Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. Những khó khăn trong dịch hàm ý
Hàm ý là một loại nghĩa quan trọng và rất phổ biến trong ngôn ngữ hội thoại. Ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, phương tiện tạo lập và cách thức tiếp nhận hàm ý cũng khác nhau. Với những đặc điểm cơ bản rất khác nhau giữa một ngơn ngữ biến hình là tiếng Anh với một ngơn ngữ đơn lập là tiếng Việt thì cơ chế, phương tiện tạo ra hàm ý cũng như phương thức nhận diện, lý giải hàm ý khác nhau gây nên những khó khăn nhất định cho việc dịch hàm ý.
Hệ thống biểu thức ngôn ngữ chứa hàm ý quy ước trong tiếng Anh không phong phú như trong tiếng Việt, do vậy người dịch phải tìm được sự lựa chọn phù hợp nhất để thay thế cho một biểu thức ngôn ngữ ở VBĐ khi dịch. Các từ nhân xưng rất phong phú trong tiếng Việt cũng gây trở ngại lớn cho người dịch. Cũng là từ she nhưng nếu dịch là cô ấy sẽ khác nghĩa so với sự lựa chọn khác như bà ấy (già hơn cô ấy), mụ ấy (ác độc, xấu xa), v.v.
Tiếng Anh có một số cấu trúc chuyên biệt có chứa hàm ý quy ước như cấu trúc chỉ thời, thể, thức. Thì hiện tại hồn thành chỉ một sự kiện bắt đầu từ quá khứ, kéo dài đến hiện tại và cịn có khả năng tiếp tục diễn ra trong tương lai. Cấu trúc câu bị động có hàm ý rằng ai là người thực hiện hành động không quan trọng mà sự kiện diễn ra hoặc người bị ảnh hưởng của hành động đó mới là quan trọng. Câu mệnh lệnh thường khơng có chủ ngữ nhưng hàm ý là đối tượng nhận cái mệnh lệnh ấy là ngôi thứ hai, tức là đối tượng trực tiếp tiếp nhận thông tin. Một số cấu trúc loại này không phổ biến trong tiếng Việt và nếu được sử dụng thì nghe cũng rất lạ đối với người Việt Nam.
Đặc điểm văn hóa, xã hội được phản ánh qua cách sử dụng ngôn ngữ. Hàm ý được tạo lập hay tiếp nhận theo những cách khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Những điểm khác nhau ấy tạo ra khó khăn mà người dịch phải giải quyết khi dịch hàm ý.
1.4. Định hƣớng nghiên cứu của luận án
Ở bất kỳ cuộc trao đổi thông tin nào, một lượng thông tin cần được truyền đạt sẽ được biểu đạt một cách ngầm ẩn, cho dù đó là một cuộc thoại hay là một văn
35
bản viết. Các cuộc giao tiếp đều dựa trên những thông tin chung của những người tham thoại, như: cấu trúc ngơn ngữ, văn hóa, những cuộc thoại đã có trước đó, các tài liệu đã cùng đọc, trải nghiệm chung, v.v. Trong mọi văn bản mà một người nào đó muốn dịch sang một ngơn ngữ khác, sẽ có những thơng tin ngầm ẩn. Thông tin ngầm ẩn này thường khơng có hình thức ngơn ngữ để biểu đạt và nó tồn tại trong văn bản vì lý do gì chăng nữa thì nó cũng vẫn là một phần nghĩa cần được truyền đạt trong bản dịch bởi lẽ nó là một phần nghĩa mà tác giả của VBN muốn trao đổi.
Bản chất của dịch thuật là chuyển dịch ý nghĩa của phát ngôn ở ngữ nguồn sang ngữ đích sao cho những tương đương cần thiết được thiết lập. Tương đương của hàm ý, vì vậy, cũng rất cần thiết ở bất kỳ văn bản dịch nào. Vậy thì những phát ngơn có hàm ý đã được chuyển dịch như thế nào, các hàm ý được chuyển dịch sang ngơn ngữ đích có tương đương với hàm ý ở ngữ nguồn hay khơng, nếu có thì tương đương đó đạt được mức độ nào? Luận án nghiên cứu phát ngơn có hàm ý ở ngữ nguồn là tiếng Anh và ngữ đích là tiếng Việt để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi này, cũng là để xác định các phương thức dịch phát ngơn có hàm ý.
Để thực hiện nhiệm vụ xác định các phương thức dịch hàm ý này, chúng tôi tạm đưa ra các khái niệm về phương thức dịch hàm ý. Phương thức, theo tác giả
Đào Thanh Lan (2012) là cách thức dùng phương tiện vật chất (ngôn từ) để biểu hiện ý nghĩa của tư tưởng mà người nói muốn truyền đạt khi giao tiếp. Phương thức
chuyển dịch, theo chúng tôi, là cách thức dùng phương tiện ngôn ngữ để thay thế chất liệu văn bản của ngôn ngữ này bằng chất liê ̣u văn bản của ngôn ngữ khác , sao cho vẫn đảm bảo nguyên tắc chuyển dịch “một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn hình thức” [Fyodorov, 1950 – dẫn theo 24]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần “nội dung” được nhắc đến ở đây chính là “hàm ý”. Những phương thức chúng tôi xác lập gồm: a) Một phát ngơn có hàm ý được dịch sang tiếng Việt và hàm ý của phát ngơn đó vẫn được giữ nguyên như ở VBN thì phát ngơn đó được dịch theo phương thức dịch bảo tồn hàm ý; b) Những trường hợp dịch phát ngơn có hàm ý ở tiếng Anh nhưng trong PNTV hàm ý khơng cịn được bảo tồn như ở ngữ nguồn mà có thay đổi ít nhiều thì chúng tơi xác định dịch giả sử
36
dụng phương thức dịch cải biên hàm ý; c) Một số phát ngơn có hàm ý ở ngữ nguồn nhưng khi chuyển sang ngơn ngữ đích, hàm ý bị bỏ qua hoặc được tường minh hóa và chúng tôi gọi phương thức dịch này là dịch bỏ qua hàm ý.
1.5. Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi đã khái lược một số vấn đề lý luận về hàm ý, dịch thuật và dịch hàm ý, bước đầu tổng hợp tình hình nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý nói chung, dịch hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng.
Hàm ý là một loại nghĩa rất quan trọng trong trao đổi thông tin. Được che đậy bên trong lớp vỏ bọc là các hình thức ngơn ngữ, hàm ý thường được tạo ra bởi sự vi phạm các quy tắc hội thoại như quy tắc chiếu vật chỉ xuất, các quy tắc lập luận, các phương châm hội thoại như quy tắc về lượng, chất, cách thức hay quy tắc quan hệ, quy tắc quan yếu, phương thức suy luận.
Hàm ý gồm hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Hàm ý được tạo lập hay tiếp nhận khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Phân tích cơ chế tạo hàm ý từ phía người nói và tiếp nhận hàm ý từ phía người nghe thơng qua PNTA trong mối quan hệ với PNTV giúp xác định một số điểm tương đồng và khác biệt. Về cơ bản, cơ chế tạo ra và nhận diện hàm ý trong hai ngôn ngữ là giống nhau. Khác biệt về cách tư duy trong ngơn ngữ cũng như truyền thống văn hóa, đặc điểm lịch sử, xã hội, hoàn cảnh giao tiếp và kiến thức nền được vận dụng trong giao tiếp là những điều kiện, cơ sở tạo ra sự khác biệt khi tạo lập hay nhận diện hàm ý.
Về dịch hàm ý, chúng tôi đã khái lược những lý luận về dịch thuật nói chung và dịch hàm ý nói riêng, gồm 8 phương pháp dịch mà Newmark (1998) đề xuất , đồng thời dựa trên quan điểm dịch thuật của Mildred (1998) rằng dịch thuật phải dựa trên nền tảng là nghĩa để xem xét các vấn đề liên quan đến chuyển dịch một loại nghĩa được ẩn giấu bên trong lớp vỏ bọc là các hình thái ngơn ngữ - đó là hàm ý. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hàm ý và dịch thuật, chúng tôi cho rằng quan điểm lý thuyết về dịch thuật của Mildred và quan điểm về phương pháp, thủ pháp dịch thuật trong dịch Anh – Việt do Nguyễn Hồng Cổn đề xuất là những cơ sở lý thuyết phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án. Chúng tôi cũng đồng thời xác định một
37
số khó khăn khi dịch các phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đề ra những định hướng nghiên cứu cụ thể của luận án, làm cơ sở cho q trình mơ tả, phân tích đối chiếu phát ngơn có hàm ý để xác định các phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý ở chương tiếp theo.
38
Chƣơng 2
PHƢƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH HÀM Ý QUY ƢỚC TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT
Khái niệm hàm ý trong đó có hàm ý quy ước được Grice đề xuất là một loại nghĩa không được biểu hiện trực tiếp qua câu chữ trong phát ngôn nhưng lại rất phổ biến trong các cuộc hội thoại. Phương tiện biểu thị hàm ý ở các ngôn ngữ là khác nhau, do đặc thù về loại hình ngơn ngữ hoặc do những đặc điểm về văn hóa, xã hội. Việc chuyển dịch hàm ý từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, vì vậy, rất khó thực hiện một cách thỏa đáng. Sử dụng một phương thức dịch nào đó để đảm bảo mức độ tương đương cao nhất có thể mà vẫn tạo được tính tự nhiên cho văn bản ở ngơn ngữ đích tùy thuộc vào mục đích của dịch thuật, kiểu loại văn bản và đối tượng độc giả. Qua khảo sát phát ngơn có hàm ý ở tiếng Anh và phát ngôn được chuyển dịch sang tiếng Việt, chúng tôi xác định một số phương thức phổ biến mà dịch giả sử dụng cho các bản dịch này. Tuy nhiên, việc làm rõ khái niệm hàm ý quy ước và xác lập các loại hàm ý quy ước cũng được chúng tôi thực hiện với kết quả được trình bày ở mục tiếp theo như là cơ sở để xác định các phương thức dịch hàm ý nêu trên.
2.1. Hàm ý quy ƣớc
Hàm ý quy ước được biểu thị thông qua hệ thống từ vựng và một số cấu trúc chuyên biệt. Grice quan niệm rằng “việc dùng một dạng thức nào đó của từ trong phát ngôn thường sẽ làm nảy sinh (trong điều kiện khơng có tình huống đặc biệt) một hàm ý nào đó hay một kiểu hàm ý nào đó” [dẫn theo 45, 257].
Xét đến phạm vi của hàm ý quy ước, phần đông các tác giả (Grice, Yule, v.v…) có xu hướng giới hạn chúng ở phạm vi nghĩa miêu tả. Tuy nhiên, Li & Thompson [135, 495] mở rộng khái niệm hàm ý của Grice bằng nhận định cấu trúc bị động đưa ra hàm ý rằng chủ ngữ, vì lý do gì đó, khơng muốn bị nhìn thấy trong phát ngôn. Lyons (1995) không những không giới hạn hàm ý quy ước ở hai phạm vi là nghĩa mệnh đề hay nghĩa miêu tả mà còn mở rộng phạm vi của nó đối với nghĩa xã hội và nghĩa biểu lộ và nhận định “khơng có lý do gì để hạn chế khái niệm hàm ý quy ước trong phạm vi liên từ và tiểu từ”. Theo ơng, ngồi hệ
39
thống từ vựng mà cụ thể là liên từ và tiểu từ tình thái là những đơn vị ngơn ngữ có nhiều khả năng biểu hiện hàm ý quy ước thì “... những khác biệt về hình thái và cú pháp (...) đều có thể gắn với những gì mà nhiều nhà nghĩa học theo Grice sẽ xếp vào hàm ngơn quy ước” [51, 286]. Ơng kết luận rằng, cho dù ta có giới hạn ở phần lời, mang tính trung - gian - có - thể - chuyển - dịch của phát ngơn, ta cũng có thể thấy rằng có nhiều phương tiện từ vựng và ngữ pháp hơn, so với những gì mà Grice (và các mơn đệ của ông) đã xem xét dưới cái đề mục hàm ngơn quy ước, có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một điều gì đấy vượt ra ngồi và đằng sau điều họ đang nói ra trên thực tế.
Nguyễn Văn Hiệp (2006, 2012) đồng tình với quan niệm rằng hàm ý quy ước là loại hàm ý nảy sinh do việc sử dụng những biểu thức nào đó trong phát ngơn. Hàm ý quy ước phụ thuộc vào từ ngữ được dùng. Hàm ý quy ước khơng mang tính hàm chân trị hay có thể khử bỏ và ơng xác định biểu hiện cụ thể của hàm ý quy ước như sau:
Cùng một biểu thức có thể tạo nên hơn một hàm ý quy ước. Ví dụ liên từ và được dùng để nối hai sự kiện có thể tạo nên hàm ý quy ước về quan hệ nhân - quả giữa chúng, hoặc hàm ý quy ước về trình tự thời gian giữa chúng;
Cùng một biểu thức được dùng, có thể đem lại hơn một loại thông tin ngầm ẩn. Ví dụ việc dùng phó từ lại trong câu “Nó lại đến.” Có thể mang lại: a) hàm ý
quy ước về sự việc xảy ra ngoài mong đợi, sự việc gây nên phiền toái; và b) dẫn ý: “Trước đây nó đã từng đến” [45, 272].
Về chuyển dịch hàm ý quy ước, Lyons cho rằng: “Thực tế, những khác biệt về thời và thức, không phải chỉ trong tiếng Anh mà còn trong nhiều ngôn ngữ, thường gắn với những khác biệt về nghĩa biểu lộ; và chúng cực kỳ khó chuyển dịch thỏa đáng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác”. Trong mỗi ngôn ngữ, hệ thống từ vựng nói chung, hệ thống từ vựng biểu thị hàm ý quy ước tiềm tàng nói riêng, là khác nhau: “Tiếng Anh (...) có tương đối ít tiểu từ tình thái” và “... tính có nghĩa và tính quy ước của chúng là hiển nhiên xuất phát từ thực tế rằng chúng có thể bị chuyển dịch sai” [51, 286]. Nếu theo gợi ý của Lyons, rằng ngoài phạm vi nghĩa
40
mệnh đề, hoặc nghĩa miêu tả thì “những khác biệt về nghĩa xã hội và nghĩa biểu lộ trong số những biểu thức đồng nghĩa về nghĩa miêu tả (...) có thể được xếp vào phạm vi của khái niệm hàm ý quy ước” nhưng ông cũng đồng thời đưa ra lưu ý “... nghĩa xã hội và nghĩa biểu lộ lại được chuyển tải ở tất cả các cấp độ của cấu trúc ngôn ngữ, và rất đa dạng”.
Chính sự khơng cân đối về hệ thống từ vựng mà cụ thể là các tiểu từ tình thái giữa tiếng Anh và tiếng Việt, cũng như sự khác biệt hoàn toàn về hình thức giữa một ngơn ngữ biến hình và ngơn ngữ đơn lập trong việc biểu thị về thời và thức mà cơng việc chuyển dịch nói chung, chuyển dịch hàm ý quy ước nói riêng cần một sự nghiên cứu thỏa đáng và có những kết luận cụ thể. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ cũng như sự đa dạng của các loại nghĩa và các biểu thức biểu thị hàm ý quy ước ở mỗi ngôn ngữ là rất lớn. Trong khn khổ của luận án này, chúng tơi chỉ có thể khảo sát một số hình thái ngơn ngữ nhất định cũng như một số cấu trúc tiêu biểu để xác định phương thức chuyển dịch chúng cũng như tỷ lệ tương đương xét trên hai góc độ là tương đương về hình thức và nội dung/ nghĩa của chúng khi được chuyển dịch.
2.2. Các loại hàm ý quy ƣớc
Hàm ý quy ước không phụ thuô ̣c vào nguyên tắc cô ̣ng tác cũng như các quy tắc hội thoại khác hay ngữ cảnh cu ̣ thể . Chúng có liên quan tới các từ ngữ cố định và các nghĩa thêm vào sẽ được tạo ra nhờ các từ ngữ này . Theo cách luận giải này, Grice đã nêu ba ví dụ về hàm ý quy ước, đó là and (và), but (nhưng) và therefore (vì vậy). Tuy nhiên, Lyons (1995) đã mở rộng một cách rất đáng kể danh sách các dạng thức thỏa mãn tiêu chí của Grice về hàm ý quy ước, gồm các liên từ (however,
moreover, nevertheless, yet, v. v.), các tiểu từ tình thái (even, well, just) và hình thái
cú pháp hay các phạm trù ngữ pháp như thời, thức. Từ những lý luận trên đây, chúng tơi cho rằng có thể chia hàm ý quy ước thành hai loại:
- Hàm ý quy ước được biểu đạt qua các đơn vị từ ngữ, như các liên từ and, but; các tiểu từ hay các trợ từ, v.v.
41
- Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt như cấu trúc chỉ thời, thể, cấu trúc nhấn mạnh hay cấu trúc rút gọn, v.v.
2.2.1. Hàm ý quy ước được tạo lập thông qua các phương tiện từ ngữ
Grice đã nêu một cách sơ lược về khái niệm hàm ý quy ước, rằng “việc dùng một dạng thức nào đó của từ trong phát ngôn thường sẽ làm nảy sinh (trong điều kiện khơng có tình huống đặc biệt) một hàm ý hoặc một kiểu hàm ý nào đó”. Ơng