Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.4. Dịch bảo toàn hàm ý hội thoại
3.4.1. Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương về hình thức
3.4.1.1. Phát ngôn trần thuật
Đa số phát ngôn được khảo sát (282/451) là ở dạng trần thuật. Những phát ngôn này sau khi được chuyển dịch, dạng thức của chúng vẫn được bảo toàn, đó là kiểu câu trần thuật. Phần nội dung (hàm ý của phát ngôn) cũng được giữ nguyên như ở các PNTA tương ứng. Xét ví dụ sau đây:
Lockwood: Sit still, Mrs. Dean. Do sit still another half hour. You‟ve done just right to tell the story leisurely. That is the method I like; and you must finish it in the same style. I am interested in every character you have mentioned, more or less.
Ms. Dean: The clock is on the stroke of eleven, sir.
[101, 96]
Khi ông Lockwood yêu cầu tiếp tục kể chuyện thêm nửa giờ nữa và kể một cách chầm chậm thì lẽ ra với thân phận của mình, bà Dean sẽ chấp hành yêu cầu đó bằng cách nói tiếp về chủ đề bà đã nói, bằng cách thức „chầm chậm‟ bà đã sử dụng. Tuy nhiên, đáp trả của bà là một phát ngôn trần thuật, thông báo về thời gian. Thông tin bà đưa ra không ăn nhập với yêu cầu trong phát ngôn của Lockwood. Như vậy, bà Dean đã vi phạm phương châm quan hệ, bởi lẽ ông Lockwood không hỏi bà về thời gian, cũng không cần bà thông báo về việc đồng hồ đã điểm chuông mười một giờ (vì hai người cùng ngồi gần nhau, nếu bà nghe tiếng chuông thì không có lý do gì khiến ông ta không nghe thấy). Sự vi phạm này tạo ra hàm ý khuya rồi, chúng ta hãy dừng câu chuyện và đi ngủ thôi. Phát ngôn này được chuyển dịch thành một phát ngôn trần thuật, với cùng nội dung thông tin về thời gian kèm theo sự vi phạm phương châm quan hệ và tạo ra hàm ý tương tự như ở PNTA.
77
Lockwood: Cứ ngồi đấy, bà Dean. Cứ ngồi yên đấy, một nửa giờ đồng hồ nữa đi! Bà kể chuyện thủng thẳng như thế là được lắm rồi. Tôi thích kiểu kể chuyện đó, nên bà phải kết thúc vẫn giọng điệu như vậy nhé. Ít nhiều tôi thích thú mọi nhân vật mà bà đề cập đến đây.
Ms. Dean: Đồng hồ đã điểm mười một giờ, thưa ông.
[17, 80]
Như vậy, dịch giả đã chuyển dịch một cách trung thành cả về hình thức cũng như nội dung của phát ngôn.
Ở một tình huống khác, khi ba người bạn đang ở cùng nhau, cậu bé Pablo luôn miệng nói làm cho Robert cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khi Pablo cất tiếng lôi kéo Inglés vào cuộc thoại thì Robert đã phản đối bằng một phát ngôn trần thuật, nêu một sự tình không liên quan đến câu chuyện của họ, nhưng lại có hàm ý các cậu đừng nói nhiều như vậy nữa. PNTV được chuyển dịch theo kiểu từ – đối – từ, đảm bảo trung thành tuyệt đối về hình thức. Phần nội dung (hàm ý) của phát ngôn được bảo toàn nguyên vẹn như ở PNTA.
Pablo: Listen, Inglés. Robert: I am writing.
[127, 672]
(Pablo: Inglés.
Robert: Tôi đang viết.)
[42, 423]
Sự vi phạm phương châm về cách thức (nói điều không liên quan với tình huống của cuộc thoại) đã tạo ra hàm ý: Tôi đang tập trung vào việc viết, việc khác sẽ làm tôi mất tập trung, vì vậy đừng đưa việc khác ra đây nữa.
Kết quả đối chiếu cho thấy, đa số PNTA khi được chuyển dịch vẫn đảm bảo tương đương về số lượng từ vựng và hình thức ngữ pháp. Nghĩa của chúng được chuyển dịch tương đối sát và hàm ý cũng được giữ nguyên như ở VBN. Một tình huống khác khi vị bác sỹ nói chuyện với đứa con của mình – Nick:
78
Doctor: Your mother wants you to come and see her.
Nick: I want to go with you.
[111, 50]
Xét cảnh huống giao tiếp (Bác sỹ đang nói chuyện với con trai của mình, mẹ của thằng bé không có mặt ở chỗ của họ, bố thằng bé – bác sỹ, chuẩn bị đi đâu đó), phát ngôn của bác sỹ là một phát ngôn trần thuật nhưng hàm ý một lời đề nghị, rằng “con hãy đi gặp mẹ con đi”. Hiểu được hàm ý của bố, Nick đã đáp lại “I want to go with you”. Phát ngôn này mang hàm ý và người bố phải suy ý để nhận ra thông điệp ngầm, rằng “con chưa muốn về”.
Khi được chuyển dịch [25, 41], phát ngôn “Your mother wants you to come and see her” được chuyển thành “Mẹ muốn con về gặp mẹ”. Về hình thức, PNTV cũng là một câu trần thuật. Trên quan điểm tương đương hình thức của Nida (1964), phát ngôn này được dịch theo kiểu dịch từ – đối – từ. Số lượng từ cũng như cấu trúc câu, hình thức ngữ pháp là hoàn toàn tương đương. Về ý nghĩa, nghĩa tường minh giống nhau ở hai phát ngôn. Và đặc biệt, hàm ý được bảo toàn một cách triệt để.
Ở lời hồi đáp của Nick, cậu ta nói “Con muốn đi với bố” mà không đề cập đến nội dung trong phát ngôn của bố mình. Rõ ràng phát ngôn của Nick vi phạm phương châm quan hệ. Qua suy ý có thể xác định sự vi phạm này tạo ra hàm ý “Con chưa muốn về”. Hàm ý này trùng khớp với hàm ý ở PNTA đã phân tích ở trên. Như vậy, về mặt nội dung, ngoài ý nghĩa tường minh được giữ nguyên ở PNTV, hàm ý hội thoại cũng được bảo toàn một cách tuyệt đối.
Trong một cuộc mặc cả giữa Manuel và Retana, hàm ý được sử dụng một cách rất tinh tế:
Manuel: How much do I get?
Retana: Two hundred and fifty pesetas. Manuel: You pay Villalta seven thousand. Retana: You‟re not Villalta.
[115, 169]
79
Ở các lượt lời trong hội thoại trên, Manuel đưa ra thông tin xác nhận “You pay Villalta seven thousand” và đây rõ ràng là thông tin dư thừa, không ăn nhập với phát ngôn trước đó, bởi lẽ Manuel biết rõ số tiền Retana trả cho Villalta. Trong bối cảnh phát ngôn này được đưa ra sau khi Retana trả lời câu hỏi của Manuel, rằng anh ta sẽ trả cho Manuel 250 pesetas thì phát ngôn “không liên quan” này lại mang thông điệp rất rõ ràng. Đó là sự so sánh mức giá anh ta được trả (250) và mức giá Retana trả cho Villalta (7.000), đồng thời là một lời mặc cả (hãy trả cho tôi cao hơn nữa). Như vậy, Manuel hàm ý rằng tôi muốn anh trả cho tôi cao hơn số tiền 250 pesetas.
Đáp lại yêu cầu của Manuel, phát ngôn của Retana lại chứa hàm ý khác. Retana ngầm so sánh Manuel với Villalta, rằng anh làm sao bằng Villalta được, và vì anh không giỏi bằng Villalta nên anh cũng không thể nhận được nhiều tiền như anh ta. Tóm lại, tôi chỉ trả anh ngần ấy (250 pesetas) thôi.
Ở VBĐ, hội thoại trên đã được chuyển dịch một cách chính xác về mặt cấu trúc và hàm ý cũng vì thế mà được giữ nguyên như ở VBN.
Manuel: Tôi được trả bao nhiêu?
Retana: Hai trăm năm mươi pesetas. Manuel: Anh trả cho Villalta bảy ngàn. Retana: Anh không phải là Villalta.
[31, 129]
Hàm ý ở PNTV là „Anh không giỏi bằng Villalta nên tôi không thể trả anh bằng số tiền mà tôi trả cho Villalta”.
Hàm ý được tạo ra bởi sự vi phạm một cách cố ý nguyên tắc hội thoại và phương châm quan hệ trong mẩu đối thoại giữa ông già và Harris:
The old man: Aren‟t you sure? Harris: I‟ve been away a long time.
[125, 335]
Khi nói về thay đổi ở địa phương, ông già muốn Harris xác nhận những thông tin mình đưa ra. Với yêu cầu mà ông già nêu ra, lẽ ra Harris phải trả lời là Yes
(có) hoặc No (không). Tuy nhiên, anh ta lại đưa ra một nhận định về trải nghiệm của
80
anh ta “I‟ve been away a long time”. Thông tin này đòi hỏi người đối thoại (ở đây là ông già) phải thực hiện thao tác suy ý, rằng một người đi xa lâu ngày sẽ không biết được những thay đổi ở đây. Như vậy câu trả lời này tương thích với ý hỏi của ông già, rằng tôi không chắc chắn.
Ở phần hỏi – đáp này trong văn bản dịch, dịch giả đã sử dụng những cấu trúc tương đương để giữ nguyên hàm ý.
Ông già: Anh chắc chắn chứ? Harris: Tôi đã đi xa khá lâu.
[40, 325]
Việc vi phạm phương châm hội thoại để tạo ra hàm ý là hiện tượng khá phổ biến trong các cuộc thoại. Các nhân vật trong cuộc thoại thường đưa ra những phát ngôn thiếu “ăn nhập” với phát ngôn trước đó. Thường họ dùng câu hỏi để đáp lại câu hỏi. Cũng có trường hợp câu trả lời cho câu hỏi dạng A nào đó lại là một câu phù hợp với một câu hỏi dạng B hơn. Đây cũng chính là cách thể hiện khéo léo, tế nhị, đầy ẩn ý mà chúng ta thường gặp trong ngôn ngữ hội thoại. Ví dụ:
Henry: Do you want something to eat? Bonello: This is no place to stay.
[122, 111]
(Henry: Các anh muốn ăn gì không?
Bonello: Đây không phải là chỗ nghỉ ngơi)
[37, 234]
Câu trả lời phù hợp là: Có, … hoặc Không, ….
Tuy nhiên, Bonello lại đưa ra một nhận định về địa điểm nơi anh ta đang ở. Thông tin trong lời hồi đáp của Bolleno không liên quan đến ý hỏi của Henry bởi trong tâm tưởng của Henry lúc này, anh ta nghĩ chắc mọi người (và cũng như anh ta vậy) đang đói (vì họ đã ăn trước đó rất lâu) và họ cần phải nghỉ ngơi và ăn gì đó để lấy sức đi tiếp. Anh ta hầu như không quan tâm đến hoàn cảnh xung quanh, đến sự an toàn cho tất cả mọi người và câu hỏi của anh ta còn có thể có hàm ý rằng hãy nghỉ ngơi và kiếm cái gì đó lót dạ thì mới có thể đi tiếp được, hoặc chỉ đơn giản là
81
Tôi đói rồi, tôi muốn ăn chút gì đó. Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, rằng Tôi không muốn ăn vào lúc này (vì Chúng ta phải chấp hành nghiêm quy định của đơn vị, rằng chúng ta chỉ nghỉ ngơi và ăn uống ở những nơi gọi là “trạm dừng chân”,…
hoặc vì bất cứ lý do nào khác), Bolleno đã “bắt” Henry thực hiện thao tác suy ý để tìm ra câu trả lời của Bolleno cho câu hỏi rất “bản năng con người” của mình. Đây không phải là chỗ nghỉ ngơi thì chúng ta không thể dừng lại ở đây (Luật nhà binh đâu cho phép anh thích dừng ở đâu thì dừng!). Mà không thể dừng lại thì cũng
không thể ăn được. Kiểu phát ngôn tạo hàm ý như vậy có thể tồn tại giống nhau trong tiếng Anh và tiếng Việt.
Khảo sát cho thấy kiểu loại phát ngôn vi phạm phương châm về quan hệ tạo ra hàm ý là rất phổ biến. Ví dụ câu chuyện giữa Henry và Catherine:
Henry: How often will you write?
Catherine: Everyday. Do they read your letters?
Henry: They can‟t read English enough to hurt any.
[122, 82]
Và trong bản dịch:
Henry: Em sẽ viết thư cho anh thường xuyên chứ?
Catherine: Mỗi ngày anh nhé. Họ có kiểm duyệt thư anh không?
Henry: Họ không biết tiếng Anh nhiều cho nên không nguy hiểm.
[37, 169]
Để suy ra hàm ý trong câu trả lời của Henry, Catherine phải thực hiện một loạt các thao tác suy ý. Trước hết, câu nói Henry đưa ra nhắm vào câu hỏi của cô, tức là anh ta đang trả lời câu hỏi của cô, và Họ không biết tiếng Anh nhiều tiền giả định là họ có biết tiếng Anh. Nhưng tại sao nó lại không nguy hiểm? Vì biết ít tiếng Anh thì họ không hiểu hết nội dung của văn bản tiếng Anh mà họ đọc, và như vậy nó không nguy hiểm. Vậy “những văn bản tiếng Anh mà họ đọc” vừa nhắc đến là cái gì? Đó chính là những lá thư cô gửi cho Henry. Từ các suy ý đó, Catherine có thể xác định được hàm ý trong phát ngôn của Henry là Có, họ có đọc.
82
Để xác nhận một thông tin hay trả lời một câu hỏi, người đối thoại có thể vi phạm phương châm về quan hệ và qua đó người hỏi phải thực hiện một chuỗi các thao tác suy ý, có nhiều trường hợp phải vận dụng quy tắc “tam đoạn luận” để tìm ra câu trả lời đích thực cho câu hỏi của mình. Đây cũng là một hiện tượng tương đối phổ biến ở cả hai ngôn ngữ.
3.4.1.2. Phát ngôn hỏi
Một số lượng không ít các phát ngôn ở dạng câu hỏi (67/451) ở ngữ nguồn sau khi được chuyển dịch sang ngữ đích vẫn bảo toàn được cả hình thức (câu hỏi) và nội dung (hàm ý). Các nhân vật trong „Phía bên kia nửa đêm‟ cũng đã dùng câu hỏi một cách sắc sảo và quyết đoán để giành được “chiến thắng” cho mình trong giao tiếp. Nhân vật Larry muốn „tấn công‟ cô Catherine. Bị cô nàng từ chối với một loạt yêu cầu rất quyết liệt, cả với thông tin rằng cô đã thuộc về người khác. Cảm nhận được ý từ chối của cô gái, Larry đã dùng câu hỏi „Where‟s your wedding ring?‟ (Nhẫn cưới của cô đâu?) mà không phải là hỏi để biết thông tin về vị trí chiếc nhẫn. Thông qua thao tác lập luận, dựa trên kiến thức về văn hóa, rằng nếu một cô gái thuộc về một người con trai nào đó thì họ phải được sự công nhận của luật pháp, mà điều luật ở đây phải là bằng chứng của việc kết hôn, đó là chiếc nhẫn cưới. Phụ nữ muốn thể hiện sự ràng buộc hôn nhân của mình thì thường đeo nhẫn cưới trên ngón tay. Catherine có thể chưa kết hôn (nên cô chưa bị ràng buộc) hoặc đã kết hôn nhưng không muốn đeo nhẫn (để người khác nghĩ mình vẫn tự do). Cả hai trường hợp trên đều cho phép Larry có quyền „tấn công‟ cô nếu anh muốn. Và thực tế là anh ta đã làm điều đó, do vậy anh ta đã cố gắng tìm minh chứng cho sự „tự do‟ của Catherine bằng cách đặt câu hỏi „Thế nhẫn cưới của cô đâu?‟ với hàm ý cô không đeo nhẫn cưới tức là cô chưa kết hôn, và như vậy tôi có quyền tán tỉnh cô. Phát ngôn này khi được dịch vẫn giữ nguyên dạng thức của câu hỏi và hàm ý:
Catherine: …. I want you to leave me alone. I belong to Bill.
Larry: Where‟s your wedding ring?
[154, 258]
83
(Catherine: Anh đừng làm như vậy nữa. Tôi muốn anh để cho tôi yên. Trái tim tôi đã thuộc về Bill rồi.
Larry: Thế nhẫn cưới của cô đâu?)
[56, 140]
Loại câu hỏi kiểu Anh có … không? hàm ý Anh có thể cho tôi … không?
cũng là một kiểu câu hỏi có thể gặp nhiều trong ngôn ngữ hội thoại. Thay vì đưa ra lời đề nghị trực tiếp vốn dễ đưa người nghe vào tình huống khó xử, tức là làm mất thể diện của họ nếu anh ta muốn từ chối lời đề nghị đó, hoặc không thể đáp ứng, người đề nghị thường áp dụng chiến lược “lịch sự” trong giao tiếp, bằng cách đưa ra lời ướm hỏi. Trong tình huống giao tiếp, đôi khi không cần đến phát ngôn trung tâm (ở đây là lời đề nghị chính thức), người nghe vẫn suy luận được cái điều mà người nói muốn. Ví dụ:
(…Jack cầm bức thư bước qua góc nhà …) Jack: Got a stamp, Hogan?
Hogan: Give me the letter. I‟ll mail it for you.
[120, 224]
(Jack: Có tem không, Hogan?
Hogan: Đưa thư đây. Tao sẽ gửi giùm cho.)
[32, 213]
Ở hội thoại này, phát ngôn “Got a stamp, Hogan?” (Có tem không, Hogan?) hàm ý Cho mình xin cái tem.
Tương tự như vậy, trong cuộc đối thoại giữa Agustin và Robert: Agustin: Where goest thou?
Robert: I go close below with the small máquina of mine. The old man will cross the gorge now to be ready for the box of the other end. It faces in that direction.
Agustin: Then nothing more. Salud Inglés. Hast thou tobacco?
[127, 819]
(Agustin: Anh đi đâu thế?
84
Robert: Tôi đi sát xuống dưới với khẩu macsquina nhỏ của tôi. Bây giờ ông cụ lội qua khe để chuẩn bị đánh cái chòi gác ở đầu cầu bên kia. Cái chòi quay mặt về phía ấy.
Agustin: Thôi không còn gì nữa. Salud Inglés. Anh có thuốc lá không?
[42, 518]
Khi Agustin hỏi Inglés Anh có thuốc lá không?, cậu ta không hỏi để biết là Inglés có thuốc lá hay không, bởi lẽ điều đó không có giá trị thông tin. Trong hoàn cảnh giao tiếp ấy, hàm ý của Agustin là cho tôi xin điếu thuốc.
Ở nhiều trường hợp, phát ngôn sau khi được chuyển dịch vẫn giữ nguyên cấu trúc bề mặt như ở VBN và phần nghĩa cũng được bảo toàn nguyên vẹn:
Pablo: There is food soon. Do you have tobacco?