Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4.3. Đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang
4.3.4. Bài tập đánh giá bản dịch có hàm ý
Mildred (1998) cho rằng đánh giá bản dịch có thể dựa theo ba tiêu chí: chính xác, rõ ràng và tự nhiên. Nhiệm vụ của đánh giá là trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Bản
142
dịch có diễn đạt đúng ý nghĩa như VBN không? 2) Liệu độc giả của VBĐ có thể hiểu văn bản một cách đầy đủ khơng? 3) VBĐ có dễ đọc và văn phong cũng như cấu trúc dùng trong VBĐ có tự nhiên khơng?
Để đánh giá bản dịch, có thể yêu cầu độc giả của VBĐ đọc toàn bộ bản dịch và xác định những nội dung mà họ tiếp nhận được. Một cách khác để đánh giá bản dịch là đưa ra những câu hỏi cho người đọc bản dịch và yêu cầu họ trả lời. Các câu hỏi nên tập trung vào các vấn đề như chủ đề của đoạn văn, mục đích của tác giả và một số nội dung trong VBĐ. Cũng có thể đánh giá bản dịch bằng cách dịch ngược VBĐ sang ngữ nguồn hoặc so sánh các bản dịch khác nhau của cùng một VBN. Bài tập đánh giá bản dịch có thể có dạng sau đây:
4.3.4.1. Đọc và trả lời câu hỏi phía dưới, sau đó nhận xét bản dịch (từ tiếng Ibaloi, Philippines sang tiếng Anh).
One of those who found (some of the burried money) was Juan Bejar. They arrived with it at night to his house, and he did-kapi-for-it that night at his house at Salakoban. Yes, it was at his house where he did-kapi-for-it.
The next morning, as they were eating the head, the new jaw bone fell – down. And it was not titled when it fell, but rather it was upright and it was pointing east. When the old women saw it, they said, „Do – it – a – second – time. Perhaps they have regarded – it – as - insufficient‟. And yes, Juan did – kapi – for – it a second time.
a) Trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Why did they do kapi? 2. Who was eating the head? 3. The head of what?
4. What fell down? 5. The jaw bone of what? 6. Where did it fall from?
7. What is the significance of the jaw bone‟s pointing east?
143
8. What was the old women‟s reaction to what happened? 9. Why did they react in this way?
10. How do you understand the sentence: „Perhaps they have regarded it as insufficient‟‟
[137, 500]
b) Đọc bản dịch khác của câu chuyện và trả lời lại các câu hỏi nêu trên. So sánh câu trả lời ở hai bài tập a và b.
… One of those who found (some of the burried money) was Juan Bejar …. They arrived with it at night to his house, and he celebrated the feast of Kapi with a pig as payment to the encestral spirits that night at his house at Salakoban. Yes, it was at his house where he celebrated the feast of kapi for it.
The next morning, as they were having the traditional community breakfast following feasts, the jaw bone of the pig which had been sacrificed the previous evening fell down from the eaves of the house where it is traditinally hung. And it was not titled when it fell, but rather it was upright and it was pointing east where
the ancestral spirits are said to live. When the old women saw it, they regarded it all as a bad omen and said, „Celebrate kapi a second time. Perhaps the ancestral spirits have regarded the pig you sacrificed as insufficient payment‟. And yes, Juan
celebrated kapi for it a second time. [137, 501]
Nhận xét: Bản dịch đã trở nên dễ hiểu hơn vì các hàm ẩn văn hóa đã được
nêu rõ bằng những thông tin bổ sung trong câu chuyện.
4.4. Tiểu kết
Để chuyển dịch phát ngơn có hàm ý một cách thỏa đáng, người dịch phải nắm được lý thuyết và thực tiễn dịch hàm ý. Hệ thống dạng bài tập dịch phát ngơn có hàm ý trên đây giúp sinh viên biết cách xác định hàm ý trong phát ngơn, tường minh hóa hàm ý và dịch các phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đồng thời rèn luyện kỹ năng dịch phát ngơn có hàm ý để có được những sản phẩm dịch có chất lượng.
144
Trên cơ sở lý luận về quá trình nhận thức do Bloom (1964) đề xuất, hệ thống bài tập được thiết kế với các bước từ dễ đến khó theo thang bậc về độ khó của nhận thức, gồm: bước xác định (identification) với bài tập phân tích văn bản có hàm ý để xác định được phát ngơn có hàm ý, xác định nội dung muốn truyền đạt của người nói; bước hiểu (explanation) với bài tập xác định và tường minh hóa hàm ý giúp người học phân tích ngữ cảnh của phát ngôn, diễn đạt nội dung người nói muốn truyền đạt thành những phát ngơn có ý nghĩa tường minh; bước ứng dụng (application) với bài tập dịch phát ngơn có hàm ý giúp người học thực hiện các thao tác ở hai bài tập trước kết hợp với thực hành và rèn luyện kỹ năng dịch phát ngơn có hàm ý. Ở phần bài tập này, người học chuyển dịch phát ngơn có hàm ý theo phương thức dịch khác nhau như dịch bảo toàn, dịch cải biên, bổ sung hoặc dịch bỏ qua hàm ý; bước đánh giá (evaluation) với bài tập nhận xét, đánh giá bản dịch từ ngữ nguồn sang ngữ đích hoặc đọc VBĐ và trả lời câu hỏi, so sánh các bản dịch của các cá nhân khác nhau.
Với hệ thống dạng bài tập này, người học phải thực hiện các nhiệm vụ cho từng dạng bài tập theo mức độ nhận thức từ dễ đến khó. Thực hành với các bài tập có đặc tính này, người học sẽ có được sự tự tin, có hứng thú và làm bài tập đạt chất lượng cao.
Hệ thống dạng bài tập đưa ra một mơ hình khái quát các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng ngơn ngữ nói chung, kỹ năng dịch thuật và cụ thể là dịch phát ngơn có hàm ý và có thể ứng dụng để xây dựng hệ thống dạng bài tập cho các học phần lý thuyết ngôn ngữ khác như Ngữ âm - Âm vị học, Ngữ pháp, Từ vựng học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Phân tích diễn ngơn, v.v.
Ứng dụng lý thuyết về quá trình nhận thức để đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch hàm ý có thể làm tiền đề cho việc ứng dụng khung lý thuyết này vào biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, thiết kế giáo án, xây dựng hệ thống đề thi, hệ thống bài tập nâng cao năng lực ngôn ngữ cho người học tiếng Việt và ngoại ngữ.
145
Việc thực hành qua hệ thống bài tập dịch đã giúp củng cố lý thuyết về phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học học phần Thực hành dịch, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Sư phạm tiếng Anh tại Trường Đại học Hồng Đức.
146
KẾT LUẬN
Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý đã và đang là một trong những vấn đề trọng tâm của ngữ dụng học. Nghiên cứu về hàm ý tuy khơng cịn mới mẻ nhưng nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt vẫn chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm. Nghiên cứu phương thức dịch phát ngơn có hàm ý dựa trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học, luận án đã giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
1) Điểm luận các vấn đề lý thuyết về hàm ý - một loại nghĩa hàm ẩn.
Nghĩa của phát ngơn được phân tích dựa trên một số bình diện khác nhau. Dựa vào quan hệ giữa nội dung với hình thức, nghĩa của phát ngơn được chia thành nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh là nghĩa rút ra từ nghĩa đen, nghĩa bóng của các từ có mặt trong câu và quan hệ cú pháp giữa các từ đó. Nghĩa hàm ẩn là thông tin không được thể hiện trên bề mặt câu chữ của phát ngơn mà có thể nhận biết được nhờ vào suy ý dựa trên cơ sở nghĩa tường minh, ngữ cảnh và các quy tắc dụng học. Nghĩa hàm ẩn gồm: dẫn ý, tiền giả định và hàm ý.
Hàm ý, đến lượt mình, được chia thành hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Hàm ý là loại nghĩa hàm ẩn rất phổ biến trong ngôn ngữ hội thoại. Điều kiện sử dụng hàm ý trong quá trình giao tiếp thường là hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp gồm: ngữ cảnh với vai trị là đơn vị ngơn ngữ cho phép xác định ý nghĩa; bối cảnh với tư cách là mảng hiện thực khách quan ngồi ngơn ngữ, làm cơ sở cho việc tạo phát ngôn và xác định nghĩa; và ngữ cảnh riêng – tri thức riêng của người tham gia cuộc thoại.
Hoàn cảnh giao tiếp đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự xuất hiện của phát ngơn và sự hình thành hàm ý. Một số hồn cảnh đặc biệt là cơ sở để hàm ý được tạo ra, thường gồm những nhân tố như tính lịch sự, thể diện, v.v.
Để cuộc giao tiếp bằng phát ngơn có hàm ý được thành cơng, cần phải có sự hợp tác tích cực giữa những người tham gia hội thoại, khả năng tạo hàm ý của người tạo phát ngôn và năng lực nhận diện, lý giải hàm ý của người tiếp nhận phát
147
ngơn. Như vậy, ngồi năng lực ngôn ngữ, năng lực ngữ dụng, người tham gia hội thoại phải có những tri thức nền liên quan đến văn hóa - xã hội để có thể tạo hay nhận diện hàm ý một cách phù hợp.
2) Phân biệt một cách rõ ràng hơn hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại.
Căn cứ vào mức độ phụ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp, có thể xác định tiêu chí phân biệt hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại. Theo đó, hàm ý quy ước ít phụ thuộc vào hồn cảnh giao tiếp, được biểu thị thơng qua phương tiện ngơn ngữ mang tính quy ước như từ ngữ hay cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt. Từ tiêu chí này, chúng tơi chia hàm ý quy ước thành hai loại nhỏ: hàm ý được thể hiện qua từ ngữ và hàm ý
được thể hiện qua cấu trúc ngữ pháp chuyên biệt. Hàm ý hội thoại phụ thuộc vào
hoàn cảnh giao tiếp, được tạo ra trên cơ sở của sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng như nguyên tắc cộng tác, các phương châm hội thoại, v.v.
Sử dụng hàm ý trong hội thoại là một hiện tượng phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên, việc tạo ra hàm ý ở người nói và việc nhận diện, lý giải hàm ý ở người nghe có hồn tồn tương thích hay khơng là điều khó khẳng định và sự “lệch pha” là có thể xảy ra. Nguyên nhân của sự “lệch pha” này là do những người tham gia hội thoại có sự bất tương đồng về nhiều mặt, như năng lực ngôn ngữ, khả năng về dụng học, kiến thức bách khoa liên quan đến lĩnh vực văn hóa - xã hội hoặc chính bản thân đề tài đang giao tiếp.
3) Điểm luận lý thuyết về dịch thuật và dịch hàm ý
Phần lớ n các nhà nghiên cứu (Mounin 1963, Nida 1964, Catford 1965) coi dịch thuật là một quá trình giao tiếp và Mildred (1998) cho rằng ý nghĩa là cái cốt lõi của q trình dịch thuật. Chúng tơi đồng tình với những quan điểm này cũng như với việc vận dụng 8 phương pháp dịch của Newmark để đề xuất 5 phương pháp phù hợp có thể ứng dụng trong chuyển dịch Anh – Việt của Nguyễn Hồng Cổn. Đây là những nền tảng lý thuyết của nghiên cứu này.
Trong tài liệu tham khảo của chúng tơi, dịch phát ngơn có hàm ý chưa được quan tâm nhiều, thậm chí chưa có hệ thống lý thuyết dịch phát ngơn có hàm ý nào được đưa ra. Vì vậy, việc thống kê, mơ tả, phân tích đối chiếu phát ngơn có hàm ý ở
148
VBN và VBĐ để xác định phương thức chuyển dịch chúng là một việc làm đầy khó khăn nhưng cũng rất có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ứng dụng vào thực tiễn.
4) Xác định một số phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý
Chuyển dịch sao cho hàm ý của phát ngôn ở ngữ nguồn và ngữ đích được bảo tồn là điều khó thực hiện. Nghiên cứu đã khảo sát và xác định một số phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý như sau:
4.1) Phương thức dịch bảo toàn hàm ý
Một số phát ngơn có hàm ý sau khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, hàm ý vẫn được giữ nguyên ở VBĐ. Với những phát ngơn này, tương đương về hình thức và tương đương nghĩa đều đạt mức tuyệt đối. Tuy nhiên, tiếng Việt có nhiều từ tình thái hơn so với tiếng Anh nên trong quá trình chuyển dịch, một số tiểu từ tình thái được sử dụng và chính hệ thống từ tình thái này đã bổ sung thêm hàm ý so với phát ngôn ở VBN. Hàm ý được bổ sung thêm thường là hàm ý quy ước.
4.2) Phương thức dịch cải biên hàm ý
Hàm ý quy ước được coi là “rất khó chuyển dịch một cách thỏa đáng” từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Ở đa số phát ngôn được chuyển dịch, hàm ý nói chung vẫn tồn tại nhưng nét nghĩa có thay đổi, có thể tác động mạnh hơn đến người đọc hoặc cũng có thể giảm bớt tác động đến độc giả.
Hàm ý hội thoại ở một số phát ngôn cũng được làm cho thay đổi khi người dịch thêm vào những hình thái ngơn ngữ vốn có vai trị quan trọng trong ngữ đích. Các phương tiện từ vựng đó bao gồm các từ, tiểu từ tình thái, hư từ như mà, thôi
mà, thôi, đã, cái đã, mới, lại, nữa, nữa cơ, cả, chứ, đấy, đấy chứ, lại cịn, bộ, sao, thơi…, nữa. Chúng được sử dụng để làm thay đổi hàm ý hội thoại trong nhiều phát
ngôn tiếng Anh tạo nên phương thức dịch cải biên hàm ý hội thoại, và làm cho bản dịch gần với văn phong của người Việt Nam.
4.3) Chuyển dịch bỏ qua hàm ý
Sự sáng tạo của người dịch dựa trên nguyên tắc đảm bảo tương đương về nội dung cũng có thể biểu hiện ở phương thức dịch bỏ qua hàm ý. Với các ví dụ được phân tích, có thể thấy mục đích phát ngơn vẫn được thực hiện khi dịch giả tường minh hóa nội dung thơng báo ngầm ẩn của phát ngôn này.
149
5. Ứng dụng xây dựng hệ thống dạng bài tập rèn luyện kỹ năng dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Trên cơ sở lý thuyết về hàm ý và dịch phát ngơn có hàm ý, các phương thức dịch phát ngơn có hàm ý được xác định và dựa vào kết quả khảo sát về khó khăn khi dịch phát ngơn có hàm ý cũng như một số dạng lỗi mà sinh viên thường mắc khi dịch, chúng tôi đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch phát ngơn có hàm ý, gồm bài tập phân tích văn bản có hàm ý, xác định và tường minh hóa hàm ý, dịch và đánh giá bản dịch có hàm ý nhằm nâng cao năng lực người học về dịch thuật nói chung, dịch hàm ý nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành ngoại ngữ.
6. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức chuyển dịch phát ngơn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt
Sử dụng hàm ý trong giao tiếp hội thoại là một cách dụng ngôn vừa tế nhị, khéo léo vừa sắc sảo, hiệu quả, đặc biệt trong những tình huống giao tiếp hàng ngày khi lực ngơn trung trở thành cái đích chính của nhiều cuộc thoại.
Trong dịch thuật, hàm ý cần được chuyển dịch từ VBN sang VBĐ theo hướng đảm bảo tính tương đương nhất có thể. Với dịch giả, việc sử dụng phương thức nào trong quá trình tái tạo lại nội dung ở VBĐ là một sự lựa chọn mang đầy tính sáng tạo. Qua phân tích các ví dụ, xác định các phương thức dịch có thể thấy rằng mục đích của việc dịch thuật, chủ ý của dịch giả, đối tượng độc giả của VBĐ là những nhân tố quyết định việc lựa chọn phương thức dịch bảo toàn, cải biên hay bỏ