Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.2. Cơ sở lý thuyết về dịch thuật và dịch hàm ý
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về dịch hàm ý
Hàm ý đã trở thành một đề tài hấp dẫn trong nghiên cứu về ngữ dụng học. Trong dịch thuật, hàm ý đã được xem xét trong một số cơng trình nghiên cứu của Abdellah (2003, 2004). Nghiên cứu này xem xét hàm ý trong mối quan hệ với vai trò của dịch giả. Tác giả phân tích các phát ngơn có hàm ý trong Othello của Shakespeare và so sánh với bản dịch sang tiếng Ả Rập dựa trên các nhân tố mà
33
Grice đã đưa ra nhằm xác lập những đóng góp của chúng đối với việc xác định các hàm ý của phát ngôn. Các nhân tố này gồm nguyên tắc cộng tác và các phương châm hội thoại, ngữ cảnh, kiến thức nền và những hiểu biết của cả người nghe và người đọc về những nhân tố này. Qua phân tích, tác giả đã xác định ở bản dịch sang tiếng Ả Rập, dịch giả hoặc đã chọn phương tiện biểu hiện hàm ý thường dùng trong tiếng Ả Rập thay thế cho những phương tiện biểu hiện hàm ý ở VBN và hàm ý đã khơng cịn được giữ ngun; hoặc dịch giả đã làm ẩn đi những gì vốn được thể hiện tường minh trong VBN; hoặc cũng có thể sử dụng cấu trúc câu (bề mặt) đầy đủ thay vì một phát ngơn được tỉnh lược trong VBN.
Cùng với các cơng trình kể trên, Sharifabad (2009) cũng tiến hành nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý sang tiếng Anh theo cách tiếp cận là đối chiếu các phát ngơn có hàm ý từ Kinh Koran, phân tích và đánh giá cơ chế, phương thức dịch, phân tích các hàm ý dựa trên nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại của Grice. Tác giả này kết luận dịch giả tiếng Anh đã dùng bốn phương thức dịch: chú thích ở cuối trang, chú thích trong ngoặc đơn, chú thích trong dấu móc và khơng dùng phương thức dịch nào trong những phương thức này.
Một cơng trình khác của Muntaha Samardali cùng các cộng sự (2013) tìm hiểu về ảnh hưởng của vấn đề ngữ dụng học và văn hóa đối với việc dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Ả Rập sang tiếng Anh. Các tác giả nhận định: trong rất nhiều trường hợp, các dịch giả đã lựa chọn dịch nguyên văn hoặc né tránh trong khi dịch những phát ngôn mang hàm ý và kết luận rằng thất bại của các dịch giả trong việc nắm bắt các ý định trao đổi trong những phát ngơn được nghiên cứu có nguyên nhân từ việc thiếu kỹ năng về ngôn ngữ học dụng học cũng như thiếu kiến thức về văn hóa – xã hội thể hiện qua cả VBN lẫn VBĐ.
Tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu so sánh đối chiếu cách dịch hàm ý giữa tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Nghiên cứu về dịch hàm ý từ tiếng Anh sang các ngôn ngữ khác hoặc ngược lại hầu như chưa được quan tâm nhiều, trong đó nghiên cứu về dịch hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt cũng không là một ngoại lệ.
34