Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 56 - 59)

Mặc dù mục đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã đề cập đến các đặc điểm của mẫu được chọn, phần phương pháp thông tin một lần nữa sẽ đề cập đến vấn đề này để đảm bảo việc lựa chọn nguồn dữ liệu thu thập là rõ ràng và hiệu quả. Luận văn đã thu thập mẫu 176 công ty từ dữ liệu của Standard & Poor’s COMPUSTAT trong giai đoạn từ 2006 đến 2014. Dữ liệu COMPUSTAT bao gồm các dữ liệu về kế toán và tài chính của hơn 6,000 cơng ty được giao dịch rộng rãi. Các công ty được thu

thập phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: (1) mã ngành GICS là 4520 được mã hố là các cơng ty hardware, (2) các cơng ty được thu thập có trụ sở chính tại Mỹ và đang có dự án kinh doanh hoặc chi nhánh làm việc tại Việt Nam và (3) mẫu thu thập phải có đầy đủ thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Espacenet và Lexis-Nexis cũng được sử dụng để cung cấp dữ liệu về hiệu quả của hoạt động sáng tạo. DataStream, Bloomberg và báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty cũng được sử dụng để đảm bảo thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết. Về quyết định lựa chọn mốc 9 năm để nghiên cứu là dựa trên tiêu chuẩn về việc có mức thời gian đủ dài để đảm bảo chất lượng bài nghiên cứu đồng thời hạn chế thấp nhất khả năng thông tin thu thập không đầy đủ. Mốc thời gian 9 năm này cũng sẽ phản ánh được hoạt động hiện thời của cơng ty cũng như tình hình ổn định mà cơng ty đang trải qua. Một số bài nghiên cứu khác cũng đã lựa chọn mốc thời gian 7-9 năm. Bên cạnh đó, mốc thời gian 9 năm là rất lý tưởng trong việc đạt được độ chính xác cần thiết cho dữ liệu thu thập cũng như hạn chế sai số trong việc thu thập mẫu. Việc lựa chọn các cơng ty Mỹ để nghiên cứu vì tính rõ ràng, chính xác và cập nhật thơng tin trong chính sách kế tốn tài chính của cơng ty này. Đồng thời việc đồng nhất một quốc gia trong quá trình thu thập mẫu nhằm đảm bảo tránh được những khác biệt khơng đáng có như khác biệt về năm tài chính, chính sách kế tốn v.v. có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thơng tin thu thập. Ngược lại, chỉ tiêu về việc có ít nhất 10 phần trăm doanh thu từ nước ngoài được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây sẽ khơng được dùng trong luận văn này vì tác giả mong đợi đánh giá được các giai đoạn phát triển khác nhau của q trình kinh doanh quốc tế hố.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Dubofsky & Varadarajan (1987) tin rằng việc kiểm định lại kết quả của các nghiên cứu trước đây là việc làm cần thiết. Hitt et al. (1997) cũng miêu tả vai trò quan trọng của việc lặp lại các nghiên cứu trước đây trong q trình tích hợp và phát triển các phương pháp nghiên cứu.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tồn cầu hố với kết quả hoạt động kinh doanh, các nghiên cứu trước đây đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau (Capar & Kotabe, 2003; Contractor, 2007; Contractor et al., 2003; Delios & Beamish, 2001; Delios et al., 2008). Trong số đó, mơ hình hồi quy đa biến được khuyến khích áp dụng bởi vì độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu này với mối liên hệ giữa các biến (Greene, 2010). Bên cạnh đó, các phương pháp này cũng phù hợp đối với cả biến độc lập và phụ thuộc vì các biến này đều là theo phân phối chuẩn (Sharma, 1996). Vì vậy, luận văn cũng sẽ áp dụng phương pháp này để nghiên cứu và phân tích mối liên hệ giữa các biến. Phương pháp thực nghiệp tối ưu nhất là đánh giá riêng biệt những ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến năng lực sáng tạo và thành quả sáng tạo. Tuy nhiên, vì khơng thể tính được một cách chính xác năng lực sáng tạo và thành quả sáng tạo, luận văn sẽ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh quốc tế đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sáng tạo. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây phỏng theo mơ hình sản xuất Cobb-Douglas (Griliches, 1979). Mơ hình này thể hiện rằng sản lượng đầu ra không chỉ liên quan đến lượng vốn và nhân cơng đầu vào mà cịn phụ thuộc vào lượng vốn R&D đầu tư cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, mơ hình này có một điểm yếu là bởi vì tỷ lệ khấu hao của hoạt động sáng tạo là khơng thể tính tốn chính xác được, vì thế khơng thể tính chính xác lượng vốn R&D đã đầu tư cho hoạt động sản xuất là bao nhiêu. Vì lý do đó, luận văn này đã ứng dụng vào trong các lý thuyết kinh tế để đánh giá được sản lượng sáng tạo (Wakelin, 2001). Mơ hình nghiên cứu dưới đây thể hiện sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh tuỳ thuộc vào hoạt động sáng tạo. Điều này giúp mơ hình này trở nên tối ưu trong việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

∆𝑃𝑖𝑡 = 𝜆 + 𝛼∆𝐾𝑖𝑡 + 𝛽∆𝐿𝑖𝑡 + 𝜌𝐼𝑖𝑡 + ∑ 𝛾𝐷𝑖+ 𝜀𝑖𝑡

trong đó, ∆𝑃𝑖𝑡 là hiệu quả kinh doanh của công ty i vào năm t, 𝐾𝑖𝑡 là tổng lượng tài sản hữu hình của cơng ty i vào năm t, 𝐿𝑖𝑡 là lượng nhân công của công ty I vào năm t, 𝐼𝑖𝑡 là tổng hoạt động sáng tạo của công ty i vào năm t, ∑ 𝐷𝑖 là số lượng các biến giả hoặc biến điều tiết, 𝜀𝑖𝑡 là sai số của doanh nghiệp i vào năm t, 𝜆 là hằng số, 𝜌 là hiệu quả hoạt động sáng tạo, và 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các thông số dùng để đánh giá.

Giả định rằng mơ hình lý thuyết ở trên là phù hợp thì (1) sự đóng góp của hoạt động sáng tạo đến hiệu quả kinh doanh ở các tổ chức có hoạt động kinh doanh quốc tế cao sẽ khác với hiệu quả kinh doanh đạt được ở các tổ chức có hoạt động kinh doanh quốc tế thấp hơn, và (2) hoạt động kinh doanh quốc tế cũng sẽ điều tiết mối quan hệ giữa hiệu quả sáng tạo với hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, mơ hình nghiên cứu trên đây đã được mở rộng ra bằng việc phân tích hồi quy vai trị điều tiết của biến. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, để kết luận xem một biến có thật sự đóng vai trị điều tiết hay khơng thì cần phải kiểm tra xem liệu rằng hệ số hồi quy giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là một hàm số của biến điều tiết đó (Le et al., 2006), ví dụ như trong hàm thống kê, thì hệ số tương tác phải có ý nghĩa. Kiểm định giả thuyết rằng hoạt động kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sáng tạo, mơ hình nghiên cứu sau đây sẽ được dùng. Mơ hình này bao gồm biến hoạt động sáng tạo, được đo lường bằng mức độ thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế (Degree of internationalization DOI) của doanh nghiệp i vào năm t. Nếu mơ hình nghiên cứu này phù hợp, thì lợi nhuận thu được của hoạt động sáng tạo ở mơ hình thứ hai này sẽ có khác biệt lớn với mơ hình thứ nhất.

∆𝑃𝑖𝑡 = 𝜆 + 𝛼∆𝐾𝑖𝑡+ 𝛽∆𝐿𝑖𝑡+ 𝜌𝐼𝑖𝑡𝐷𝑂𝐼𝐼𝑇+ ∑ 𝛾𝐷𝑖+ 𝜀𝑖𝑡

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 56 - 59)