Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 42 - 49)

2.6. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả sáng tạo

2.6.1. Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với năng lực sáng tạo

Tham gia thị trường nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những phát minh kỹ thuật mới và cải thiện năng lực học tập của tổ chức thông qua việc phân tích các sáng chế của đối thủ cạnh tranh quốc tế (MacGarvie, 2006). Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ở nước ngoài cũng có thể cải thiện hiệu quả của hoạt động sáng tạo nhờ việc tiếp cận nguồn kiến thức đa dạng, các ý tưởng và một lượng lớn thông tin bắt nguồn từ các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, từ đó thúc đẩy chính họ cải thiện hoạt động sáng tạo tại doanh nghiệp.

Nguồn: (Kafouros, 2008)

Các tổ chức cũng có thêm nhiều cơ hội học tập từ các khách hàng quốc tế, ví dụ như, hiểu thêm về các cách thức tổ chức quy trình sản xuất và chia sẻ thơng tin về các thiết kế chuyên biệt và kỹ thuật sản xuất (Blalock & Gertler, 2004). Một doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phát triển và tăng trưởng dựa trên các sản phẩm hiện có hoặc phát triển sản phẩm mới, thực hiện hoạt động kinh doanh tại thị trường hiện có hoặc tìm kiếm những thị trường mới. Tuy nhiên, việc kết hợp các lựa chọn này cũng có thể là một phương thức khác của chiến lược tăng trưởng. Ví dụ như, các doanh nghiệp có lợi thế về hoạt động R&D có thể theo đuổi chiến lược tăng trưởng dựa trên hoạt động sáng tạo và liên tục tung ra sản phẩm mới ra thị trường (Kafouros et al., 2008).

Lu & Beamish (2001) nhận ra rằng hoạt động kinh doanh quốc tế là một cơ hội tốt giúp doanh nghiệp tăng trưởng và tăng thêm giá trị thu được. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp tại các nền kinh tế nhỏ, mở cửa với thị trường nội địa hẹp. Đối với các doanh nghiệp sáng tạo với chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường ngách có thể bị tê liệt tại thị trường nội địa nhỏ lẻ nhưng có thể phát triển mạnh tại thị trường quốc tế. Vì thế, hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ là một đòn bẩy tăng trưởng đáng kể nếu doanh nghiệp có mục tiêu là tăng trưởng về doanh thu. Một động lực khác khuyến khích doanh nghiệp tiến hành kinh doanh quốc tế là việc tăng

chi phí của hoạt động R&D. Vì vậy, để tồn tại và duy trì lợi thế, các doanh nghiệp này buộc phải tiến hành kinh doanh quốc tế nhằm cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu. Doanh nghiệp tăng trưởng thông qua việc tung ra nhiều sản phẩm mới (sáng tạo) hoặc việc tiếp cận thêm nhiều thị trường mới (quốc tế hoá) hoặc kết hợp cả hai. Một câu hỏi thú vị đặt ra là liệu hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh quốc tế mang tính cộng sinh hay thay thế cho nhau. Từ quan điểm này, các hoạt động kinh doanh của công ty liên quan đến việc tạo ra sản phẩm mới và tiến hành mở rộng thị trường quốc tế có thể được xem xét thơng qua việc khai thác các cơ hội mới và sử dụng các nguồn lực. Vì cả hai dạng chiến lược này (sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới và kinh doanh quốc tế để tìm ra thị trường mới) đều dựa trên các nguồn lực và năng lực hiện có, việc cho rằng hai chiến lược này có liên quan ở mức độ nào đó có thể được xem là điều dễ hiểu (Kyla ̈heiko et al., 2011).

Kafouros et al. (2008) phát biểu rằng “các doanh nghiệp cần phải đạt được một mức độ nào đó của q trình kinh doanh quốc tế, ví dụ như chủ động kinh doanh ở nhiều thị trường, để có thể đón bắt nhanh chóng những sáng kiến mới trong ngành”. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo là điều không cần thiết (nhất là trong ngắn hạn). Hay nói cách khác, khơng phải tất cả các doanh nghiệp thực hiện chiến lược quốc tế hoá đều cần thiết đầu tư cho hoạt động sáng tạo, ít nhất là đối với việc tung ra sản phẩm mới (Kyla ̈heiko et al., 2011).

Hoạt động sáng tạo thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội khơng khai thác được thông qua việc phát triển sản phẩm và mơ hình kinh doanh mới, cải tiến quy trình sản xuất, và tạo ra những phát minh sáng kiến hay những sự kết hợp mới từ các sản phẩm đã hiện hữu. Tương tự như vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế có thể được xem là các chiến lược cho phép doanh nghiệp khai thác các cơ hội hiếm có bên ngồi thị trường nội địa. Vì vậy, cả hoạt động sáng tạo và kinh doanh quốc tế có thể được xem là những hoạt động kinh doanh dựa trên những kỹ năng và năng lực mà doanh nghiệp có (Buckley, 2009a; Buckley, 2009b; Li & Rugman, 2007).

Hoạt động sáng tạo liên quan đến năng lực của doanh nghiệp trong việc tận dụng những kiến thức chun mơn hiện có và đạt được những kiến thức chun mơn mới từ các nguồn lực bên ngồi cơng ty thơng qua các phương thức như sao chép, hợp tác, liên doanh hay licensing. Tuy nhiên, những kiến thức chun mơn mới chỉ có thể được áp dụng hiệu quả khi nó có thể kết hợp với các nguồn lực hiện có.

Kafouros et al. (2008) phát biểu rằng mức độ cao hơn của hoạt động kinh doanh quốc tế giúp cải thiện năng lực của tổ chức trong việc tận dụng những nguồn lực hiện có để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động sáng tạo. Những nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vai trò của hoạt động sáng tạo trong mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả kinh doanh. Ví dụ như, các nguồn lực chuyên mơn có thể hỗ trợ việc tạo ra các sản phẩm cao cấp hơn giúp tăng lợi thế của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại địa phương.

Penrose (1959) đã xây dựng một lý thuyết mới gọi là “Lý thuyết về tăng trưởng của doanh nghiệp” để lý giải mối quan hệ phức tạp giữa hai hoạt động trên. Penrose xem xét quy trình sản xuất truyền thống và nhấn mạnh rằng “hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp dựa trên chính những nguồn lực của nó, mà cụ thể là hoạt động quản trị với các bài học kinh nghiệm đúc kết được từ chính bản thân doanh nghiệp”. Đây có thể được xem là nền tảng đầu tiên cho lý thuyết về các nguồn lực của doanh nghiệp (the resource-based view of the firm). Penrose cũng nhấn mạnh rằng “phần lớn các quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn thông qua việc phát triển các kiến thức chuyên môn...mà chúng sẽ trở nên lỗi thời nếu doanh nghiệp thất bại trong việc mở rộng thị trường”. Bên cạnh đó, việc thiếu năng lực quản trị các nguồn lực và quy trình sản xuất hiệu quả cũng giới hạn khả năng phát triển của doanh nghiệp, ví dụ như khả năng khai thác lợi thế về quy mô thông qua việc kinh doanh phi tập trung và đa dạng hoá (Pitelis, 2004; Brock & Jaffe, 2008). Augier & Teece (2007) cũng đồng ý rằng sự tăng trưởng của doanh nghiệp dựa trên năng lực quản trị trong việc xem xét trình độ kỹ thuật hiện có, đánh giá thị trường và mơ hình kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau, ví dụ như từ khả năng tạo ra các kết hợp mới. Nói tóm lại, từ quan điểm của Penrosa, việc nghiên cứu về những chiến lược tăng trưởng

khác nhau của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết về các nguồn lực và động cơ là điều dễ hiểu.

Gia tăng sự cạnh tranh của hoạt động R&D cùng với việc rút ngắn chu kỳ sản phẩm làm cho việc tạo ra các sáng tạo chuyên môn mang tính bứt phá trở nên khó khăn hơn. Kết quả là sự phát triển của hiệu quả sáng tạo yêu cầu một nguồn lực đa dạng và ổn định. Kobrin (1991) giải thích rằng hoạt động quốc tế hố sẽ giúp tạo ra các nguồn lực R&D. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng giúp nâng cao năng lực sáng tạo của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng tốt hơn các nguồn lực đa dạng hiện hữu toàn cầu (Kotabe, 1990), điều mà các doanh nghiệp nội địa khơng thể đạt được. Hơn nữa, họ có thể quảng bá các thành tựu sáng tạo bằng việc sử dụng những lợi thế đặc biệt ở những quốc gia khác nhau (Hitt et al., 1997) cũng như liên hệ hợp tác và thành lập các liên doanh với các nhà cung ứng địa phương, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và đối thủ (Santos et al., 2004).

Tương tự như thế, lý thuyết kiến thức (The knowledge-base view) cũng kết luận rằng sáng tạo là một quá trình tập trung vào phát triển chun mơn và thơng tin. Để có thể trở nên sáng tạo và hiệu quả, phòng R&D cần phải truy cập được càng nhiều nguồn thơng tin càng tốt. Vì các doanh nghiệp có mức độ hoạt động quốc tế cao có khuynh hướng phân bổ hoạt động R&D ở nhiều vùng khác nhau (Kurokawa et al., 2007), họ có thể nâng cao năng lực sáng tạo thông qua việc sử dụng lượng kiến thức và ý tưởng từ nhiều nước và từ nhiều nhóm nhà khoa học khác nhau (Kafouros, 2006). Kinh doanh quốc tế cũng có thể phát triển năng lực sáng tạo thơng qua việc cải thiện q trình tích luỹ kiến thức cũng như gia tăng năng lực học hỏi tổ chức. Hitt et al. (1997) chỉ ra rằng q trình quốc tế hố khơng chỉ cho phép doanh nghiệp làm giàu thêm nguồn kiến thức, mà còn cung cấp cơ hội để có được các ý tưởng mới từ những thị trường mới, đa dạng và khác biệt về văn hố hơn. Vì vậy, họ nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế cao có thể cải thiện năng lực sáng tạo thơng qua việc có nhiều cơ hội học tập hơn.

Kotabe et al. (2002) chỉ ra một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí sáng tạo. Hoạt động kinh doanh quốc tế có thể giúp giảm chi phí

này. Vì các doanh nghiệp có mức độ tham gia hoạt động quốc tế cao có thể tham gia vào nhiều thị trường hơn, do đó, họ có khả năng mua được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn lực cần cho hoạt động R&D từ các nhà cung ứng giá rẻ hơn, và xây dựng các trụ sở R&D và các bộ phận khác tại những khu vực tối ưu nhất. Nhiều nhà nghiên cứu kết luận rằng các tập đồn đa quốc gia có thể đặt trụ sở của họ tại các khu vực mà chi phí đất đai, nguồn vốn và chi phí tài lực là thấp nhất. Ví dụ như, các tập đoàn thường đặt trụ sở R&D của họ tại Ấn Độ nơi có mức lương trung bình trả cho các nhà nghiên cứu chỉ bằng 1/10 so với tại Thuỵ Điển. Tương tự như vậy, giá th đất để xây dựng các phịng thí nghiệm sinh học tại Mỹ đắt gấp 10 lần so với Ấn Độ.

Hoạt động kinh doanh tồn cầu cũng có thế giúp cải thiện năng lực sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê được các nhà khoa học giỏi hơn cũng như các chuyên viên kỹ thuật cao cấp hơn. Mức độ kinh doanh tồn cầu càng cao cũng có thể cải thiện chất lượng của các sản phẩm mới thông qua mạng lưới thông tin được cập nhật liên tục về sự thay đổi trong nhu cầu hay yêu cầu của khách hàng (Kafouros, 2006). Kinh doanh quốc tế cũng cho phép các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào trong thị trường nội địa, theo đó, gia tăng độ nhạy thị trường, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn và hợp tác với các tổ chức khoa học địa phương (von Zedtwitz & Gassmann, 2002).

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường phân biệt giữa mạng lưới sáng tạo quốc tế và toàn cầu, lập luận rằng sáng tạo toàn cầu yêu cầu sự hợp tác và tương thích của tất cả các phòng ban (Shenkar & Luo, 2004). Kuemmerle (1997) cho rằng chỉ có một vài doanh nghiệp mới đủ khả năng xây dựng một liên minh nghiên cứu chặt chẽ. Tương tự như vậy, Doz et al. (2001) và Santos et al. (2004) sử dụng thuật ngữ “tập đoàn khủng – metanationalization” để chỉ ra rằng chỉ có các cơng ty thực sự tổ chức hoạt động sáng tạo trên toàn cầu mới đủ khả năng khai thác được các nguồn lực chuyên môn, am hiểu thị trường địa phương. Đối với các cơng ty này, trình độ kỹ thuật đóng một vai trị hết sức quan trọng vì nó giúp đảm bảo phát triển các thành tựu sáng tạo với mức chi phí thấp nhất.

Một sự giải thích khác liên quan đến việc ứng dụng hiệu quả R&D. Những nghiên cứu trước đây đều đồng ý rằng năng lực sáng tạo và hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc vào quy mô của các nguồn lực khoa học mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận được (Jaffe, 1986). Vì hoạt động kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn kiến thức chuyên mơn lớn hơn từ nhiều thị trường khác nhau, nó sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội khai thác các ý tưởng mới, theo đuổi sự phát triển của các doanh nghiệp khác, tương thích các kết quả nghiên cứu lại với nhau và kết quả là gia tăng năng lực sáng tạo. Một cách tổng quát, các nghiên cứu trước đây đều cho rằng các doanh nghiệp cần phải tìm kiếm và khai thác các ý tưởng bên ngoài và các nguồn lực sáng tạo để phát triển các năng lực kinh tế tiềm tàng (Chesbrough, 2003). Tương tự như thế, Kuemmerle (1997) lập luận rằng để bảo đảm được năng lực cạnh tranh về sáng tạo, các doanh nghiệp phải tiếp thu kết quả nghiên cứu từ các đối tác bên ngoài, như các trường đại học, đối thủ cạnh tranh, các khu nghiên cứu chuyên biệt. Santos et al. (2004) nhấn mạnh rằng nếu các công ty sử dụng các nguồn kiến thức tương tự nhau sẽ dẫn đến việc tạo ra các sản phẩm không mong muốn.

Một cách nghĩ khác lại cho rằng mức độ hoạt động quốc tế cao sẽ gia tăng rủi ro rị rỉ kiến thức chun mơn. Nhiều nhà khoa học lập luận rằng một trong những bất lợi của chính sách phân bổ hoạt động là khả năng rị rỉ thơng tin khơng mong muốn từ các phòng ban thiếu bảo mật (Fisch, 2003), từ đó làm tăng khả năng bị mất cắp thành tựu sáng tạo vào tay đối thủ cạnh tranh (Sanna-Randaccio & Veugelers, 2007). Vì vậy, nhiều nhà chiến lược sáng tạo cho rằng một mạng lưới tập trung là cần thiết để bảo vệ các kết quả từ hoạt động sáng tạo.

Một hậu quả tiêu cực khác từ hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến chi phí đáng kể để hình thành nên các liên minh và kiểm sốt mạng lưới nghiên cứu tồn cầu. Granstand et al. (1993) giải thích rằng để bảo vệ các phát minh sáng chế và tránh việc bị ăn cắp, sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân, đội nhóm và phịng ban là cần thiết. Mức chi phí này có thể lớn do sự trao đổi kiến thức cũng như chi phí tổ chức các cuộc họp trực tiếp để xây dựng lòng tin (von Zedtwitz & Gassmann,

2002). Vì thế, cả các nhà khoa học và giám đốc quản lý đều cần phải di chuyển đến các vùng khác nhau để thăm các nhà cung ứng, các đối tác liên minh và các trường đại học. Những nhà nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng khoảng cách về địa lý giữa các phịng ban cũng có ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên, chất lượng và tốc độ của các cuộc trao đổi này (von Zedtwitz & Gassmann, 2002). Từ đó, hiệu quả của các cuộc trao đổi này có thể giảm xuống do khoảng cách về địa lý, gia tăng rủi ro của việc không hiểu ý nhau (Fisch, 2003). Một số lập luận khác ủng hộ quan điểm tập trung hoá sử dụng các yếu tố về lợi thế về quy mơ mà các phịng R&D phải có để hoạt động hiệu quả (Granstrand et al., 1993). Những lập luận này liên quan đến chi phí đắt đỏ để trang trải việc đầu tư thiết bị cũng như nguồn lực mà các nhà khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 42 - 49)