Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.6. Dịch cải biên hàm ý hội thoại
3.6.1. Dịch phát ngơn đảm bảo tương đương về hình thức
3.6.1.1. Phát ngôn trần thuật
Trong cuộc đối thoại giữa Manuel và Retana, khi Manuel hỏi nhận xét của Retana về những tay cưỡi ngựa, đâm giáo dụ bị thì Retana đã nhận xét một cách rất chung chung thông qua phát ngôn: „They‟re not much‟ (Chúng chẳng đáng mấy) nhưng ở PNTV, lời của Retana lại hiển thị câu trả lời một cách rõ ràng hơn „Chúng
chẳng thạo lắm‟. Như vậy, về mặt cấu trúc cũng như mục đích của phát ngôn, ở cả
tiếng Anh và tiếng Việt, phát ngôn của Retana đều ở dạng câu trần thuật và nội dung thông báo của PNTA có hàm ý cịn ở PNTV, nội dung thơng báo đã được thay đổi, rõ ràng tường minh hơn.
Manuel: How about picadors? Retana: They‟re not much.
[115, 169]
(Manuel: Thế còn mấy tay cưỡi ngựa, đâm giáo dụ bị thì sao? Retana: Chúng chẳng thạo đâu.)
[31, 129]
Có một số phát ngơn khi được chuyển dịch từ ngữ nguồn sang ngữ đích thì hàm ý đã thay đổi, khơng cịn giữ nguyên như hàm ý ở phát ngôn trong VBN, thường chúng tăng hoặc giảm tính tích cực và cũng có thể có phần dễ hiểu hơn.
Cuộc đối thoại giữa ông Wheeler và cô phục vụ diễn ra như sau: Mr. Wheeler: I‟ll give you three hundred francs.
The waitress: You are hateful.
[125, 328]
Trong bối cảnh cố gắng thuyết phục cô phục vụ lên gác với mình, ơng Wheeler đã nâng mức giá trả cho cô từ một trăm, đến hai trăm và rồi ba trăm frăng.
102
Không chấp nhận lời đề nghị làm cơng việc ơ uế đó, cơ phục vụ đã từ chối và đến lần thứ ba, cô đã tỏ thái độ phản đối bằng phát ngơn “You are hateful”. Phát ngơn này có thể tạm dịch là “Ông thật đáng ghét”. Dù rất tức giận trước thái độ của khách làng chơi nhưng với vai trò là nhân viên phục vụ cà phê, cô vẫn phải tỏ thái độ nhã nhặn, nhường nhịn chứ khơng thể “nổi đóa” và “qt” vào mặt ơng Wheeler như đáng ra cô phải làm. Phát ngôn này hàm ý không chấp nhận đề nghị nhưng đồng thời tỏ thái độ nhường nhịn, thể hiện thân phận thấp hèn với thái độ nhẫn nhục hoặc cũng có thể đó là thái độ lịch sự đối với khách – yêu cầu mà quán cà phê nơi cô làm việc quy định, cho dù khách có đáng nhận được điều đó hay khơng. Các phát ngơn này được chuyển dịch như sau:
Ơng Wheeler: Tơi sẽ trả cơ ba trăm frăng. Cơ phục vụ: Ơng là kẻ đáng nguyền rủa.
[40, 314]
Xét mục đích phát ngơn, dịch giả đã dùng cấu trúc tương đương là một phát ngôn trần thuật, một câu khẳng định với chức năng của một phát ngôn biểu cảm “Ông là kẻ đáng nguyền rủa”. Với phát ngơn này, cấu trúc cũng như mục đích giao tiếp đã được duy trì nguyên vẹn như ở VBN. Tuy nhiên, hàm ý của phát ngôn không chỉ thể hiện rằng cô không chấp nhận lời đề nghị của ơng Wheeler mà cịn thể hiện cho ông ta biết rằng “tơi chả ngại gì ơng, tơi coi thường ơng” thơng qua việc cơ nói gay gắt với ơng ta (qua cách dùng câu chữ có thể thấy rõ điều này), sự biểu cảm có phần mạnh mẽ hơn, thái độ có phần gay gắt hơn, biểu hiện sự coi thường người khách và đề cao vị thế của mình hơn. Nói cách khác, hàm ý được cải biên và làm tăng mức độ gay gắt ở lời phản đối của cô phục vụ, đồng thời tỏ thái độ coi thường vị khách, điều mà ở PNTA không thể hiện rõ.
Một đối thoại khác diễn ra như sau: Henry: Can Gordini drive?
Manera: I don‟t think so.
[122, 30]
103
Với câu hỏi của Henry, nếu tuân thủ một cách triệt để nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại mà Grice (1975) đã nêu, Manera hoàn tồn có thể trả lời Có/Khơng. Để giảm bớt trách nhiệm của mình đối với thơng tin mình đưa ra hoặc muốn thể hiện rằng mình khơng chắc chắn cho câu trả lời, Manera đã dùng cách phản hồi gián tiếp Tôi không nghĩ rằng anh ta biết lái xe. Cấu trúc I don‟t think so trong tiếng Anh thực chất là một câu trả lời phủ định, có nghĩa Tơi khơng nghĩ là anh ta có thể lái xe, hàm ý Anh ta không biết lái xe nhưng cách trả lời Tôi không nghĩ rằng anh ta biết lái xe làm cho sự ràng buộc của người nói với điều mình nói
ra trở nên gián tiếp hơn so với cách trả lời trực tiếp, rằng Anh ta không biết lái xe. Ở phát ngôn tiếng Việt [37, 61], khi được hỏi “Liệu Gordini lái xe có nổi
khơng?” Manera đã trả lời “Chưa biết được.” Xem xét cấu trúc bề mặt của phát
ngôn, văn bản dịch của cả câu hỏi và câu trả lời đều có sự cải biên. PNTA “Can
Gordini drive?” hồn tồn có thể dịch chuyển theo phương thức một - đối - một,
thành “Gordini có thể lái xe không?” Tuy nhiên, dịch giả đã lựa chọn cấu trúc tương đương về mặt chức năng trong tiếng Việt (thêm từ Liệu để tạo thành câu hỏi). Câu trả lời “I don‟t think so” (Tôi không nghĩ thế) được chuyển dịch thành “Chưa biết được”.
Về ý nghĩa, câu hỏi của Henry thể hiện một sự lo lắng muốn chia sẻ, một mối nghi ngờ về khả năng lái xe của Gordini và cả nhu cầu muốn có thơng tin về nó.
Liệu Gordini lái xe có nổi khơng? có một tiền giả định là anh ta có thể lái xe nhưng
hàm ý khơng biết trong điều kiện này anh ta có lái được khơng. Câu trả lời “Chưa
biết được” hàm ý rằng người nói khơng chắc chắn liệu Gordini có lái nổi xe hay
khơng (cịn phụ thuộc vào điều kiện đường sá, hoặc chất lượng kỹ thuật của xe, thậm chí cả về sức khỏe của anh ta), có thể anh ta sẽ lái tốt, cũng có thể khơng và phải đợi anh ta lái mới có câu trả lời.
Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh gồm hai loại. Cấu trúc so sánh thơng thường có các phương tiện so sánh (các từ như like, as) đi kèm và cấu trúc so sánh ngầm như trường hợp ẩn dụ. Khi sử dụng cấu trúc so sánh, trong những ngữ cảnh cụ thể thì người nói có thể hàm những ý nhất định nào đó. Phát ngơn đáp lại câu hỏi
104
của Robert sau đây là một cấu trúc so sánh thông thường với phương tiện so sánh
like. Nó địi hỏi người nghe thực hiện thao tác suy ý, thậm chí vận dụng phép tam
đoạn luận để nhận diện hàm ý của phát ngôn:
Robert: Thou understandest that there is too be no attack on the post until thou hearest the falling of the bombs?
Pila: How many times dost thou have to tell me? You are getting like an old
woman, Inglés.
[127, 806]
Hàm ý của phát ngôn là: Tơi hiểu rồi. Anh khơng cần nói thêm nữa.
Để nhận diện hàm ý này phải thực hiện phép suy luận đối với phát ngôn
You are getting like an old woman: Anh đang trở nên như một bà già, mà bà già
thì thường lẩm cẩm, khi lẩm cẩm thì người ta hay nói đó rồi qn đó, rồi lại nhắc lại. Anh đã nhắc lại nhiều lần nên khơng cần nhắc lại nữa. Phát ngơn này có hai lần hàm ý.
Robert: Chưa nghe thấy có tiếng bom rơi thì chưa được đánh bốt, chị hiểu rồi chứ?
Pila: Anh cịn phải bảo tơi bao nhiêu lần nữa? Anh đâm ra lẩm cẩm như một
bà già rồi đấy.
[42, 510]
Phát ngơn này cũng có hàm ý: Tơi hiểu rồi. Anh khơng cần nói nhiều nữa.
Khơng cần dùng đến phép tam đoạn luận vẫn xác định được hàm ý là anh đã lẩm cẩm nên nói nhiều hơn mức cần thiết, và khơng cần nói thêm nữa.
Để hàm ý của phát ngôn ở VBN khác với hàm ý của phát ngơn ở VBĐ có thể lựa chọn đơn vị ngơn ngữ có ý nghĩa tường minh khác nhau vì „hàm ý được tạo ra từ nghĩa tường minh‟ [6,7]. Ví dụ:
Henry: I wish you to do something for me. Do not tell anyone you have seen
me. It is very important.
The porter: We are dumb.
[127, 124]
105
Phát ngôn We are dumb hàm ý: Chúng tơi sẽ khơng nói. Hàm ý này được suy ra từ quá trình suy luận với việc vận dụng kiến thức bách khoa và kiến thức ngôn ngữ. Về ngôn ngữ, người nghe phải biết ý nghĩa của từ dumb (câm) và phải vận dụng kiến thức về vật lý, sinh học, y học để suy ra rằng người câm thì khơng thể nói
được. Trong thực tế, ông thường trực không phải là người khuyết tật (bị câm) vì nếu
bị câm thì làm sao ơng ta có thể thực hiện hành vi tạo lời và đưa ra phát ngôn We
are dumb. Như vậy, nó có hàm ý chúng tơi sẽ khơng nói. Phát ngơn cũng làm tăng
trách nhiệm của ơng thường trực trước đề nghị của Henry, làm anh ta yên tâm hơn bởi lẽ người câm thì khơng thể nói và khơng bao giờ nói được. Khi dịch phát ngơn này, dịch giả chọn từ lặng thinh làm đơn vị ngôn ngữ tương đương với từ dumb:
Henry: Tôi mong ơng giúp tơi một việc là đừng nói với ai rằng ơng đã trơng
thấy tôi trở lại nhé. Rất quan trọng đấy.
Ơng thường trực: Chúng tơi sẽ lặng thinh.
[42, 263]
Hàm ý của phát ngơn này là Ơng cứ n tâm, chúng tôi sẽ giúp ông và sẽ khơng nói.
Cả PNTA và PNTV đều hàm ý chúng tơi sẽ khơng nói, nhưng khơng cần đến những kiến thức nền để nhận ra hàm ý này trong PNTV. Mặt khác, lặng thinh là một hành động mang tính chủ quan, do chủ ý của người nói, rằng ơng vẫn có khả năng nói nhưng sẽ khơng nói ra. Và biết đâu một lúc nào đó ơng sẽ nói. Việc lựa chọn những đơn vị ngơn ngữ tương đương trong dịch thuật là một nhiệm vụ quan trọng của dịch giả. Những hình thức tương đương này tạo ra những tương đương cần thiết về nghĩa. Theo chúng tôi, PNTA “We are dumb” có thể được chuyển dịch với những hình thức tương đương như “Chúng tơi sẽ im như thóc”, “Chúng tơi sẽ
câm như hến” hoặc “Có cạy răng chúng tơi cũng khơng nói” và đó là những lựa
chọn phù hợp trong văn phong tiếng Việt.
Việc sử dụng các từ chỉ xuất ở ngôi thứ ba với những đại từ bất định có thể làm cho một sự việc vốn “có ngơi nhân xưng có vẻ như là một việc vơ ngôi” [163]. Nguyên tắc này được vận dụng trong cuộc thoại sau:
106
Piani: Can‟t you just put him down as taken prisoner? Henry: I don‟t know.
Piani: You see, if the war went on they would make bad trouble for his family.
[127, 115]
(Piani: Xin trung úy coi như là hắn bị mất tích được khơng? Henry: Chưa biết được.
Piani: Trung úy có thấy khơng, nếu chiến tranh cứ cịn kéo dài mãi thì điều đó sẽ gây buồn khổ cho khơng ít gia đình.)
Hàm ý: Khơng nên tố cáo Bonello đào ngũ.
[42, 243]
Với cụm từ his family, Piani muốn Henry quy chiếu trực tiếp vào một đối tượng cụ thể, đó là gia đình của người lính đào ngũ. Phát ngơn này cũng hàm ý rằng chỉ có Bonello là kẻ đào ngũ. Với cùng cấu trúc câu trần thuật ở văn bản dịch nhưng khi lựa chọn cụm từ khơng ít gia đình, thái độ lên án chiến tranh được thể hiện rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn. Chiến tranh làm tổn hại đến thanh danh của nhiều người lính, nhiều gia đình nếu nó cịn kéo dài.
Trong tiếng Việt, hệ thống trợ từ, tiểu từ tình thái đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo và bổ sung hàm ý. Việc sử dụng một cấu trúc đặc biệt nào đó cũng có thể làm cho hàm ý có hiệu lực nhất định. Việc chuyển dịch từ một cấu trúc bình thường ở VBN bằng một cấu trúc nhấn mạnh trong VBĐ có thể làm thay đổi hàm ý của phát ngơn. Xem xét ví dụ sau đây:
Jack: Christ! Why can‟t you let me sleep?
John: Don‟t be sore. I didn‟t mean to wake you up.
[120, 228]
Hàm ý của John là: Việc làm Jack thức giấc là do vơ tình, nên có ý xin lỗi. (Jack: Lạy Chúa! Sao bọn mày không để tao ngủ?
John: Đừng nóng. Chẳng phải vơ cớ mà tao thức mày dậy.)
[32, 218]
107
Ở PNTV, hàm ý là: Việc tơi đánh thức anh dậy là có chủ định, nhưng tơi có
lý do để làm việc đó.
Phát ngơn tiếng Anh là cấu trúc phủ định có hàm ý giải thích rằng anh ta không chủ ý làm Jack thức giấc mà đã làm một việc gì khác, và việc đó vơ tình làm Jack thức giấc. Với lời phân trần này, John muốn thanh minh cho việc làm của mình và bày tỏ lời xin lỗi tới Jack.
Khác với PNTA, “Chẳng phải vô cớ mà tao thức mày dậy” là một phát ngơn có cấu trúc bề mặt tạo hai lần phủ định. Nó tiền giả định là tao đã thức mày dậy và hàm ý rằng việc làm đó được thực hiện một cách chủ định: Tao đã cố tình làm mày
thức giấc và tao làm việc đó vì một lý do nhất định. Rõ ràng hàm ý trong PNTA đã
thay đổi sau khi được chuyển dịch.
Với bối cảnh hội thoại, việc chuyển dịch phát ngôn thành Chẳng phải vô cớ
mà tao thức mày dậy là một lời phủ định kép nhưng lại khẳng định mang tính áp đặt,
tạo ra hành vi ngơn ngữ có phần đe dọa thể diện của Jack và rất có thể làm cho bối cảnh cuộc thoại trở nên bất hòa, tạo tác động tiêu cực đến trạng thái tâm lý của người tham gia cuộc thoại. Những khía cạnh này của phát ngơn đều được truyền tải nhưng lại được thể hiện một cách ngầm ẩn dưới vỏ bọc của câu chữ tạo nên phát ngơn này.
3.6.1.2. Phát ngơn hỏi
Có 16/ 451 phát ngôn được khảo sát là ở dạng câu hỏi. Khi được dịch, phát ngơn vẫn duy trì dạng thức câu hỏi nhưng hàm ý đã ít nhiều thay đổi so với ở PNTA. Một ví dụ điển hình trong số các phát ngôn này là câu hỏi của Maria dành cho các vị khách mà cô đang phục vụ:
Maria: Do you want the cups?
[127, 56]
Phát ngơn này có thể chuyển dịch một cách trung thành tuyệt đối là Các anh
có muốn những chiếc cốc này không? với hàm ý là nếu các anh còn muốn dùng những chiếc cốc này nữa tức là các anh còn đang uống tiếp.
Phát ngơn được dịch thành:
Maria: Các anh có cạn chén không?
[42, 36]
108
Rõ ràng PNTV đặt trong ngữ cảnh của cuộc nhậu gắn với một hành động cụ thể (cạn chén) thể hiện việc giao lưu, cịn PNTA là một phát ngơn hỏi (có uống nữa không), mang hàm ý: tôi xin phép dọn cốc chén với thái độ nhã nhặn, không áp đặt đối với người đối thoại. Chính vì vậy nó đáp ứng được thông tin ngữ dụng cao hơn. PNTV, ở cách dịch này, là một phát ngơn hỏi có tính áp đặt lớn hơn, có ý mong muốn, thúc đẩy trực tiếp hơn, mạnh hơn, do đó xét về mức độ lịch sự thì nó mang tính lịch sự thấp hơn so với PNTA. Phân tích trên cho thấy bản dịch này là chưa phù hợp, thậm chí phản ý và làm thay đổi thông tin trong đối thoại của nhân vật.
Thái độ mềm mỏng, nhượng bộ trong đối thoại để không tạo ra hành vi đe dọa thể diện của người nghe cũng được bổ sung, tạo nét tự nhiên và gần gũi đối với độc giả tiếng Việt, như việc thêm từ bộ, sao trong hội thoại sau:
Barkerly: Do we have to go on and talk this way?
[122, 9]
(Barkerly: Bộ chúng ta định tiếp tục nói chuyện theo lối này sao?)
[37, 21]
Không đối thoại theo kiểu „ông chằng bà chuộc‟, Barkerly đã đưa ra một câu hỏi, cũng là lời gợi ý Do we have to go on and talk this way? hàm ý tôi biết chắc chắn là chúng ta khơng bắt buộc phải nói chuyện theo kiểu này (chẳng ai bắt chúng
ta làm vậy), vì vậy chúng ta nên nói sang chuyện khác. Việc bổ sung tiểu từ bộ, sao ở PNTV giúp nhân vật tạo được thái độ mềm mỏng, có ý „nhõng nhẽo‟ để tăng hiệu lực ở lời, làm hiệu quả giao tiếp được nâng lên. Cách dịch này, theo chúng tôi, là