Trong các nghiên cứu trước đây, hoạt động R&D của doanh nghiệp được chứng minh không chỉ giúp tạo ra các nguồn thơng tin mới mà cịn có thể giúp cải thiện năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng và khai thác các nguồn thông tin hiện có (Cohen & Levinthal, 1990). Những nghiên cứu này cũng cho rằng chi phí đầu tư cho hoạt động R&D có ảnh hưởng đến hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp (Wadhwa & Kotha, 2006; Wang & Kafouros, 2009). Hoạt động R&D và hoạt động sáng tạo lần lượt đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích các chiến lược xuất khẩu và lượng xuất khẩu (Cassiman & Golovko, 2011). Mặc dù một vài nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động kinh doanh quốc tế phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và mức độ hoạt động R&D (Ito & Pucik, 1993), các nhà nghiên cứu trước đây vẫn đồng ý rằng năng lực R&D của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến q trình kinh doanh quốc tế. Ví dụ như, Zhao & Li (1997) kết luận rằng năng lực của hoạt động R&D của doanh nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Các tập đoàn đa quốc gia có đầu tư đúng mức cho hoạt động R&D sẽ giảm đáng kể những rào cản gia nhập thị trường mới (Wang & Kafouros, 2009). Các doanh nghiệp quốc tế cũng có thể thu được lợi nhuận từ lợi thế học tập (Autio et al., 2000). Lợi thế học tập này giúp quá trình kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp được linh hoạt hơn nhằm đạt được những nguồn kiến thức chuyên môn bổ sung quan trọng, giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả của hoạt động sáng tạo (Zhou et al., 2012). Điều đáng chú ý là năng lực hấp thu của tổ chức cũng đóng vai trị quan trọng đối với q trình kinh doanh quốc tế của tổ chức vì nó hỗ trợ q
trình tiếp thu những lợi thế kiến thức chuyên môn mới (Zhou & Wu, 2014). Dựa trên những lập luận trên, một giả thuyết mới có thể được xây dựng:
Giả thuyết H4: Hoạt động kinh doanh quốc tế điều tiết mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh.
2.8. Mơ hình đề xuất nghiên cứu
Hình 2. 4: Mơ hình đề xuất nghiên cứu
Nguồn: tác giả đề xuất
Hoạt động sáng tạo
Kinh doanh quốc tế
Hiệu quả kinh doanh H1
H3
H2
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương này tổng kết các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả của hoạt động kinh doanh. Phần đầu tiên của chương dùng để giới thiệu các lý thuyết nền tảng chung để từ đó áp dụng trong việc xây dựng 4 giả thuyết trong luận văn này. Trong khi phần thứ hai của chương dùng để áp dụng các lý thuyết kinh tế vào thực tiễn ngành công nghiệp phần cứng, từ đó điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn ngành. Mơ hình đề xuất nghiên cứu cũng được xây dựng và đề cập đến trong chương này.
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này dành để trình bày phần mơ hình được sử dụng để nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết. Cách xây dựng thang đo đo lường các biến và các nghiên cứu bổ trợ cho việc lựa chọn thang đo cũng được đề cập đến trong nội dung chương này. Cụ thể, chương ba giới thiệu các câu hỏi nghiên cứu và cơ sở phương pháp luận cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin cũng được đề cập chi tiết trong nội dung chương này.
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hoạt động kinh doanh quốc tế có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần cứng?
2. Hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần cứng?
3. Mối liên hệ giữa hoạt động sáng tạo và hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty thuộc ngành công nghiệp phần cứng?
3.2. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho ta phương pháp nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển và trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác.
3.3. Phương pháp thu thập thông tin
Mặc dù mục đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập đến các đặc điểm của mẫu được chọn, phần phương pháp thông tin một lần nữa sẽ đề cập đến vấn đề này để đảm bảo việc lựa chọn nguồn dữ liệu thu thập là rõ ràng và hiệu quả. Luận văn đã thu thập mẫu 176 công ty từ dữ liệu của Standard & Poor’s COMPUSTAT trong giai đoạn từ 2006 đến 2014. Dữ liệu COMPUSTAT bao gồm các dữ liệu về kế tốn và tài chính của hơn 6,000 cơng ty được giao dịch rộng rãi. Các công ty được thu
thập phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: (1) mã ngành GICS là 4520 được mã hố là các cơng ty hardware, (2) các cơng ty được thu thập có trụ sở chính tại Mỹ và đang có dự án kinh doanh hoặc chi nhánh làm việc tại Việt Nam và (3) mẫu thu thập phải có đầy đủ thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis-Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo. DataStream, Bloomberg và báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty cũng được sử dụng để đảm bảo thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết. Về quyết định lựa chọn mốc 9 năm để nghiên cứu là dựa trên tiêu chuẩn về việc có mức thời gian đủ dài để đảm bảo chất lượng bài nghiên cứu đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng thông tin thu thập không đầy đủ. Mốc thời gian 9 năm này cũng sẽ phản ánh được hoạt động hiện thời của cơng ty cũng như tình hình ổn định mà cơng ty đang trải qua. Một số bài nghiên cứu khác cũng đã lựa chọn mốc thời gian 7-9 năm. Bên cạnh đó, mốc thời gian 9 năm là rất lý tưởng trong việc đạt được độ chính xác cần thiết cho dữ liệu thu thập cũng như hạn chế sai số trong việc thu thập mẫu. Việc lựa chọn các cơng ty Mỹ để nghiên cứu vì tính rõ ràng, chính xác và cập nhật thơng tin trong chính sách kế tốn tài chính của cơng ty này. Đồng thời việc đồng nhất một quốc gia trong quá trình thu thập mẫu nhằm đảm bảo tránh được những khác biệt khơng đáng có như khác biệt về năm tài chính, chính sách kế tốn v.v. có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thơng tin thu thập. Ngược lại, chỉ tiêu về việc có ít nhất 10 phần trăm doanh thu từ nước ngoài được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây sẽ khơng được dùng trong luận văn này vì tác giả mong đợi đánh giá được các giai đoạn phát triển khác nhau của quá trình kinh doanh quốc tế hoá.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Dubofsky & Varadarajan (1987) tin rằng việc kiểm định lại kết quả của các nghiên cứu trước đây là việc làm cần thiết. Hitt et al. (1997) cũng miêu tả vai trò quan trọng của việc lặp lại các nghiên cứu trước đây trong q trình tích hợp và phát triển các phương pháp nghiên cứu.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tồn cầu hố với kết quả hoạt động kinh doanh, các nghiên cứu trước đây đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (Capar & Kotabe, 2003; Contractor, 2007; Contractor et al., 2003; Delios & Beamish, 2001; Delios et al., 2008). Trong số đó, mơ hình hồi quy đa biến được khuyến khích áp dụng bởi vì độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu này với mối liên hệ giữa các biến (Greene, 2010). Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng phù hợp đối với cả biến độc lập và phụ thuộc vì các biến này đều là theo phân phối chuẩn (Sharma, 1996). Vì vậy, luận văn cũng sẽ áp dụng phương pháp này để nghiên cứu và phân tích mối liên hệ giữa các biến. Phương pháp thực nghiệp tối ưu nhất là đánh giá riêng biệt những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến năng lực sáng tạo và thành quả sáng tạo. Tuy nhiên, vì khơng thể tính được một cách chính xác năng lực sáng tạo và thành quả sáng tạo, luận văn sẽ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sáng tạo. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây phỏng theo mơ hình sản xuất Cobb-Douglas (Griliches, 1979). Mơ hình này thể hiện rằng sản lượng đầu ra khơng chỉ liên quan đến lượng vốn và nhân công đầu vào mà còn phụ thuộc vào lượng vốn R&D đầu tư cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, mơ hình này có một điểm yếu là bởi vì tỷ lệ khấu hao của hoạt động sáng tạo là khơng thể tính tốn chính xác được, vì thế khơng thể tính chính xác lượng vốn R&D đã đầu tư cho hoạt động sản xuất là bao nhiêu. Vì lý do đó, luận văn này đã ứng dụng vào trong các lý thuyết kinh tế để đánh giá được sản lượng sáng tạo (Wakelin, 2001). Mơ hình nghiên cứu dưới đây thể hiện sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào hoạt động sáng tạo. Điều này giúp mơ hình này trở nên tối ưu trong việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
∆𝑃𝑖𝑡 = 𝜆 + 𝛼∆𝐾𝑖𝑡 + 𝛽∆𝐿𝑖𝑡 + 𝜌𝐼𝑖𝑡 + ∑ 𝛾𝐷𝑖+ 𝜀𝑖𝑡
trong đó, ∆𝑃𝑖𝑡 là hiệu quả kinh doanh của công ty i vào năm t, 𝐾𝑖𝑡 là tổng lượng tài sản hữu hình của cơng ty i vào năm t, 𝐿𝑖𝑡 là lượng nhân công của công ty I vào năm t, 𝐼𝑖𝑡 là tổng hoạt động sáng tạo của công ty i vào năm t, ∑ 𝐷𝑖 là số lượng các biến giả hoặc biến điều tiết, 𝜀𝑖𝑡 là sai số của doanh nghiệp i vào năm t, 𝜆 là hằng số, 𝜌 là hiệu quả hoạt động sáng tạo, và 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các thông số dùng để đánh giá.
Giả định rằng mơ hình lý thuyết ở trên là phù hợp thì (1) sự đóng góp của hoạt động sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh ở các tổ chức có hoạt động kinh doanh quốc tế cao sẽ khác với hiệu quả kinh doanh đạt được ở các tổ chức có hoạt động kinh doanh quốc tế thấp hơn, và (2) hoạt động kinh doanh quốc tế cũng sẽ điều tiết mối quan hệ giữa hiệu quả sáng tạo với hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, mơ hình nghiên cứu trên đây đã được mở rộng ra bằng việc phân tích hồi quy vai trị điều tiết của biến. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, để kết luận xem một biến có thật sự đóng vai trị điều tiết hay khơng thì cần phải kiểm tra xem liệu rằng hệ số hồi quy giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là một hàm số của biến điều tiết đó (Le et al., 2006), ví dụ như trong hàm thống kê, thì hệ số tương tác phải có ý nghĩa. Kiểm định giả thuyết rằng hoạt động kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sáng tạo, mơ hình nghiên cứu sau đây sẽ được dùng. Mơ hình này bao gồm biến hoạt động sáng tạo, được đo lường bằng mức độ thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế (Degree of internationalization DOI) của doanh nghiệp i vào năm t. Nếu mơ hình nghiên cứu này phù hợp, thì lợi nhuận thu được của hoạt động sáng tạo ở mơ hình thứ hai này sẽ có khác biệt lớn với mơ hình thứ nhất.
∆𝑃𝑖𝑡 = 𝜆 + 𝛼∆𝐾𝑖𝑡+ 𝛽∆𝐿𝑖𝑡+ 𝜌𝐼𝑖𝑡𝐷𝑂𝐼𝐼𝑇+ ∑ 𝛾𝐷𝑖+ 𝜀𝑖𝑡
3.5. Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo 3.5.1. Hiệu quả kinh doanh 3.5.1. Hiệu quả kinh doanh
Biến phụ thuộc ở đây là hiệu quả của hoạt động kinh doanh, thường được đo lường bằng lợi nhuận hoặc doanh thu. Bởi vì lợi nhuận của doanh nghiệp là không cố định và đơi khi có thể mang giá trị âm, và bởi vì ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hiệu quả sáng tạo có thể lâu hơn là ảnh hưởng đến doanh thu, nên các bài nghiên cứu dạng này thường sử dụng thang đo lường thứ hai (Wagner, 2004). Trong nghiên cứu của mình, Wagner đã sử dụng tỷ số giữa doanh thu chia cho tổng số nhân viên trong doanh nghiệp (thang đo lường này cũng được dùng để tính hiệu quả nhân cơng). Các nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh rằng mặc dù các thang đo tài chính như lợi nhuận gặp vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn kế toán (các nước sử dụng các
chuẩn mực kế toán khác nhau), chi phí quản lý, v.v. hiệu suất nhân cơng lại ít gặp phải các phản hồi kiểu này (Wagner, 2004). Tuy nhiên, việc tiến hành thu thập số liệu về nhân cơng làm việc tại các tập đồn đa quốc gia sẽ có khả năng bị sai sót trong việc phân định nhân cơng làm việc tồn thời gian hay bán thời gian, cũng như phương thức tính tốn hiệu suất nhân cơng làm việc tại các tập đồn kiểu này thường có nhiều khác biệt với các điều chỉnh nhất định nên phương pháp đo lường này thường không được sử dụng trong các nghiên cứu dạng này.
Mặt khác, hầu hết thang đo sử dụng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh trong các bài nghiên cứu trước đây là hiệu quả doanh nghiệp, tức bao gồm các dữ liệu kế toán và thị trường (Lu & Beamish, 2004). Những bài nghiên cứu trước đây về hoạt động kinh doanh toàn cầu sử dụng các chỉ tiêu đo lường đơn giản như tỷ số của doanh thu hay lợi nhuận trên tổng tài sản doanh nghiệp (Tallman & Li, 1996). Tuy nhiên, những thang đo này không thể phản ánh hết được tất cả ảnh hưởng của các chiến lược kinh doanh toàn cầu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc các nhà nghiên cứu ủng hộ sử dụng các thang đo khác nhau trong việc đo lường hiệu quả kinh doanh là nhằm phản ánh được những sự khác biệt có thể có trong mức tài sản yêu cầu cũng như các đánh giá thị trường khác nhau mà công ty đưa ra áp dụng cho từng sản phẩm hay thị trường mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều thang đo khác nhau để đo lường hiệu quả kinh doanh sẽ giúp tăng cường độ chính xác cho các biến quan sát cũng như giảm thiểu rủi ro có thể xãy ra khi chỉ sử dụng một thang đo duy nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty.
Các phương pháp đo lường sử dụng các chỉ số kế tốn thơng thường được áp dụng cho các nghiên cứu về quản trị chiến lược và kinh doanh quốc tế (Grant, 1987). Một vài lý do giải thích cho việc này là bởi vì các dạng thơng tin như thế thường dễ thu thập và cũng rất hữu ích (Barney, 1997). Trong số đó, các chỉ số như ROA, ROE và ROI là ba thông số được sử dụng phổ biến nhất (Grant, 1987). Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng thuần một chỉ tiêu kế toán duy nhất như ROI hay ROE vì khả năng cung cấp thơng tin của các dữ liệu dạng này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lập luận rằng việc thay đổi giá chứng khốn cũng có thể được xem như một
thông số để đánh giá hiệu quả hoạt động của cơng ty vì nó sẽ dẫn đến việc thay đổi của các thông số quan trọng khác như ROA, ROI hay ROE (Geringer et al., 1989). Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng các thơng số kế tốn để đo lường hiệu quả kinh doanh sẽ mang đến nhiều hạn chế cho việc đo lường hiệu quả hoạt động của tổ chức bởi việc khác biệt trong các chính sách kế tốn của các cơng ty và các quốc gia khác nhau. Những nghiên cứu trước đây cũng nhận ra những hạn chế này khi sử dụng các chỉ số kế tốn nói trên (Geringer et al., 1989; Tallman & Li, 1996; Contractor et al., 2003). Những hạn chế này do đó có thể đưa ra các chỉ dẫn sai lầm về việc quản lý hay đánh giá khơng chính xác vai trị chiến lược của các nguồn lực vơ hình cũng như năng lực hoạt động của công ty (Barney, 1997). Ngồi ra, các thơng số kế tốn cũng khơng đánh giá được các rủi ro kinh doanh mà từng doanh nghiệp đang đối mặt khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của nó. Và