Mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 93 - 97)

Giả thuyết H2: Hoạt động sáng tạo ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Giả thuyết H0: Hoạt động sáng tạo không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Giả thuyết hai phát biểu rằng hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Để kiểm định giả thuyết đó, ta có thể kiểm định giả thuyết H0: hoạt động sáng tạo không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Việc bác bỏ hay đồng ý với giả thuyết H0 này có thể giúp kiểm định giả thuyết H2. Bên cạnh đó, việc phân tích những hệ số ý nghĩa khác trong mơ hình mà có tác dụng giải thích mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp cũng như việc giải thích mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy cũng sẽ được đề cập trong phần này.

12 mơ hình đầu tiên đều dùng để chạy hồi quy giữa hai biến hiệu quả hoạt động sáng tạo RD với kết quả hoạt động kinh doanh (lần lượt được đo lường bằng ROA, ROI và mức tăng trưởng doanh thu). Kết quả chạy hồi quy của 12 mơ hình này đều đưa ra một kết luận chung là hoạt động sáng tạo tính bằng mức độ đầu tư vào hoạt

động nghiên cứu và phát triển ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là một kết luận khơng mang nhiều bất ngờ vì đúng với mong đợi thơng thường của nhiều tác giả trước đây khi cho rằng doanh nghiệp có hoạt động sáng tạo nổi bật thường mang đến mức lợi nhuận hoặc doanh thu cao hơn (Saarenketo et al., 2008; Forsgren, 2002; Eriksson et al., 2000). Để xem xét mối quan hệ giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D với kết quả hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác, để kiểm định giả thuyết H1, ta xây dựng một giả thuyết khác là H0: hoạt động nghiên cứu phát triển R&D khơng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Việc kiểm định giả thuyết H1 sẽ trở thành việc bác bỏ hay kiểm định giả thuyết H0. Giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ nếu hệ số hồi quy 𝛽3 có giá trị thống kê t khác 0 với p- value có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 (Field, 2009). Bảng 2 và 3 đã chỉ ra giá trị các hệ số này trong các mơ hình hồi quy. Kết quả chỉ ra rằng hệ số 𝛽3 thoã mãn các điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 khi kiểm định về mối liên hệ giữa hai biến kết quả hoạt động kinh doanh với hoạt động nghiên cứu và phát triển. Ví dụ như trong mơ hình đầu tiên, hệ số 𝛽3 có giá trị thống kê t là 2,73 với p-value có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Kết quả này đưa ra kết luận rằng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bị tác động khác nhau ở những mức độ khác nhau của hoạt động nghiên cứu và phát triển. Phần tiếp theo sẽ trình bày tiếp nguyên nhân lý giải kết quả này.

Trong phần tổng kết lý thuyết, mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với hiệu quả kinh doanh cũng đã được chứng minh là có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Một số tác giả cho rằng hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển sẽ giúp cơng ty có thêm nhiều kinh nghiệm chuyên môn (Griliches, 1979; Mansfield, 1984). Các nghiên cứu này lập luận rằng một doanh nghiệp có thể sử dụng các kiến thức chuyên môn đạt được theo những cách khác nhau để phát triển năng lực sáng tạo và năng lực cạnh tranh cốt lõi, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Ví dụ như bằng việc phát triển nhiều quy trình hiệu quả hơn sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và các loại chi phí phụ thu khác. Bằng việc tung ra nhiều sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm sẽ giúp gia tăng thị phần và doanh thu (Mansfield, 1968). Vấn đề sản phẩm mới hay hoàn thiện chất lượng của các sản phẩm hiện tại nhìn

chung giờ đây trở thành vấn đề mang tính nghĩa vụ của các cơng ty trong ngành nhằm đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện hữu và tiềm tàng. Vì thế, đây không chỉ được xem là chiến lược nâng dần vị thế cạnh tranh của các công ty trong ngành nữa mà trở nên ngày càng quan trọng trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, một doanh nghiệp cũng có thể gia tăng lợi nhuận của nó thơng qua việc cho thuê các bằng sáng chế mà cơng ty nắm giữ. Bên cạnh đó các hoạt động này cũng có những ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả của hoạt động kinh doanh. Cohen & Levinthal (1990) kết luận rằng sáng tạo sẽ gia tăng năng lực của doanh nghiệp trong việc theo đuổi, sao chép và ứng dụng các nguồn kiến thức từ bên ngồi. Bên cạnh đó, họ cũng kết luận rằng các doanh nghiệp sáng tạo (innovative firms) cũng sẽ có những khác biệt rõ ràng với các doanh nghiệp không sáng tạo (non-innovative firms) (Wakelin, 2001) và hoạt động R&D sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến kết quả của hoạt động kinh doanh (Kafouros, 2008). Dù rằng ở một lập trường khác, các nhà nghiên cứu lại cho rằng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đặc biệt là trong một ngành có đặc thù phát triển cực nhanh trình độ và năng lực sáng tạo như cơng nghệ thơng tin nói chung và cơng nghệ phần cứng nói riêng, hoạt động sáng tạo không phải lúc nào cũng được đánh giá là ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh thì những kết luận này nhìn chung vẫn thiếu tính thực tiễn. Bởi vì sự cạnh tranh khốc liệt và sự sao chép nhanh chóng từ đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp thường sẽ đánh giá cao kết quả của hoạt động sáng tạo khơng ngừng vì họ biết rằng những kết quả nghiên cứu sáng tạo ban đầu sẽ nhanh chóng bị đối thủ sao chép mất (Arrow, 1962). Hơn nữa, các nghiên cứu về quản trị chiến lược đã chỉ ra rằng kết quả từ hoạt động sáng tạo của các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng cân bằng một vài, thậm chí là tồn bộ kết quả sáng tạo của chính doanh nghiệp đó (Porter, 1980; Chen & Miller, 1994; Kafouros, 2005; Adams & Jaffe, 1996; Link, 1981). Do đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng một vai trị sống cịn trong các doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp phần cứng.

Trong nỗ lực lý giải sự khác biệt trong các kết luận về mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với hiệu quả kinh doanh, bài luận văn này đưa đến một kết luận rằng nhìn chung hoạt động sáng tạo ngày càng có có nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Sự cạnh tranh khốc liệt và san bằng nhanh chóng các thành tựu khoa học cơng nghệ có thể là một phần nguyên nhân của hiện tượng này. Có thể lấy ví dụ về Nokia, Apple và Samsung làm dẫn chứng. Trước giai đoạn năm 2007, Nokia được xem là bá chủ trong ngành sản xuất điện thoại di động. Tập đồn này đóng góp hàng tỷ GDP cho Phần Lan khi tổng doanh thu hàng năm chiếm gần 95% tổng GDP cả nước (McKinsey & Company, 2011). Nhưng đến năm 2007 khi Apple tung ra sản phầm Iphone thế hệ đầu tiên, đưa ra một định nghĩa mới cho thiết bị di động này, Nokia ngay lập tức trải qua giai đoạn khủng hoảng và nằm trên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, thể chủ đạo độc quyền của Apple chiếm giữ khơng lâu khi mà Samsung đã nhanh chóng tung ra một dòng sản phẩm tương tự Galaxy tập trung vào phân khúc thị trường bình dân hơn. Mặc dù tin đồn rằng nhà sản xuất thiết bị di động đến từ Hàn Quốc này đã sao chép ý tưởng từ Apple trong q trình gia cơng sản phẩm và cả hai tập đoàn đang theo đuổi các vụ kiện liên quan dường như mãi khơng chấm dứt, thì thị trường di động hiện nay gần như ngay lập tức bão hồ vì các nhà cung cấp thiết bị di động khác như Sony, Nokia hay Blackbery cũng nhanh chóng nhập cuộc. Ví dụ điển hình này có thể chỉ ra những khó khăn của các cơng ty sản xuất thiết bị phần cứng trong việc nắm giữ thế độc quyền của các thành tựu khoa học cơng nghệ. Từ đó, mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và phát triển với kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng và đóng vai trị chiến lược trong sự thành bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng thừa nhận rằng tuỳ vào quy mô doanh nghiệp và phạm vi kinh doanh mà mối quan hệ này có tồn tại hay không (Kafouros, 2005; Adams & Jaffe, 1996; Link, 1981). Một vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của hoạt động sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh sẽ phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp cũng như khả năng chiếm giữ các thành tựu khoa học cơng nghệ đó (Lichtenberg & Siegel, 1991; Cohen & Levinthal, 1990; Wang & Tsai, 2003). Một điều quan trọng

không kém là thang đo đo lường kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động sáng tạo trong các bài nghiên cứu trước đây là khác nhau. Đây có thể góp phần giải thích lý do về sự ra đời của các kết luận khác nhau về mối quan hệ mật thiết này. Một số nghiên cứu trước đây sử dụng các chỉ số kế toán khác hoặc xây dựng thang đo Tobin Q để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (Contractor, 2007; Lu & Beamish, 2001; Lu & Beamish, 2004), trong khi đó bài luận văn này tin rằng các chỉ số ROA, ROI và mức tăng trưởng doanh thu sẽ phản ánh tốt hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về thang đo đo lường hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp, số lượng bằng phát minh sáng chế đã được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ sử dụng duy nhất biến mức độ hoạt động R&D hay số lượng sản phẩm mới lại được sử dụng. Tác giả tin rằng việc sử dụng những thang đo lường khác nhau có thể dẫn đến những kết quả nghiên cứu khác nhau. Tóm lại, có thể kết luận rằng, trong ngành với tốc độ phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ như ngành công nghiệp phần cứng, việc theo đuổi duy nhất chiến lược đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển hay hoạt động sáng tạo sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa cho cơng ty. Do đó, việc tận dụng các hiệu quả của hoạt động sáng tạo chỉ giúp mang lại các lợi thế cạnh tranh, mà từ đó giúp cơng ty thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh chứ không thể trở thành chiến lược phát triển duy nhất của các công ty trong ngành được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 93 - 97)