Hàm ý của phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt: những tương đồng và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 32 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Tình hình nghiên cứu về hàm ý và dịch hàm ý

1.1.4. Hàm ý của phát ngôn tiếng Anh và tiếng Việt: những tương đồng và

khác biệt

Đối với một hướng hội thoại đã cho, hàm ý có tính năng động hội thoại cao. Nó là một bước thúc đẩy cuộc thoại đạt đến đích. Hàm ý khơng giữ nguyên khi hành vi ngôn ngữ thay đổi. Đối với một phát ngôn, quan trọng là những ý nghĩa hàm ẩn nào quan yếu với nó, đối với một hội thoại, những ý nghĩa hàm ẩn nằm trong ý định truyền báo của nhân vật giao tiếp, là đối tượng của phát ngơn, mới có giá trị hội thoại. Vì vậy, chúng tơi chỉ khảo sát hàm ý, các loại ý nghĩa hàm ẩn khác xin được đề cập đến ở những nghiên cứu khác.

Qua việc miêu tả hàm ý trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xét thấy những nét tương đồng và khác biệt về cơ chế tạo hàm ý trong hai ngôn ngữ như sau:

Những nét tương đồng

Để tạo ra hàm ý, người tham gia cuộc thoại khi tạo phát ngôn thường vi phạm nguyên tắc cộng tác trong hội thoại với các phương châm, quy tắc chiếu vật – chỉ xuất, quy tắc lập luận, sử dụng lối chơi chữ, sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, quy tắc quan yếu hay tạo sự bất thường về nghĩa.

Những điểm khác biệt

24

Với quy tắc chiếu vật - chỉ xuất, hệ thống từ chỉ xuất trong tiếng Anh đơn giản hơn so với tiếng Việt. Các từ chỉ quan hệ xã hội, quan hệ thân tộc trong tiếng Việt vốn đã đa dạng lại chứa nhiều nét nghĩa sâu xa, chỉ cần thay đổi cặp từ xưng hơ trong cuộc thoại đã có hàm ý rất sâu sắc, có thể là mỉa mai, coi thường thậm chí mạt sát, chửi rủa người đối thoại. Vì vậy, hàm ý của chúng cũng rất phong phú.

Việc tạo sự bất thường về nghĩa trong tiếng Anh thường được thực hiện theo lối nói ghép nghĩa tạo thành những phát ngơn có các thành phần câu khơng phù hợp về mặt nghĩa, như trong trường hợp cái bình sinh em bé. Trong tiếng Việt, chơi chữ mà cụ thể là dùng phép đảo trật tự từ trong phát ngơn là một hình thức phổ biến để tạo sự khơng bình thường về mặt nghĩa của phát ngơn, từ đó tạo ra hàm ý.

Nhìn chung, cơ chế tạo ra hàm ý trong hội thoại là tương đối giống nhau giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt. Tuy vậy, theo Lê Thị Minh Thu (2014) thì trong tiếng Việt, thói quen nói dài dịng, vịng vo cũng có thể tạo hàm ý. Việc tạo ra hàm ý trong phát ngơn có thể cịn phụ thuộc vào truyền thống văn hóa, lịch sử, xã hội, hoàn cảnh giao tiếp và kiến thức nền của mỗi người tham gia hội thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)