Mối liên hệ giữa kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác và ứng dụng các phát minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 49 - 53)

2.6. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả sáng tạo

2.6.2. Mối liên hệ giữa kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác và ứng dụng các phát minh

mức chi phí đầu tư ban đầu.

2.6.2. Mối liên hệ giữa kinh doanh quốc tế và khả năng khai thác và ứng dụng các phát minh mới các phát minh mới

Ở điểm này, điều quan trọng là phân biệt được những sáng chế, phát minh kỹ thuật mới với cân bằng về kinh tế. Trong phần trước, kết quả của hoạt động sáng tạo được chứng minh là phụ thuộc vào khả năng phát triển các hoạt động sáng tạo chuyên môn. Tuy nhiên, chúng cũng phụ thuộc vào khả năng khai thác và ứng dụng những thành công này cũng như năng lực xây dựng các chiến lược cho phép một doanh nghiệp thu được các lợi nhuận kinh tế từ các sáng chế, phát minh đó. Các nhà phát minh khơng thể tự thu được lợi nhuận từ các sáng chế, phát minh của mình, do đó, chúng sẽ dễ dàng được chuyển nhượng cho các doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kết quả của hoạt động sáng tạo không phải lúc nào cũng đi đôi với hiệu quả kinh tế. Vì vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế có thể được xem là một trong các đặc tính đặc biệt của doanh nghiệp giúp họ khai thác và ứng dụng tốt hơn các phát minh, sáng chế.

Caves (1982) là một trong những người đầu tiên kết luận rằng các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ở các thị trường khác sẽ có cơ hội đạt được hiệu quả sáng tạo tốt hơn. Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng đã đồng ý mối quan hệ này.

Các nghiên cứu trước đây cũng kết luận rằng các doanh nghiệp sẽ không thể bù đắp được chi phí đầu tư cho hoạt động R&D nếu chỉ hoạt động ở một vài thị trường (Hitt et al., 1997) (Santos et al., 2004). Thật vậy, chi phí đầu tư cho các hoạt động này thường khá lớn, cùng với việc chu kỳ sản phẩm bị rút ngắn cũng như tỷ lệ khấu hao cho các danh mục đầu tư này cũng thường khá cao, do đó nếu các doanh nghiệp chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế q ít sẽ khơng thể thu được lợi nhuận từ hoạt động sáng tạo. Ngược lại, các doanh nghiệp có mức độ thực hiện hoạt động thương mại cao hơn sẽ có thể thu được mức chi phí tăng thêm cho sản phẩm của học cũng như tiếp cận được lượng cầu lớn hơn (Kotabe et al., 2002). Fisch (2003) cho rằng hoạt động kinh doanh quốc tế giúp các doanh nghiệp nhận diện được cũng như phản ứng tốt hơn đối với nhu cầu của khách hàng nước ngoài, các sự hỗ trợ đơn vị sản phẩm nội địa, các chính sách hoặc quy định đặc biệt của thị trường mới. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể giúp giảm rủi ro của hoạt động R&D bằng việc tránh các chu kỳ kinh doanh đặc biệt và dao động ở một thị trường hoặc vùng đơn lẻ. Vì vậy, Lu & Beamish (2004) đã nhấn mạnh rằng chỉ có các doanh nghiệp xây dựng các loại tài sản vơ hình ở nhiều thị trường mới có thể khai thác hết giá trị của chúng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sáng tạo tham gia kinh doanh ở nhiều thị trường có thể giảm thiểu chi phí sản xuất và gia tăng hiệu quả kinh doanh thông qua việc chuyển đổi và ứng dụng các quy trình sáng tạo vào trong các dây chuyền sản xuất (Kotabe et al., 2002). Một cách tổng quát, hoạt động kinh doanh quốc tế tác động tích cực đến mối quan hệ giữa sáng tạo và hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có thể đạt được từ hoạt động sáng tạo.

Từ những giải thích tổng qt chung cho vai trị của kinh doanh quốc tế đối với hoạt động sáng tạo, có thể nhận ra rằng hoạt động mở rộng thị trường quốc tế này có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả của hoạt động sáng tạo. Vì những xung đột liên quan đến kết luận chung về vai trò của kinh doanh quốc tế đến hiệu quả hoạt động sáng tạo, tác giả liên tưởng đến việc áp dụng lý thuyết về ba giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh quốc tế đến hiệu quả hoạt động sáng tạo

(Contractor et al., 2007; Lu & Beamish, 2001). Do đó, những lập luận dưới đây về mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động sáng tạo có sự giống nhau nhất định khi thảo luận về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh, đó là vì hiệu quả của hoạt động sáng tạo, trong các nghiên cứu trước đây đã được chỉ ra là có những đặc tính đẩy đủ để xem như là một thang đo đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Chesbrough, 2003; Chang & Singh, 2000; Cassiman & Golovko, 2011).

Giai đoạn 1. Giai đoạn tiêu cực: chi phí và rào cản của giai đoạn thâm nhập thị trường quốc tế

Trong giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp mở rộng ra các thị trường mới, khác biệt để đạt được các lợi ích của hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong giai đoạn này, việc đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức ở thị trường mới sẽ góp phần mang lại các kết quả tiêu cực cho hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp (Anderson & Gatignon, 1986). Bên cạnh đó, giống như được đề cập đến ở phần thảo luận về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động sáng tạo, các doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều hơn cho các loại hoạt động trong giai đoạn đầu này, ví dụ như chi cho nhà đại diện tại nước ngoài, chi phí học tập, chi phí chuyển đổi địa phương, chi phí giao tiếp và các loại chi phí khác dùng để xây dựng và thiết lập vị trí của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài (Hennart, 2001; Roth & O’Donnell, 1996). Những loại chi phí này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động sáng tạo khi mà hoạt động này dựa chủ yếu trên khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm của nguồn nhân lực. Từ những khó khăn và thách thức từ thị trường mới này mà hiệu quả hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiên của q trình kinh doanh quốc tế hố có thể sẽ bị tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực.

Giai đoạn 2. Giai đoạn tích cực: lợi ích từ chiến lược tồn cầu hố bắt đầu xuất hiện

Trong giai đoạn giữa này, các doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi ích từ chiến lược quốc tế hố như lợi thế kinh tế về quy mơ, các chính sách ưu đãi từ thị trường mới

hay bắt đầu tận dụng được các lợi thế cạnh tranh của thị trường như nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ có chất lượng hay nguồn nhân lực có các kiến thức chun mơn đặc biệt (Contractor et al., 2003; Daniels & Bracker, 1989).Lợi ích thu được từ lợi thế kinh tế về quy mơ tồn cầu cũng như các cơ hội khai thác thị trường mới cũng bắt đầu lớn hơn mức chi phí đầu tư bỏ ra (Caves, 1996). Văn hoá và xã hội địa phương được học hỏi từ giai đoạn đầu của q trình tồn cầu hoá cũng bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp từ lúc này. Tận dụng được những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng được đội ngũ tham gia hoạt động sáng tạo hiệu quả. Việc sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ có chất lượng tại các thị trường mới thâm nhập có thể giúp giảm thiểu chi phí tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, việc tận dụng các nguồn nhân lực mới, có văn hố sáng tạo, trẻ hay năng động có thể giúp gia tăng kết quả của hoạt động sáng tạo. Từ những lập luận đó, có thể kết luận rằng hoạt động kinh doanh quốc tế có thể mang lại những tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sáng tạo trong giai đoạn thứ hai của quá trình thâm nhập thị trường mới.

Giai đoạn 3. Tác động tiêu cực: quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế vượt qua ngưỡng tối ưu

Việc đưa ra những kết quả tiêu cực giữa hoạt động sáng tạo với hoạt động kinh doanh quốc tế sau một thời gian dài hoạt động có thể là những minh chứng đầu tiên của những tác động tiêu cực ở giai đoạn phát triển vượt qua ngưỡng tối ưu của chiến lược quốc tế này. Việc tập trung tối thiểu hố chi phí phát sinh trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến mức chi phí đầu tư cho việc theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm trong cùng giai đoạn. Hơn nữa, việc theo đuổi một hoạt động kinh doanh quốc tế dài hơn có thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng quản trị của các doanh nghiệp khi mà áp lực mang lại mức hiệu quả dương trong giai đoạn thâm nhập sâu này càng lớn. Bên cạnh đó, cũng với tính phức tạp trong cơ cấu vận hành một bộ máy R&D tích hợp khổng lồ tồn cầu ngược lại có thể ánh hưởng tiêu cực đến kết quả của hoạt động sáng tạo. Do đó, việc các nhà khoa học tin rằng hoạt

động sáng tạo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực ở giai đoạn này của quá trình kinh doanh quốc tế hố là điều dễ hiểu.

Giả thuyết H3: Kinh doanh quốc tế tác động phi tuyến tính đến hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động này tác động tiêu cực ở giai đoạn đầu, tác động tích cực ở giai đoạn giữa và trở lại những ảnh hưởng tiêu cực ở giai đoạn thứ ba của q trình phát triển hoạt động kinh doanh tồn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)