Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 86 - 93)

Giả thuyết H1: Kinh doanh quốc tế tác động phi tuyến tính đến hiệu quả kinh doanh. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của hoạt động kinh doanh quốc tế, quá trình này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh nhưng về lâu dài, quá trình này sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến một giai đoạn trước khi quay trở lại những tác động tiêu cực.

Giả thuyết H0: Kinh doanh quốc tế khơng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giả thuyết một đưa ra giả định rằng các chiến lược kinh doanh tồn cầu hố có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh và mối quan hệ này tuân theo hình chữ S, tức là giai đoạn đầu của q trình kinh doanh tồn cầu hố, cơng ty sẽ chịu tổn thất nhất định, nhưng sau một thời gian hoạt động ở thị trường nước ngồi thì những tổn

thất này có thể được thay thế bằng những lợi ích nhất định mang lại từ việc theo đuổi chiến lược này. Tuy nhiên q trình này khơng kéo dài mãi mà đến một giai đoạn nhất định kinh doanh quốc tế sẽ dần tác động tiêu cực trở lại đến hiệu quả kinh doanh. Để kiểm định giả thuyết đó thì cần phải kiểm tra giả thuyết H0 trước, sau đó sẽ phân tích những hệ số ý nghĩa khác trong mơ hình mà có tác dụng giải thích mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh với chiến lược tồn cầu hố của doanh nghiệp và cuối cùng sẽ giải thích mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Bên cạnh đó, ý nghĩa của mơ hình nghiên cứu, mức độ tác động và dấu của hệ số hồi quy cũng sẽ được giải thích trong phần này.

Để xem xét mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác, để kiểm định giả thuyết H1, ta xây dựng một giả thuyết khác là H0: kinh doanh quốc tế khơng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Việc kiểm định giả thuyết H1 sẽ trở thành việc bác bỏ hay kiểm định giả thuyết H0.

Giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ nếu các hệ số hồi quy 𝛽4, 𝛽5 và 𝛽6 có giá trị khác 0 với p- value có mức ý nghĩa rất nhỏ (Field, 2009). Bảng 2 và 3 đã chỉ ra giá trị các hệ số này trong các mơ hình hồi quy. Kết quả chỉ ra rằng hai hệ số 𝛽4, 𝛽5thỏa mãn các điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0 khi kiểm định về mối liên hệ giữa hai biến kết quả hoạt động kinh doanh với hai giai đoạn khác nhau của q trình tồn cầu hố (mơ hình 1 và 2 đối với ROA, mơ hình 5 và 6 đối với ROI và mơ hình 9 và 10 đối với mức tăng trưởng doanh thu SG). Trong khi đó, hệ số hồi quy 𝛽6 lại không thể chứng tỏ mối quan hệ này nên không thể kết luận là bác bỏ giả thuyết H0 hoàn toàn được. Kết quả này đưa ra kết luận rằng kết quả hoạt động kinh doanh sẽ bị tác động khác nhau ở những giai đoạn khác nhau của q trình tồn cầu hố.

Phần phân tích cụ thể hơn sẽ liên quan đến các giá trị điều chỉnh của R2, dấu hiệu để chỉ ra mơ hình phù hợp (Greene, 2010). Dựa trên việc phân tích giá trị điều chỉnh của R2 có thể kết luận rằng cả 6 mơ hình đầu tiên (mơ hình 1 và 2 đối với ROA, mơ hình 5 và 6 đối với ROI và mơ hình 9 và 10 đối với mức tăng trưởng doanh thu SG) đều có ý nghĩa trong khi 6 mơ hình cịn lại lại khơng làm được cơng việc đó bởi vì

giá trị điều chỉnh của R2 đều rất nhỏ. Bên cạnh đó, giá trị thống kê F và R2 cũng được tham khảo để xem xét đưa ra kết luận. Tuy nhiên, việc bác bỏ hoàn toàn giả thuyết H0 một lần nữa lại khơng thành cơng vì các giá trị này hầu hết đều rất nhỏ không đáng kể và khơng có ý nghĩa hồi quy trong 4 mơ hình sau. Do đó, mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến kết quả hoạt động kinh doanh với tồn cầu hố được xác nhận một phần trong bài nghiên cứu này vì các hệ số hồi quy đều chỉ thoả điều kiện giá trị thống kê t phải lớn hơn hoặc bằng 2 trong hai giai đoạn đầu của quá trình tồn cầu hố (Field, 2009). Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứu này chỉ ra rằng mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh với mức độ tồn cầu hố của doanh nghiệp là chỉ tồn tại ở một mức độ nhất định. Trong đó thì hoạt động kinh doanh toàn cầu hố của doanh nghiệp tác động phi tuyến tính đến sự thay đổi ROA, ROI và mức tăng trưởng doanh thu SG của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng. Nói một cách cụ thể thì hoạt động kinh doanh quốc tế có những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược, nhưng mối quan hệ tương quan nghịch này sẽ bị đổi chiều sang tương quan thuận sau một giai đoạn theo đuổi chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài.

Phần tổng kết lý thuyết đưa ra quan điểm giải thích cho mối quan hệ hình chữ S giữa kết quả hoạt động kinh doanh với mức độ tồn cầu hố của doanh nghiệp, bao gồm những hiệu quả đạt được thông qua hoạt động kinh doanh toàn cầu, những thuận lợi do việc khai thác nhiều thị trường khác nhau và các cơ hội tiếp cận nhiều nguồn lực hơn (Contractor, 2007; Contractor et al., 2003; Lu & Beamish, 2004). Tuy nhiên, như đã đề cập trong phần tổng kết lý thuyết, các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra những kết luận khác nhau về mối quan hệ này. Những phần phân tích tiếp theo sẽ lần lượt lý giải kết quả của bài nghiên cứu này.

Hai phương pháp đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phần cứng, ROA và ROI, được tính bằng tỷ suất giữa lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hay tổng nguồn vốn đầu tư (ROI). Hai chỉ số này do đó sẽ đo lường mức lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh trong tương quan so sánh với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Trong

khi đó, mức tăng trưởng doanh thu lại đo lường tỷ suất lợi nhuận của năm này so với năm trước đó. Việc kết quả hồi quy xác nhận mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến này có thể được lý giải dựa trên các lý thuyết về chi phí phân bổ, lý thuyết về hoạt động kinh doanh toàn cầu và đặc biệt là dựa trên những đặc thù của ngành công nghệ phần cứng.

Đầu tiên, áp dụng lý thuyết về chi phí phân bổ (Williamson, 1985), một công ty quyết định theo đuổi hoạt động kinh doanh quốc tế vì nó muốn giảm thiểu chi phí sản xuất. Do đó, phần lớn các cơng ty này sẽ lựa chọn đầu tư ở những thị trường có nguồn vốn rẻ, nguồn nhân công giá rẻ hay các quốc gia cung cấp các ưu đãi nổi bật về chính sách hay luật có liên quan. Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch nội bộ với các chi nhánh của tập đồn trên tồn thế giới có thể giúp cơng ty tiết kiệm chi phí hợp pháp (giá nguyên liệu đầu vào…) hoặc bất hợp pháp (hành vi chuyển giá) (Contractor, 2007). Và cuối cùng, theo đuổi chiến lược tồn cầu hố có thể giúp công ty tận dụng được tối đa các nguồn lực tại các thị trường khác nhau từ đó giảm thiểu tổng chi phí sản xuất (Williamson, 1985). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu theo đuổi chiến lược này, hầu hết các tập đoàn đều chấp nhận bỏ ra một mức chi phí đầu tư ban đầu nhất định để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hành chính, chính sách…để thiết lập nền tảng phát triển cho giai đoạn sau của q trình phát triển. Do đó, việc thâm nhập và mở rộng thị trường nước ngoài bước đầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh được đo lường bởi ROA, ROI hay biến kết quả hoạt động kinh doanh. Về lâu dài, khi các cơ sở, trang thiết bị ban đầu được đầu tư hiệu quả và hợp lý, công ty sẽ dần thu lợi được từ những chi phí đầu tư ban đầu đó. Bên cạnh đó, thị trường mới sau một thời gian tìm hiểu và thử nghiệm những tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ mới mà công ty cung cấp đã có thể tự tin hơn trong việc chuyển đổi sản phẩm, từ đó giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận (Lu & Beamish, 2001; Porter, 1990).

Tuy nhiên, dường như lý thuyết này không thể được áp dụng một cách trọn vẹn để lý giải cho việc theo đuổi hoạt động kinh doanh quốc tế của các tập đồn ngày nay. Nói một cách khác, hiện nay việc theo đuổi chiến lược tồn cầu hố khơng hẳn chỉ

vì cơng ty theo đuổi các lý do kể trên. Trước hết, hầu hết các công ty trong ngành công nghệ sản xuất phần cứng đều thực hiện việc gia công sản phẩm công nghệ tại các quốc gia có giá nhân cơng rẻ. Ví dụ như Apple hay Intel đều xây dựng nhà máy của họ tại Ấn Độ và Trung Quốc. Việc cùng theo đuổi những chiến lược giống nhau tại các thị trường giống nhau làm cân bằng dần các thuận lợi thu được. Vì hầu như cơng ty nào trong ngành cũng xây dựng các chi nhánh gia cơng tại các quốc gia có giá nhân cơng rẻ mạt, việc theo đuổi chiến lược này lại trở thành một việc đương nhiên, từ đó làm giảm giá trị của việc theo đuổi chiến lược tồn cầu hố. Song song đó, vì đặc thù của ngành cần phải khơng ngừng sáng tạo, không ngừng tung ra các sản phẩm mới hay hoàn thiện sản phẩm hiện thời, việc phát triển tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các công ty trong ngành, kể cả khi việc theo đuổi chính sách này có thể địi hỏi cơng ty bỏ ra một nguồn chi phí khơng hề rẻ cũng như đối mặt với nhiều nguy cơ lớn. Trường hợp điển hình có thể kể ra ở đây là Intel và việc xây dựng nhà máy của nó tại Isarel trong những năm 1990s. Có thể chi phí nhân cơng tại quốc gia này rẻ trong giai đoạn ban đầu của quá trình lập quốc, việc nguồn nhân lực mang tính sáng tạo và kỷ luật cao đã giúp Isarel trở thành một trong các quốc gia phát triển công nghệ sáng tạo tốt nhất thế giới. Điều đó giúp đẩy chi phí nhân lực tại đây lên cao tương đối nhưng các tập đoàn như Intel vẫn quyết định đặt chi nhánh của họ tại đây. Bên cạnh đó, đối mặt với các nạn bạo động chính trị trong và ngồi nước, tình hình ổn định chính trị kinh tế tại Isarel cũng là một vấn đề nan giải nhưng dường như các tập đoàn đa quốc gia lại khơng cho đó là rào cản khiến họ phải thay đổi chiến lược. Ví dụ trên đây có thể dùng để chứng minh rằng tận dụng nguồn chi phí giá rẻ, một trong những lợi ích của việc theo đuổi hoạt động kinh doanh quốc tế dường như khơng cịn ý nghĩa đối với các công ty trong ngành sản xuất công nghệ phần cứng. Điều này cũng có thể được dùng để giải thích những tác động hời hợt của kinh doanh quốc tế đối với kết quả hoạt động kinh doanh ngày nay khi thế giới ngày càng “phẳng” hơn và rào cản thâm nhập thị trường dường như bị hạ thấp xuống mức 0.

Mơ hình Upsala (Buckley & Casson, 1976) dùng để lý giải ý nghĩa của việc theo đuổi hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên phương thức thâm nhập và thị trường thâm nhập. Bổ sung cho lý thuyết này, Contractor (2007) đã xây dựng lý thuyết kinh doanh quốc tế qua ba giai đoạn nhằm giải thích ngun nhân hình thành tác động phi tuyến tính giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cả hai lý thuyết này đều lý giải rằng tuỳ vào từng giai đoạn khác nhau của hoạt động kinh doanh quốc tế, các tập đoàn sẽ sử dụng phương thức thâm nhập và các nguồn lực đầu tư khác nhau. Cả hai lý thuyết này đều chỉ ra rằng đầu tư quá nhiều trong giai đoạn đầu của q trình mở rộng thị trường nước ngồi đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực của kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó về lâu dài, chiến lược này sẽ giúp mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ địa phương trong cuộc chiến tranh giành sự ưa thích và lịng trung thành của khách hang (Contractor, 2007; Buckley & Casson, 1976; Augier & Teece, 2007).

Bên cạnh đó, việc dựa trên các nền tảng giống nhau này vơ tình khơng thể lý giải được chính xác hơn nguyên nhân thật sự thúc đẩy các công ty trong ngành theo đuổi hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như phương thức thâm nhập của chúng cũng khác nhau. Nhìn chung, các công ty trong ngành này đều phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế thơng qua kênh phân phối. Họ sản xuất đóng gói sản phẩm từ các nhà máy khác nhau của họ trên toàn thế giới và tiến hành phân phối chúng cùng lúc tại các thị trường khác nhau. Do đó, khái niệm thâm nhập dần dần hay kiểm tra độ phù hợp của thị trường khơng cịn thực tiễn nữa. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với hiệu quả kinh doanh là tồn tại không đáng kể. Tuy nhiên, những thuận lợi mang lại từ q trình quốc tế hố này vẫn cần phải được nhìn nhận một cách thấu đáo và khách quan. Việc thâm nhập vào thị trường nước ngoài mang lại cho cơng ty nhiều lợi ích về chính sách, các nguồn lực giá rẻ và đặc biệt là các mối quan hệ phi kinh tế hợp pháp. Chính điều này đã giải thích cho giai đoạn tác động tích cực sau của q trình tồn cầu hố.

Bên cạnh đó, một số đặc tính chun biệt của ngành cơng nghiệp phần cứng có thể được sử dụng để lý giải sự khác biệt của kết quả nghiên cứu ở ngành này so với các ngành công nghiệp truyền thống khác. Một cách tổng quát, các công ty trong ngành ICT đều cần phải dành một phần lớn ngân sách và các nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của họ vì đây là hoạt động sống cịn và mang tính chiến lược, đảm bảo khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (Augier & Teece, 2007). Do đó, các cơng ty trong ngành này phần lớn phải tập trung các nguồn lực để xây dựng chiến lược phát triển hoạt động R&D. Trong khi đó, ngược lại với các ngành công nghiệp truyền thống khác, chiến lược phát triển kinh doanh quốc tế đóng vai trị quan trọng song song bên cạnh hoạt động R&D của các doanh nghiệp. Do đó, có thể thấy rõ rằng, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành ICT nói chung, ngành cơng nghiệp phần cứng nói riêng, phần lớn phụ thuộc vào kết quả của hoạt động R&D. Còn hoạt động kinh doanh tồn cầu hố hầu như chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, phát triển kênh phân phối hoặc có thể cung cấp một số nguồn lực có giá trị khác như nhân lực, văn hoá sáng tạo, thị hiếu thị trường…Do đó, khi thực hiện chiến lược tồn cầu hố để mở rộng thị trường nước ngồi, hầu hết các cơng ty đều phải dành phần lớn chi phí để tìm hiểu nhu cầu khách hàng và văn hoá tiêu dùng mới nếu tập đồn có ý định mở rộng thị trường tiêu dùng hoặc thiết lập hay xây dựng nhà máy sản xuất, thuê nhân công nếu tập đoàn muốn mở rộng thị trường sản xuất. Những chi phí này, do đó, sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí cho các cơng ty trong giai đoạn mới thâm nhập thị trường quốc tế. Nhưng về lâu dài, những sự đầu tư ban đầu này sẽ dần mang lại những lợi ích đáng kể cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty với việc tận dụng những thuận lợi như nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ mạt, có chất lượng, thị trường tiêu dùng lớn, phân khúc khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 86 - 93)