2.4. Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh doanh
2.4.1. Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế
Các nhà nghiên cứu hiện nay đang cho rằng mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia là khác nhau tuỳ vào từng giai đoạn của q trình phát triển chiến lược tồn cầu hố (Contractor et al.,
2003). Contractor et al. (2003) đã phát triển lý thuyết về ba giai đoạn của chiến lược tồn cầu hố để giải thích các tác động khác nhau của chiến lược này đến kết quả hoạt động kinh doanh của các MNCs ở từng thời kỳ phát triển khác nhau.
Giai đoạn 1 - Giai đoạn tiêu cực: chi phí và rào cản của giai đoạn thâm nhập thị trường quốc tế
Trong giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp mở rộng ra các thị trường mới, khác biệt để đạt được các lợi ích của hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong giai đoạn này các doanh nghiệp sẽ đối mặt với các thách thức lớn của những sự không chắc chắn do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa thông thuộc với các điều kiện của thị trường (Anderson & Gatignon, 1986). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều hơn cho các loại hoạt động, ví dụ như chi cho nhà đại diện tại nước ngồi, chi phí học tập, chi phí chuyển đổi địa phương, chi phí giao tiếp và các loại chi phí khác dùng để xây dựng và thiết lập vị trí của doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài (Hennart, 2001; Roth & O’Donnell, 1996). Ngoài ra, Doz et al (2001) cũng đã nhấn mạnh rằng để làm tốt ở giai đoạn đầu của q trình tồn cầu hố, giám đốc các doanh nghiệp cần phải có năng lực học tập và tích hợp các kiến thức, văn hoá, cấu trúc xã hội tại địa phương vào cấu trúc vận hành của doanh nghiệp. Các kỹ năng quản trị được xem là chìa khố đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp ở thị trường nước ngồi. Những chi phí và kỹ năng này cũng xuất hiện ở các giai đoạn khác của q trình quốc tế hố, nhưng dựa vào các thang đo lường tài chính, các chi phí ban đầu này thường được hoạch tốn trong giai đoạn đầu của q trình tồn cầu hố (Contractor, 2007). Cuối cùng, trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp khó vận hành hiệu quả để thu được lợi nhuận cao từ doanh thu nước ngồi. Vì vậy, giai đoạn này có thể lý giải tại sao các nhà nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ tương quan nghịch giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Giai đoạn 2 - Giai đoạn tích cực: lợi ích từ chiến lược tồn cầu hố bắt đầu xuất hiện
Trong giai đoạn giữa này, các doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi ích từ chiến lược quốc tế hố. Các tổ chức có thể thu được lợi nhuận thông qua chiến lược phân biệt giá hoặc tận dụng các cơ hội giao dịch hốn đổi (Contractor et al., 2003). Lợi ích thu được từ lợi thế kinh tế về quy mơ tồn cầu cũng như các cơ hội khai thác thị trường mới bắt đầu lớn hơn mức chi phí đầu tư bỏ ra (Caves, 1996). Trong giai đoạn này của hoạt động tồn cầu hố, các cơng ty cũng có thể tìm được các nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ và bước vào giai đoạn có các kiến thức chun mơn đặc biệt (Daniels & Bracker, 1989). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dường như có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm tra và đánh giá cơ hội thị trường nhanh và chính xác hơn dựa vào các kinh nghiệm quốc tế thu được. Văn hoá và xã hội địa phương được học hỏi từ giai đoạn đầu của q trình tồn cầu hoá cũng bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp từ lúc này. Từ những nguyên nhân ở trên, hoạt động kinh doanh quốc tế được cho rằng có những ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp MNCs.
Giai đoạn 3 - Tác động tiêu cực: quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế vượt qua ngưỡng tối ưu
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ theo hình chữ U ngược giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hiệu quả kinh doanh, từ đó đề xuất ý tưởng về những tác động tiêu cực ở giai đoạn sau của quá trình mở rộng thị trường quốc tế. Các nhà khoa học chỉ ra rằng chi phí đầu tư cho việc mở rộng thị trường quốc tế hơn nữa bây giờ sẽ nhiều hơn mức lợi nhuận thu được, do đó hoạt động kinh doanh quốc tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Cụ thể, các tập đoàn đa quốc gia bây giờ sẽ xem xét đến việc mở rộng thị trường quốc tế với mức lợi nhuận tiềm năng ít hơn hoặc ở các môi trường không ổn định hơn. Và bởi vì tính phức tạp của cơ cấu vận hành tồn cầu của doanh nghiệp, các chi phí đầu tư cho việc mở rộng này có thể sẽ vượt qua lợi ích thu được từ việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế lên một cấp độ mới (Contractor et al., 2003). Gomes & Ramaswamy (1999) đề
xuất ý tưởng rằng sự khác biệt về văn hoá tại các quốc gia khác nhau có thể gia tăng chi phí giao dịch và các loại chi phí cơng khác. Ngoài ra, mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia yêu cầu khả năng quản trị cao cấp hơn. Quản lý không hiệu quả ở thị trường quốc tế như được đề cập đến ở giai đoạn đầu tiên có thể quay trở lại ở giai đoạn này của q trình tồn cầu hố.Vì vậy, ở giai đoạn 3 này, tác động tiêu cực được giả định cho mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh. Hình 2.2 dưới đây tổng kết lý thuyết ba giai đoạn được thảo luận ở trên.
Giả thuyết H1: mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phần cứng là phi tuyến tính, cụ thể hoạt động kinh doanh quốc tế tác động tiêu cực ở giai đoạn đầu, tác động tích cực ở giai đoạn giữa và quay trở lại những tác động tiêu cực ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển đối với kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình 2. 2: Lý thuyết về ba giai đoạn của hoạt động kinh doanh quốc tế
Giai đoạn 1 Tác động tiêu cực Trách nhiệm của đối tác quốc tế Chi phí học tập ban đầu
Quy mơ kinh doanh không hiệu quả Giai đoạn 2 Tác động tích cực Khác thác các nguồn lực Quốc tế hố các chi phí giao dịch
Lợi thế kinh tế về quy mơ và phạm vi
Mở rộng vịng đời sản phẩm
Tiếp cận nguồn chi phí thấp hơn
Giai đoạn 3
Tác động tiêu cực
Khác biệt về văn hố Chi phí điều phối của các thị trường rất phân tán Mở rộng ra các thị trường ngoại vi
Nguồn: (Contractor et al., 2003)
P er fo r m a nce Degree of multinationality Early Internationalizers Mid-stage Internationalizers Highly Internationalized firms