Hiệu quả hoạt động sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 64 - 65)

3.5. Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo

3.5.2. Hiệu quả hoạt động sáng tạo

Các nhà khoa học sử dụng nhiều biến khác nhau để đo lường hiệu quả hoạt động sáng tạo. Hiệu quả hoạt động sáng tạo thường được đo lường bởi số lượng các sản phẩm mới được tung ra trên thị trường trong suốt giai đoạn tiến hành nghiên cứu (Katila & Ahuja, 2002; Zahra & Nielsen, 2002). Tuy nhiên, vì hầu hết các doanh nghiệp trong ngành cơng nghệ thơng tin nói chung và ngành cơng nghiệp phần cứng nói riêng đều thường tiến hành cải tiến và nâng cấp các sản phẩm hiện có bên cạnh việc tung ra các sản phẩm mới, do đó, việc đo lường này khó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp được.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng một thang đo lường khác là số lượng bằng sáng chế phát minh như là một thang đo đo lường hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp (Griliches, 1990). Thang đo này được tính dựa trên số lượng bằng sáng chế được công ty đăng ký chính thức trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy vậy, thang đo này cũng có một số ưu nhược điểm nhất định (Ahuja & Katila, 2001). Trước hết, bằng sáng chế có liên quan trực tiếp đến khả năng sáng tạo của doanh nghiệp: doanh nghiệp chỉ được cấp bằng cho những cải tiến hay các giải pháp hiển nhiên với các tiện ích rõ rệt (Walker, 1995). Thêm nữa là chúng đại diện cho các giải pháp bên ngồi của các cơng nghệ sáng tạo vượt bậc (Griliches, 1990). Và cuối cùng là các bằng này có thể được chuyển nhượng thành tài sản nếu họ đồng ý cho phép bên thứ ba sử dụng bằng của họ, do đó, bằng sáng chế cũng có giá trị về kinh tế (Kamien & Schwarts, 1982; Scherer & Ross, 1990). Nhiều quan ngại gần đây cũng đã nổi lên về việc sử dụng thang đo này bởi vì nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực ngành và các nghiên cứu về quá trình phát triển đã không thành công khi đo lường biến này. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng thang đo hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp dựa trên chỉ tiêu này có thể giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro cảm tính khác. Đồng thời, hoạt động sáng tạo được xem là khá khó khăn trong việc để bên thứ ba liên quan đánh giá. Do đó, việc sử dụng thang đo này

dù còn nhiều tranh cãi nhưng vẫn phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động sáng tạo hiện nay. Tương tự như vậy, phương pháp phỏng vấn các giám đốc điều hành hoạt động R&D về hiệu quả thực sự của hoạt động R&D cũng có gặp nhiều vấn đề. Thứ nhất là các vị giám đốc này không phải lúc nào cũng đồng ý trả lời thành thật những câu hỏi như thế và thứ hai là việc đo lường mức độ quan trọng của các hiệu quả sáng tạo theo cách này cũng khơng dễ dàng gì. Để tránh những rủi ro này và cũng giống như một số nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã đề xuất sử dụng phương pháp đo lường bằng cường độ hoạt động R&D, tức bằng tỷ số giữa chi phí đầu tư cho hoạt động R&D với doanh thu của cơng ty đó. Phương pháp này tuy nhiên lại không nhận được nhiều sự đồng thuận vì các nhà nghiên cứu khác cho rằng tỷ số này có thể sẽ khơng phù hợp đối với các ngành nghề yêu cầu mức đầu tư vốn ban đầu lớn cho những hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ với thời gian thu hồi vốn chậm như ngành dược, chế tạo vũ khí…

Vì đặc thù ngành công nghệ phần cứng, các doanh nghiệp thường xuyên phải bảo vệ năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ cạnh tranh đồng thời không ngừng cải tiến sáng tạo ra các sản phẩm mới, việc đăng ký bản quyền hay các phát minh sáng chế trở thành một vấn đề quan trọng mang tính sống cịn của doanh nghiệp vì nó thể hiện chính xác nhất năng lực sáng tạo của mỗi doanh nghiệp trong ngành. Do vậy trong luận văn này, số lượng bằng sáng chế sẽ được dùng để đo lường hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp và được mã hoá là INO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)