Mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế với hoạt động sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 97 - 106)

Giả thuyết H3: Kinh doanh quốc tế tác động phi tuyến tính đến hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp, cụ thể là hoạt động này tác động tiêu cực ở giai đoạn đầu, tác động tích cực ở giai đoạn giữa và trở lại những ảnh hưởng tiêu cực ở giai đoạn thứ ba của quá trình phát triển hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Giả thuyết H0: Kinh doanh quốc tế không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sáng tạo.

Giả thuyết bốn phát biểu rằng hoạt động kinh doanh quốc tế có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, mối quan hệ này được giả định là phi tuyến

tính. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của q trình tồn cầu hố, doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả kém cho các quy trình nghiên cứu và hoạt động sáng tạo, kết quả này sẽ chuyển dần sang mức tốt hơn sau một giai đoạn nhất định của q trình tồn cầu hố của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn tích cực này cũng sẽ khơng kéo dài mãi mà sẽ quay trở lại giai đoạn tiêu cực sau một thời gian dài doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài.

Để kiểm định giả thuyết đó thì cần phải kiểm tra giả thuyết H0 trước khi cho rằng kinh doanh quốc tế không ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động sáng tạo, sau đó sẽ phân tích những hệ số ý nghĩa khác trong mơ hình mà có tác dụng giải thích mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp và cuối cùng sẽ giải thích mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy. Bên cạnh đó, ý nghĩa của mơ hình nghiên cứu, mức độ tác động và dấu của hệ số hồi quy cũng sẽ được giải thích trong phần này. Các mơ hình 13, 14, 15 và 16 dùng để kiểm tra mối quan hệ này.

Phần tổng kết lý thuyết đưa ra quan điểm giải thích cho mối quan hệ hình chữ S giữa hiệu quả hoạt động sáng tạo với mức độ tồn cầu hố của doanh nghiệp, bao gồm những thuận lợi về nguồn nhân lực, chi phí nghiên cứu và phát triển thấp hơn đạt được thơng qua hoạt động kinh doanh tồn cầu, những thuận lợi khác do việc khai thác nhiều thị trường khác nhau và các cơ hội tiếp cận nhiều nguồn lực hơn (Contractor, 2007; Contractor et al., 2003; Lu & Beamish, 2004). Tuy nhiên, như đã đề cập trong phần tổng kết lý thuyết, các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra những kết luận khác nhau về mối quan hệ này. Những phần phân tích tiếp theo sẽ lần lượt phân tích kết quả của bài nghiên cứu này.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể kết luận rằng giả thuyết H0 chỉ có thể bị bác bỏ một phần. Giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ nếu các hệ số hồi quy 𝛽2, 𝛽3 and 𝛽4 có giá trị thống kê t lớn với p-value có mức ý nghĩa rất nhỏ (Field, 2009). Bảng 3 đã đưa ra một cái nhìn cụ thể hơn về mơ hình phù hợp nhất giải thích mối quan hệ giữa hoạt động sáng tạo với mức độ tồn cầu hố, đó là mơ hình thứ 14. Kết quả này đưa ra kết luận rằng hoạt động kinh doanh quốc tế ảnh hưởng phi tuyến tính đến hiệu quả

hoạt động sáng tạo. Cụ thể, mối quan hệ này tuân theo quy luật hình chữ U, tức là hiệu quả hoạt động sáng tạo sẽ giảm trong giai đoạn đầu theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nhưng mối quan hệ này sẽ chuyển biến tích cực hơn trong những giai đoạn sau của q trình phát triển mức độ tồn cầu hố của doanh nghiệp.

Phần phân tích cụ thể hơn sẽ liên quan đến các giá trị điều chỉnh của R2, dấu hiệu để chỉ ra mơ hình phù hợp (Greene, 2010). Dựa trên việc phân tích giá trị điều chỉnh của R2, mơ hình 16 dường như là có ý nghĩa nhất vì lần lượt các giá trị R2, giá trị điều chỉnh của R2 và giá trị thống kê F đều đạt mức cao với p-value ở mức ý nghĩa rất nhỏ. Tuy nhiên, các hệ số hồi quy trong mơ hình này đều khơng thỗ mãn các điều kiện của mơt hình phù hợp và dường như là khơng có ý nghĩa giải thích mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh toàn cầu với hiệu quả sáng tạo của doanh nghiệp. Các hệ số R2 và giá trị thống kê F có giá trị cao có thể được giải thích là do mối quan hệ mật thiết giữa cường độ thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D với hiệu quả của hoạt động sáng tạo được đo lường bằng số lượng bằng phát minh sáng chế.

Trong khi đó, mơ hình 14 có thể được xem là mơ hình phù hợp nhất giải thích cho mối quan hệ qua lại giữa mức độ tồn cầu hố với hiệu quả hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp trong ngành công nghệ phần cứng này. Trước hết, các mức giá trị R2, giá trị điều chỉnh của R2 và giá trị thống kê F đều đạt mức cao với p-value ở mức ý nghĩa rất nhỏ. Thêm vào đó, hệ số hồi quy của các biến trong mơ hình đều có ý nghĩa với mức độ tin cậy cao. Do đó, mơ hình 14 sẽ được chọn là mơ hình tối ưu được sử dụng để lý giải mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động sáng tạo với mức độ tồn cầu hố của doanh nghiệp.

Vì vậy, một cách tổng quát, hoạt động sáng tạo và mức độ toàn cầu hố của doanh nghiệp có tác động qua lại theo mơ hình hình chữ U, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả kém của quá trình sáng tạo trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược tồn cầu hố. Mối quan hệ này sẽ chuyển dần sang mặt tích cực ở q trình sau của hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Phần tiếp theo sẽ dành để lý giải nguyên nhân giải thích cho mối quan hệ giữa hai hoạt động này. MacGarvie (2006) lập luận rằng tham gia thị trường nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được những phát minh kỹ thuật mới và cải thiện năng lực học tập của tổ chức thông qua việc phân tích các sáng chế của đối thủ cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh ở nước ngồi cũng có thể cải thiện hiệu quả của hoạt động sáng tạo nhờ việc tiếp cận nguồn kiến thức đa dạng, các ý tưởng và một lượng lớn thông tin bắt nguồn từ các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, từ đó thúc đẩy chính họ cải thiện hoạt động sáng tạo tại doanh nghiệp (MacGarvie, 2006). Bên cạnh đó, Blaclock & Gertler (2004) cũng chỉ ra rằng các tổ chức cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội học tập từ các khách hàng quốc tế, ví dụ như, hiểu thêm về các cách thức tổ chức quy trình sản xuất và chia sẻ thơng tin về các thiết kế chuyên biệt và kỹ thuật sản xuất. Lu & Beamish (2001) cũng đồng ý rằng chiến lược kinh doanh tồn cầu có vai trị quan đối với các doanh nghiệp sáng tạo với chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường ngách vì những doanh nghiệp này có thể bị tê liệt tại thị trường nội địa nhỏ lẻ nhưng có thể phát triển mạnh tại thị trường quốc tế. Ngồi ra, nhóm tác giả này cũng đã chỉ ra rằng việc gia tăng chi phí của hoạt động R&D càng khiến cho các doanh nghiệp có thêm động lực để tiến hành kinh doanh quốc tế. Việc bất đồng quan điểm trong kết luận về vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế cũng có thể được lý giải thông qua tác động khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của chiến lược này. Trong phạm vi nghiên cứu của bài luận văn này, tác giả cũng đồng ý rằng mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế với hoạt động sáng tạo là phi tuyến tính. Lý giải cho hiện tượng này có thể dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đây. Kafouros et al. (2008) phát biểu rằng “các doanh nghiệp cần phải đạt được một mức độ nào đó của q trình kinh doanh quốc tế, ví dụ như chủ động kinh doanh ở nhiều thị trường, để có thể đón bắt nhanh chóng những sáng kiến mới trong ngành”. Hiểu theo một cách khác, nhóm tác giả này đã đề xuất ý kiến cho rằng hoạt động kinh doanh quốc tế chỉ mang lại những hiệu quả tích cực đến hoạt động sáng tạo của doanh nghiệp ở một giai đoạn nhất định của q trình tồn cầu hố. Dễ hiễu rằng là

để đón bắt nhanh chóng những sáng kiến mới trong ngành đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập được một nền móng vững chắc cho q trình kinh doanh quốc tế hố, hay nói một cách khác, doanh nghiệp có thể tận dụng những thuận lợi ở một mức độ nhất định của q trình tồn cầu hố. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo là điều khơng cần thiết (nhất là trong ngắn hạn). Hay nói cách khác, khơng phải tất cả các doanh nghiệp thực hiện chiến lược quốc tế hoá đều cần thiết đầu tư cho hoạt động sáng tạo, ít nhất là đối với việc tung ra sản phẩm mới (Kyla ̈heiko et al., 2011). Hoạt động sáng tạo thể hiện khả năng doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội khơng khai thác được thông qua việc phát triển sản phẩm và mơ hình kinh doanh mới, cải tiến quy trình sản xuất, và tạo ra những phát minh sáng kiến hay những sự kết hợp mới từ các sản phẩm đã hiện hữu. Tương tự như vậy, hoạt động kinh doanh quốc tế có thể được xem là các chiến lược cho phép doanh nghiệp khai thác các cơ hội hiếm có bên ngồi thị trường nội địa. Vì vậy, cả hoạt động sáng tạo và kinh doanh quốc tế có thể được xem là những hoạt động kinh doanh dựa trên những kỹ năng và năng lực mà doanh nghiệp có (Buckley, 2009a; Buckley, 2009b; Li & Rugman, 2007).

Hoạt động sáng tạo liên quan đến năng lực của doanh nghiệp trong việc tận dụng những kiến thức chun mơn hiện có và đạt được những kiến thức chuyên môn mới từ các nguồn lực bên ngồi cơng ty thông qua các phương thức như sao chép, hợp tác, liên doanh hay licensing. Tuy nhiên, những kiến thức chun mơn mới chỉ có thể được áp dụng hiệu quả khi nó có thể kết hợp với các nguồn lực hiện có. Kafouros et al. (2008) phát biểu rằng mức độ cao hơn của hoạt động kinh doanh quốc tế giúp cải thiện năng lực của tổ chức trong việc tận dụng những nguồn lực hiện có để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh thông qua hoạt động sáng tạo. Những nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vai trò của hoạt động sáng tạo trong mối quan hệ giữa kinh doanh quốc tế và hiệu quả kinh doanh. Ví dụ như, các nguồn lực chun mơn có thể hỗ trợ việc tạo ra các sản phẩm cao cấp hơn giúp tăng lợi thế của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại địa phương. Trước đó,

Penrose (1959) đã xây dựng một lý thuyết mới gọi là “Lý thuyết về tăng trưởng của doanh nghiệp” để lý giải mối quan hệ phức tạp giữa hai hoạt động trên. Penrose xem xét quy trình sản xuất truyền thống và nhấn mạnh rằng “sự sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp dựa trên chính những nguồn lực của nó, mà cụ thể là hoạt động quản trị với các bài học kinh nghiệm đúc kết được từ chính bản thân doanh nghiệp”. Đây có thể được xem là nền tảng đầu tiên cho lý thuyết về các nguồn lực của doanh nghiệp (the resource-based view of the firm). Bà ấy cũng nhấn mạnh rằng “phần lớn các quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn thông qua việc phát triển các kiến thức chuyên môn...mà chúng sẽ trở nên lỗi thời nếu doanh nghiệp thất bại trong việc mở rộng thị trường”. Bên cạnh đó, việc thiếu năng lực quản trị các nguồn lực và quy trình sản xuất hiệu quả cũng giới hạn khả năng phát triển của doanh nghiệp, ví dụ như khả năng khai thác lợi thế về quy mô thông qua việc kinh doanh phi tập trung và đa dạng hoá (Pitelis, 2004; Brock & Jaffe, 2008). Augier & Teece (2007) cũng đồng ý rằng sự tăng trưởng của doanh nghiệp dựa trên năng lực quản trị trong việc xem xét trình độ kỹ thuật hiện có, đánh giá thị trường và mơ hình kinh doanh từ nhiều góc độ khác nhau, ví dụ như từ khả năng tạo ra các kết hợp mới. Nói tóm lại, từ quan điểm của Penrosa, việc nghiên cứu về những chiến lược tăng trưởng khác nhau của doanh nghiệp dựa trên lý thuyết về các nguồn lực và động cơ là điều dễ hiểu.

Gia tăng sự cạnh tranh của hoạt động R&D cùng với việc rút ngắn chu kỳ sản phẩm làm cho việc tạo ra các sáng tạo chun mơn mang tính bức phá trở nên khó khăn hơn. Kết quả là sự phát triển của hiệu quả sáng tạo yêu cầu một nguồn lực đa dạng và ổn định. Kobrin (1991) giải thích rằng hoạt động quốc tế hố sẽ giúp tạo ra các nguồn lực R&D. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng giúp nâng cao năng lực sáng tạo của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng tốt hơn các nguồn lực đa dạng hiện hữu toàn cầu (Kotabe, 1990), điều mà các doanh nghiệp nội địa không thể đạt được. Hơn nữa, họ có thể quảng bá các thành tựu sáng tạo bằng việc sử dụng những lợi thế đặc biệt ở những quốc gia khác nhau (Hitt et al., 1997) cũng như liên

hệ hợp tác và thành lập các liên doanh với các nhà cung ứng địa phương, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và đối thủ (Santos et al., 2004).

Tương tự như thế, lý thuyết phát triển kiến thức (The knowledge-base view) cũng kết luận rằng sáng tạo là một quá trình tập trung vào phát triển chuyên môn và thông tin. Để có thể trở nên sáng tạo và hiệu quả, phòng R&D cần phải truy cập được càng nhiều nguồn thơng tin càng tốt. Vì các doanh nghiệp có mức độ hoạt động quốc tế cao có khuynh hướng phân bổ hoạt động R&D ở nhiều vùng khác nhau (Kurokawa et al., 2007), họ có thể nâng cao năng lực sáng tạo thơng qua việc sử dụng lượng kiến thức và ý tưởng từ nhiều nước và từ nhiều nhóm nhà khoa học khác nhau (Kafouros, 2006). Kinh doanh quốc tế cũng có thể phát triển năng lực sáng tạo thông qua việc cải thiện q trình tích luỹ kiến thức cũng như gia tăng năng lực học hỏi tổ chức. Hitt et al. (1997) chỉ ra rằng quá trình quốc tế hố khơng chỉ cho phép doanh nghiệp làm giàu thêm nguồn kiến thức, mà cịn cung cấp cơ hội để có được các ý tưởng mới từ những thị trường mới, đa dạng và khác biệt về văn hố hơn. Vì vậy, họ nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế cao có thể cải thiện năng lực sáng tạo thơng qua việc có nhiều cơ hội học tập hơn. Kotabe et al. (2002) chỉ ra một trong những mục tiêu chính của doanh nghiệp là giảm thiểu chi phí sáng tạo. Hoạt động kinh doanh quốc tế có thể giúp giảm chi phí này. Vì các doanh nghiệp có mức độ tham gia hoạt động quốc tế cao có thể tham gia vào nhiều thị trường hơn, do đó, họ có khả năng mua được nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như nguồn lực cần cho hoạt động R&D từ các nhà cung ứng giá rẻ hơn, và xây dựng các trụ sở R&D và các bộ phận khác tại những khu vực tối ưu nhất. Nhiều nhà nghiên cứu kết luận rằng các tập đồn đa quốc gia có thể đặt trụ sở của họ tại các khu vực mà chi phí đất đai, nguồn vốn và chi phí tài lực là thấp nhất. Ví dụ như, các tập đồn thường đặt trụ sở R&D của họ tại Ấn Độ nơi có mức lương trung bình trả cho các nhà nghiên cứu chỉ bằng 1/10 so với tại Thuỵ Điển.Tương tự như vậy, giá thuê đất để xây dựng các phịng thí nghiệm sinh học tại Mỹ đắt gấp 10 lần so với Ấn Độ.

Hoạt động kinh doanh tồn cầu cũng có thế giúp cải thiện năng lực sáng tạo thông qua việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê được các nhà khoa học giỏi hơn cũng như các chuyên viên kỹ thuật cao cấp hơn. Mức độ kinh doanh toàn cầu càng cao cũng có thể cải thiện chất lượng của các sản phẩm mới thông qua mạng lưới thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng (Trang 97 - 106)