Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 51 - 53)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Các loại hàm ý quy ước

2.2.2. Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt

chuyên biệt

Lyons (1995) cho rằng khơng có lý do gì để hạn chế khái niệm hàm ý quy ước trong phạm vi liên từ và tiểu từ, hình thái và cú pháp hay các phạm trù ngữ pháp như thời, thức cũng biểu hiện hàm ý quy ước. Theo ông, những khác biệt về thời và thức thường gắn với những khác biệt về nghĩa biểu lộ và so với những gì mà Grice đã xem xét dưới cái đề mục là hàm ý quy ước, có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một điều gì đấy vượt ra ngồi và đằng sau điều họ nói ra trên thực tế. Gắn với các phạm trù chỉ thời, thể trong tiếng Anh là hiện tượng ngữ pháp hóa (grammaticalization). Theo Hopper J. P. và Traugott E. C.

[128] thì đây là hiện tượng mà hình thái ngơn ngữ là những đơn vị từ vựng biểu đạt

các sự vật, hiện tượng (content word) chuyển thành một đơn vị ngôn ngữ biểu đạt ý nghĩa ngữ pháp (functional word). Ví dụ từ will trong tiếng Anh vốn là một từ có

hình thức willan (trong tiếng Anh cổ) với nghĩa là muốn (want to) sau khi được ngữ pháp hóa, nó được dùng như một hư từ (functional word) tạo thành cấu trúc ngữ pháp với ý nghĩa chỉ thời (hành động tương lai). Hay như từ have trong tiếng Anh có nghĩa từ vựng là có, biểu đạt mối quan hệ sở hữu giữa hai đối tượng. Chịu sự ảnh hưởng của quá trình ngữ pháp hóa, have được sử dụng tạo thành cấu trúc have - perfects diễn đạt các thì hồn thành.

Cấu trúc thì hiện tại hồn thành có nhiều ý nghĩa ẩn chứa đằng sau cấu trúc bề mặt. Phát ngôn I have already had some soup phản hồi lại lời mời của chủ nhà

Would you like to eat something? với khách là một người bạn thân hàm cái ý rằng tơi khơng muốn ăn gì nữa cả (vì tơi đã ăn súp và giờ vẫn cịn no). Chúng ta có được

sự suy luận này vì một trong những ý nghĩa của cấu trúc của thì hiện tại hồn thành là được dùng để diễn tả hành động đã xảy ra và hồn tất nhưng cịn lưu kết quả ở hiện tại. Ý nghĩa này được ẩn dấu trong cấu trúc thì hiện tại hồn thành nói chung.

Cấu trúc của thì hiện tại hồn thành tiếp diễn trong phát ngôn “He has been

playing games for four hours” hàm ý hành động play games đã bắt đầu trước đó (cách đó 4 giờ), nó diễn ra liên tục cho đến thời điểm nói và có khả năng tiếp tục

43

diễn ra trong vài giờ nữa. Cấu trúc hỏi ở phát ngôn “Why don‟t you see the doctor?” hàm ý của một lời khuyên, rằng anh nên gặp bác sỹ, ở “Hasn‟t anyone cleaned up?” hàm ý I want you to clean up (Tôi muốn anh dọn dẹp). Hay một cấu trúc cầu khiến kiểu như “Get out!” (Hãy đi ra ngoài) hàm ý chủ thể yêu cầu là tôi và đối tượng tiếp nhận yêu cầu là anh mà khơng có sự hiện diện của các đại từ tôi và anh (I và you) trong phát ngôn. Như vậy cả người ra mệnh lệnh và người nhận mệnh lệnh đều không được nêu rõ nhưng trong sử dụng ngôn ngữ đối với phát ngôn ở dạng thức này, người ta đã quy ước rằng chủ ngữ ẩn của phát ngôn là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ hai (you). Cấu trúc bị động cũng là một cấu trúc chuyên biệt có hàm ý. Cụ thể, “Cấu trúc bị động có hàm ý rằng chủ ngữ của câu (subject), vì lý do gì đó, khơng muốn bị nhìn thấy” [135, 495].

2.3. Phƣơng thức dịch hàm ý quy ƣớc từ tiếng Anh sang tiếng Việt

Mỗi ngơn ngữ có hệ thống từ vựng và cấu trúc khác nhau nên việc tìm một hình thái ngơn ngữ tương đương ở ngữ đích thay thế cho một hình thái ngơn ngữ nguồn khơng phải lúc nào cũng khả thi. Vì thế, dịch giả có thể vận dụng một cách chuyển dịch phù hợp nhất như dịch giữ trung thành để đảm bảo tương đương về cả cấu trúc và nội dung, nhưng cũng có thể dịch phóng tác, dịch chuyển nghĩa để vừa giữ được nét nghĩa cơ bản như ở VBN mà văn phong vẫn đảm bảo tự nhiên ở VBĐ.

Để xác định phương thức mà người dịch sử dụng để chuyển dịch phát ngơn có hàm ý, chúng tơi khảo sát, thống kê 1018 phát ngơn có chứa các hình thái ngơn ngữ biểu thị hàm ý quy ước. Do ngữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là ngôn ngữ hội thoại nên các hình thái ngơn ngữ có hàm ý thống kê được cũng là những hình thức thường gặp trong ngơn ngữ nói. Vì vậy, một số biểu thức được đề cập đến trong danh mục các hình thái thể hiện hàm ý quy ước nêu ở mục 2.2.1. (therefore, however, v.v.) không xuất hiện trong thống kê của chúng tôi. Để thuận tiện cho việc phân tích đối chiếu, chúng tơi xếp phát ngơn theo từng nhóm dựa trên các tiêu chí tương đương về nghĩa giữa VBN và VBĐ. Khi phân tích đối chiếu, chúng tơi xác định ba nhóm phương thức mà dịch giả sử dụng để chuyển dịch các đơn vị ngơn ngữ có hàm ý quy ước, đó là dịch bảo toàn, dịch cải biên và dịch bỏ qua hàm ý,

44

trong đó phương thức dịch bảo tồn hàm ý là phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% với 513/ 1018 lượt đơn vị ngôn ngữ mang hàm ý. Kế tiếp là số đơn vị ngơn ngữ có hàm ý ở VBN nhưng sau khi được chuyển dịch sang ngữ đích thì hàm ý khơng tồn tại nữa mà ý nghĩa ẩn giấu đã được tường minh hóa. Số hành thái ngôn ngữ thuộc loại này chiếm tỷ lệ tương đối nhiều, gồm 322/1018 lượt đơn vị ngôn ngữ, tương đương khoảng 31%, đồng nghĩa với việc dịch bỏ qua hàm ý là một phương thức dịch cũng thường được sử dụng khi chuyển dịch các hình thái ngơn ngữ mang hàm ý quy ước. Một phương thức dịch theo đó hàm ý đã được thay đổi so với hàm ý ở văn bản gốc, chúng tơi xác định đó là phương thức dịch cải biên hàm ý quy ước. Phương thức này được thực hiện ở 183/1018 lượt đơn vị ngôn ngữ, chiếm tỷ lệ khoảng 18% tổng số hình thái ngơn ngữ mang hàm ý được dịch theo 3 phương thức nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)