệp sẽ thường phát triển sang các nước có nền văn hố hoặc hệ ngơn ngữ tương đồng. Chỉ sau khi có nhiều

kinh nghiệm và kiến thức về thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp này mới đủ tự tin trong việc mở rộng thị trường sang các nước khác hoặc các môi trường không ổn định khác. Lý thuyết này cũng lập luận rằng việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm đến. Ở giai đoạn đầu của quá trình mở rộng, các doanh nghiệp thường sẽ chọn các phương thức ít ràng buộc nhất. Sau đó, họ sẽ có thể chuyển sang các phương thức địi hỏi nhiều ràng buộc hơn ở các vùng thị trường có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn. Các doanh nghiệp có thể sử dụng năng lực cốt lõi tại thị trường nội địa để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu (Bartlett & Ghoshal, 1989). Vì vậy, các nhà kinh tế kết luận rằng các doanh nghiệp có mức cam kết với thị trường càng cao thì khả năng nhận được những lợi ích từ việc khai thác các tài sản hữu hình và vơ hình càng lớn. Và cuối cùng, những lợi ích này sẽ giúp gia tng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Hymer, 1976).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 31 - 32)