Kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 115 - 117)

bối cảnh hội nhập ngày nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư các loại máy móc thiết bị, cơng nghệ mới với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp để sản xuất - kinh doanh đạt lợi nhuận cao.

5.3.4. Tích cực triển khai ứng dụng cơng nghệ thông tin

Ngày nay, cơng nghệ thơng tin giữ vai trị rất quan trọng trong phát triển của mỗi doanh nghiệp. Với đặc thù của ngành cơng nghiệp phần cứng có sự tham gia khăng khít của tình hình hoạt động cơng nghệ thơng tin, việc chú trọng đến công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đối với sự phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp lại trở nên vơ cùng cấp bách. Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh xây dựng phần cứng (kỹ thuật), các doanh nghiệp cần quan tâm đến hoàn thiện phần mềm (nội dung) của trang Web nhằm đảm bảo thông tin trên mạng được đầy đủ, kịp thời và chính xác. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng mạng Internet phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thơng qua việc thường xun tìm hiểu nhu cầu của thị trường, khách hàng trên mạng để kịp thời đề ra những chính sách thích hợp. Điều này cũng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực đối

5.4. Kiến nghị đối với chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp phần cứng ngành cơng nghiệp phần cứng

Chính phủ đóng vai trị vừa là khách hàng vừa là nguồn động viên to lớn thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng phát triển và hồn thiện hoạt động trong ngành cơng nghiệp phần cứng. Cụ thể, chính phủ Việt Nam có thể xem xét đến các kiến nghị sau đây. Thứ nhất, lựa chọn các đối tác chiến lược dựa trên các tiêu chí: là các quốc

gia phát triển nắm giữ các cơng nghệ nguồn; có tiềm năng về thị trường xuất khẩu, gia cơng và đầu tư tài chính; đảm bảo giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám của Việt Nam trong các sản phẩm được nâng cao; sử dụng các công nghệ sạch, đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ nguồn, tạo lập và làm chủ các công nghệ mới, tiến tới làm chủ thị trường nội địa bằng cách tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam. Không ngừng thu hút đầu tư vào công nghiệp phần cứng có chọn lọc. Chú ý xây dựng mối quan hệ kinh tế chính trị chiến lược với các quốc gia hoạt động mạnh trong ngành công nghiệp phần cứng như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…từ đó tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia tại đây với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầu phát triển. Tập trung xây dựng một số doanh nghiệp phần cứng trọng điểm và đầu tư nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm phần cứng, tích hợp hệ thống mà Việt Nam có lợi thế hoặc vì u cầu an tồn an ninh; các sản phẩm vi mạch, điện tử, bán dẫn; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực phần cứng-điện tử; đầu tư phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm, sản phẩm an tồn thơng tin, sản phẩm CNTT phục vụ các hệ thống thông tin quốc gia, an ninh, quốc phòng. Quan trọng nữa là nên rà sốt và hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển CNTT&TT, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế có cơ hội bình đẳng tham gia thị trường. Hình thành mơi trường ni dưỡng, phát triển và đón đầu các thành tựu khoa học cơng nghệ, sẵn sàng về cơ sở hạ tầng vật chất, hậu cần, nguồn nhân lực để thu hút các tập đoàn CNTT&TT lớn trên thế giới đầu tư, triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, nhanh chóng làm chủ các cơng nghệ mới, học tập công nghệ từ các công ty nước ngồi, từ đó nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm phần cứng, chất lượng và thương hiệu các sản phẩm phần mềm và nội dung số của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)