Dịch bảo toàn có bổ sung hàm ý hội thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 101 - 110)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.5. Dịch bảo toàn có bổ sung hàm ý hội thoại

3.5.1. Dịch phát ngôn đảm bảo tương đương về hình thức

3.5.1.1. Phát ngôn trần thuật

Ở cuộc đối thoại giữa nhân vật Dick và vị bác sỹ:

Dick: Well, Doc, that‟s a nice lot of timber you‟ve stolen.

Doctor: Don‟t talk that way, Dick. It‟s driftwood.

[111, 48]

Nhân vật Dick đã đưa ra một nhận xét về những cây gỗ mà anh ta cho rằng Dick đã ăn trộm được, rằng chúng rất đẹp. Ở phát ngôn này, nhận xét về mấy cây gỗ là nghĩa tường minh của phát ngôn, nhưng dựa trên nghĩa tường minh này mà Dick lại có ý muốn nói với vị bác sỹ rằng anh ta không chỉ muốn khen mấy cây gỗ. Việc nhắc đến mấy cây gỗ chỉ là cái cớ để anh ta đưa ra phát ngôn, còn mục đích chính của phát ngôn là anh ta tố cáo bác sỹ có tính “tắt mắt” khi thêm vào phát ngôn của mình một mệnh đề phụ làm tính ngữ “you‟ve stolen” (… mà anh đã ăn trộm được).

93

Trong cảnh huống giao tiếp này, vị bác sỹ đã dễ dàng nhận ra được ẩn ý của Dick là lên án mình là tên trộm, vì thế bác sỹ đã hồi đáp mà không đề cập đến việc khen chê mấy cây gỗ. Bác sỹ đã chuyển hẳn nội dung cuộc thoại theo hướng mà Dick đã hàm ý khi ông ta nói “Don‟t talk that way, Dick. It‟s driftwood ”. Rõ ràng tính chất của “cây gỗ đẹp” và “cây gỗ dạt” là hoàn toàn khác nhau. Với cách hồi đáp đó, bác sỹ đã ngầm ý phủ nhận việc mình là kẻ ăn trộm bằng việc phủ nhận những cây gỗ mình có là gỗ ăn trộm, theo kiểu suy luận: Những cây gỗ này là gỗ dạt, vì vậy chúng không phải là gỗ ăn trộm, do đó người đang sở hữu chúng không phải là kẻ ăn trộm.

Dịch giả đã chuyển dịch phát ngôn này thành:

Dick: Này bác sỹ, ông đã thuổng được mấy cây gỗ tốt đó. Bác sỹ: Đừng nói thế, Dick. Đấy là gỗ dạt thôi mà.

[25, 37]

Xét theo quan điểm của ngữ pháp chức năng khi xem xét cú như là một thông điệp, chúng ta có cấu trúc Đề - Thuyết được thể hiện bằng trật tự và bất cứ thành phần nào được đặt ở vị trí đầu cú đều là Đề ngữ. “Đề ngữ là xuất phát điểm của thông điệp, nó là cơ sở để từ đó cú tham gia vào giao tiếp” [21, 108]. “Đề ngữ xác định phạm vi diễn tả của câu (không gian, thời gian, đối tượng), hay các giới hạn mà phần còn lại của câu có hiệu lực” [45, 209]. Như vậy, trọng tâm thông báo của phát ngôn này là “cây gỗ tốt” còn thông tin qua “you‟ve stolen” là thông tin thứ yếu nên nó bị đẩy lùi về phía sau, nó không có giá trị thông báo nhưng người nói lại muốn dùng nó để buộc người nghe chú ý đến thông tin này. Vì vậy, dịch giả đã lựa chọn cách chuyển cụm “you‟ve stolen” thành thông tin chính ở PNTV. Phân tích cú pháp của hai phát ngôn chúng ta thấy có một sự thay đổi về cấu trúc giữa PNTA (Tôi sẽ nói với ông về những khúc gỗ) và phát ngôn được dịch (Tôi sẽ nói với ông về bản thân ông). Như vậy, giữa PNTA và PNTV có sự khác biệt ở sự lựa chọn Đề ngữ, dẫn đến hai thông điệp khác nhau.

Về ý nghĩa, hai phát ngôn đều có chung hàm ý. Hàm ý trong phát ngôn của Dick là “tố cáo bác sỹ là kẻ ăn trộm”. Đáp lại lời “buộc tội” của Dick, vị bác sỹ đã

94

nói: “Đừng nói thế, Dick. Đấy là gỗ dạt thôi mà”. Xuất phát từ It‟s driftwood, có thể suy ra rằng: đấy là gỗ dạt, mà gỗ dạt là gỗ vô chủ, mà gỗ vô chủ thì ai lấy cũng được, do đó tôi có quyền lấy chỗ gỗ đó mà không bị truy cứu tội danh “ăn cắp” như ý ông muốn nói. Như vậy, hàm ý ở phát ngôn này là “tôi không ăn trộm”. Những phát ngôn này đảm bảo tính tương đương về cả hình thức và nghĩa nói chung, hàm ý nói riêng. Hàm ý khi được giữ nguyên ở văn bản dịch so với khi nó ở VBN được gọi là hàm ý được bảo toàn.

Ở PNTV, việc thêm cụm từ “thôi mà” còn tạo thêm một nét nghĩa nữa, và nó cũng được hàm ý chứ không được diễn đạt rõ ràng. Các tiểu từ tình thái “thôi, mà

hay thôi mà” thuộc nhóm từ biểu thị quan hệ của người nói đối với hiện thực được phản ánh, biểu thị sắc thái biểu cảm, đánh giá [45, 241]. Ở ví dụ này, nó thể hiện rõ ý định đánh giá cây gỗ của bác sỹ (cây gỗ đó chẳng có mấy giá trị), thái độ cầu thị (Anh đừng nói quá/ đánh giá nó quá cao như vậy) chứ không biểu hiện trạng thái gay gắt trước một nhận xét mang tính chủ quan, chụp mũ như thể hiện ở phát ngôn của Dick (Sao anh lại nói thiếu căn cứ như vậy?). Nếu xem xét nét nghĩa này và áp vào kiểu “tương đương động” thì việc dùng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt là rất phổ biến, tạo ra được tác động rất rõ ràng đối với người đọc, trong khi ở VBN, việc dùng tiểu từ tình thái hầu như ít xuất hiện.

Như vậy, với việc thêm các tiểu từ tình thái khi dịch phát ngôn “It‟s driftwood” thành “Đấy là gỗ dạt thôi mà”, dịch giả ngoài việc bảo toàn được hàm ý “Tôi không ăn trộm cây gỗ ấy” còn biểu đạt hàm ý “vì giá trị của chúng không đủ lớn để tôi phải hạ thấp uy tín của mình mà trở thành kẻ ăn trộm”. Hàm ý này được tạm gọi là “hàm ý bổ sung”

Với một cha tuyên úy, việc ăn chay là một việc làm không thể khác, khá quen thuộc, khó mà quên và không có ngoại lệ. Các cha bao giờ cũng nắm rõ lịch ăn chay, lịch cầu nguyện. Với một thông lệ là linh mục không được ăn thịt (phải ăn chay) vào ngày thứ Sáu, phát ngôn “Hôm nay là Thứ Năm” là một lời phủ nhận sự “buộc tội” của Rinaldi thông qua lời nhắc nhở dưới dạng một câu hỏi:

Rinaldi: What are you eating meat for? Don‟t you know it‟s Friday?

95

The Priest: It‟s Thursday.

[122, 161]

Dấu hiệu thể hiện ngầm ẩn mối quan hệ giữa vị linh mục với con chiên ngoan đạo, thái độ lễ phép giữa con chiên với vị linh mục và rộng hơn là ý nghĩa liên nhân trong văn hóa giao tiếp giữa các cộng đồng trong xã hội (ở đây là cộng đồng của cùng tín ngưỡng) là tiểu từ đấy ư, sao, mà trong PNTV.

Rinaldi: Cha ăn thịt đấy ư? Cha không biết hôm nay là Thứ Sáu sao? The Priest: Thứ Năm .

[37, 341]

Khẳng định hôm nay là Thứ Năm, các hàm ý sau được tạo ra: Hôm nay không phải Thứ Sáu, con nhầm đấy. Và vì hôm nay mới là Thứ Năm nên cha ăn thịt không có gì sai đâu. Ở một ví dụ khác:

Henry: You're thin now.

Catherine: You've been drinking. Henry: Just whiskey and soda.

[122, 161]

Khi Henry nhận xét về vóc dáng của mình, Catherine đã thể hiện sự không đồng tình của mình khi cũng đưa ra một nhận xét khác, rằng anh đã uống mãi rồi.

Qua suy ý: Anh uống nhiều rồi, mà uống nhiều thì thường là bị say nên phát ngôn này mang hàm ý anh không còn tỉnh táo như thường nữa, và vì vậy nhận xét của anh không thể chính xác. Phản hồi lại nhận định của Catherine cho rằng mình đã uống nhiều (mà uống nhiều thì có thể đã say), Henry phân trần bằng cách liệt kê những thứ mình đã uống, là chỉ whisky và soda, những thứ đồ uống khó làm người ta say, với hàm ý anh vẫn tỉnh táo, vì vậy, nhận xét của anh là chính xác.

Ở văn bản dịch:

Henry: Em vẫn luôn luôn thon thả.

Catherine: Anh say rồi

Henry: Chỉ mới một ly whisky-soda thôi mà

[37, 341]

96

Cùng với việc kể tên các đồ uống mình (Henry) đã dùng (có hai thứ đó thôi: whisky và soda), là những thứ rượu nhẹ đối với mình, dịch giả dùng thêm các trợ từ

chỉ, mới được kết hợp với tiểu từ tình thái thôi mà biểu hiện thái độ đánh giá của Henry đối với những đồ uống mà anh đang nói đến, rằng whisky với soda là những đồ uống nhẹ, không làm say được, rằng lượng rượu mà anh đã uống còn quá thấp so với tửu lượng của anh, mới chỉ có ngần ấy chứ nhiều nhặn gì đâu, rồi muốn say anh phải uống thêm nhiều rượu nữa, và rượu phải là loại mạnh hơn nữa,v.v. để tăng thêm hiệu quả của lời phản hồi “anh chưa say” nhằm khẳng định lại nhận xét của mình vẫn chuẩn xác. Phần hàm ý này chưa được thể hiện trong PNTA.

Tiểu từ thôi thường được dùng ở cuối câu tiếng Việt, thường trong câu cầu khiến thể hiện những nét nghĩa liên quan đến sự thúc giục nói chung hoặc quan hệ giữa người nói và người nghe [45]. Trong đối thoại sau đây, lời thoại với từ thôi

trong phát ngôn của Henry tạo thêm hàm ý thúc giục người nghe nhanh chóng kết thúc những gì đang diễn ra để bắt đầu giải quyết những công việc mới (uống thêm …), còn tiểu từ thôi trong phát ngôn của chủ quán lại có hàm ý “tôi đã tự kết thúc chuyện đó rồi” hay “Rượu không làm được gì cho tôi” tạo nên hàm ý cho toàn phát ngôn: “tôi không muốn uống nữa”.

Henry: Have a grappa with me.

The proprietor: It is not necessary.

[122, 123]

(Henry: Thôi, uống một ly grappa với tôi.

Chủ quán: Thôi, cần gì.)

[37, 261]

Trong đối thoại sau, khi Simons yêu cầu Henry chuẩn bị đi cùng với Helvetie: “Then get dressed, my dear fellow, and off to old Helvetie”, Henry đã trả lời: “It‟s not just simple. I have to go up to Stresa first” [122, 126]. Xem xét phát ngôn này trong ngữ cảnh giao tiếp, Simons nhắc nhở Henry “mặc vào” như là sự chuẩn bị để đi đâu đó, bởi lẽ ít khi người ta chỉ “mặc” thêm quần áo và rồi lại ngồi ở nhà, trừ khi có lý do thời tiết. Tiếp tục với một phát ngôn cầu khiến, Simons đã đưa

97

ra một yêu cầu trực tiếp với Henry là “đi cùng với Helvetie”. Thay vì đáp lại một cách đồng tình, kiểu như “OK” hay “I will”, “I‟m ready” thì Henry đã đưa ra một nhận xét không mấy ăn nhập “It‟s not just simple”. Từ ngữ cảnh, có thể hiểu cái mà Henry đang nói đến It - việc đi cùng với Helvetie, là không “đơn giản”, tức là “không phải nói đi là đi được”. Tiếp theo đó, phát ngôn “I have to go up to Stresa first” có chức năng của một lời đáp, rằng “Tôi phải đi Stresa bây giờ nên không thể đi cùng Helvetie được”. Hơn thế nữa, bản thân từ first đã tiền giả định rằng có một cái khác nữa phải làm, với hàm ý tôi ưu tiên làm cái này trước. Trả lời như vậy, Henry muốn nói rằng anh không muốn đi hoặc không thể đi cùng Helvitie.

Ở bản dịch, phát ngôn này được chuyển thành:

Simons: Nào mặc vào xem nào, ông bạn thân của tôi, rồi chúng ta sẽ đi cùng với Helvitie.

Henry: Không đơn giản như thế đâu. Trước hết tôi phải đến Stresa cái đã.

[37, 266]

Ở PNTA “It‟s not just simple. I have to go up to Stresa first”, xét về nguyên tắc quan yếu, việc Henry thông báo anh sẽ đi Stresa trước có vẻ không có liên quan đến phát ngôn ở dạng cầu khiến mà Simons đưa ra. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh giao tiếp này, phát ngôn của Henry chính là lời từ chối yêu cầu của Simons, rằng “I don‟t want to go with Helvetie” trong khi ở PNTV, “Không đơn giản như thế đâu. Trước hết tôi phải đến Stresa cái đã” cũng có hàm ý rằng “Tôi không muốn đi với Helvetie.”

Từ bình diện tương đương dịch thuật, về mặt hình thức, các cặp phát ngôn này đã được chuyển dịch đảm bảo tương đương. Về khía cạnh nghĩa, PNTA “It‟s not just simple. I have to go up to Stresa first” và PNTV “Không đơn giản như thế đâu. Trước hết tôi phải đến Stresa cái đã” đều cùng có hàm ý “Tôi không đi với Helvitie”. Tuy nhiên, từ góc độ phân tích cú pháp trên cơ sở ngữ nghĩa, có thể thấy việc sử dụng tiểu từ tình thái “cái đã/ đã” trong PNTV làm cho hàm ý của phát ngôn được mở rộng hơn. Tiểu từ tình thái “đã” có vai trò rất rõ rệt trong việc hình thành lực ngôn trung hay hiệu lực tại lời của PNTV, và “cái hiệu lực ở lời mà một PNTV có chứa tiểu từ

98

tình thái thể hiện rất khó có thể được chuyển dịch một cách tương thích sang các tiếng châu Âu, vốn không có hệ thống tiểu từ tình thái phong phú như tiếng Việt” [45, 227]. Trường hợp này xem xét thao tác dịch ở chiều ngược lại (từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt). Với tiểu từ tình thái “đã” trong biểu thức “P đã”, người nói mong muốn sự tình P xảy ra trước một sự tình P‟ nào đó. Người nói cho rằng sự tình P là cần thiết, là điều kiện tiên quyết, v.v., để có thể có được sự tình P‟ tiếp theo. Phát ngôn “… tôi phải đến Stresa … đã” là một trần thuật về những gì mà người nói dự định thực hiện trước khi thực hiện một hành động khác (đi cùng với Helvitie). Ngoài ra, tiểu từ tình thái “(cái) đã” trong phát ngôn cũng tạo ra nét nghĩa mang tính “cầu thị” hơn, bởi “tôi làm việc này cái đã” nghĩa là “rồi tôi sẽ làm việc kia sau, nếu có thể”

Xem xét thêm cuộc đối thoại trong truyện ngắn The Gambler, the Nun and the Radio, đoạn:

The Thin one: Religion is the opium of the poor.

Frazer: I thought marijuana was the opium of the poor

[124, 372]

Trong bối cảnh giao tiếp này, khi người gầy nhom đưa ra nhận định “Religion is the opium of the poor”, Frazer đã đưa ra ý kiến của mình, trái ngược với nhận xét của người gầy nhom, hàm ý rằng Farzer không đồng ý với ý kiến của anh ta, rằng tôn giáo không phải là thuốc phiện của những người nghèo. Khi được chuyển dịch, phát ngôn trên được diễn đạt như sau:

Tay gầy nhom: Tín ngưỡng là thuốc phiện của dân nghèo.

Frazer: Tôi nghĩ cần sa mới là thuốc phiện của dân nghèo.

[39, 344]

Cả PNTA và PNTV đều ở dạng trần thuật. Do vậy hai phát ngôn này tương đương nhau về mặt hình thức.

Về nghĩa, cùng với việc đưa ra ý kiến của mình, trái ngược với nhận xét của Tay gầy nhom, Frazer hàm ý rằng tôi không đồng ý với anh, rằng tín ngưỡng không phải là thuốc phiện của dân nghèo mà Frazer muốn sửa lại là cần sa là thuốc phiện của dân nghèo. Bên cạnh đó, dịch giả sử dụng trợ từ “mới” tạo ra nét nghĩa mang

99

tính khẳng định để loại trừ và nhấn mạnh rằng chính cần sa chứ không phải bất cứ thứ gì khác, càng không phải tín ngưỡng là cái làm dân nghèo mê nghiện. Ở đây, “mới” là một trong những từ nằm trong hệ thống trợ từ rất phong phú, chuyển tải nội dung đánh giá riêng của nó. Nó là “…phương tiện chuyên mã hóa lập trường của người nói” [45, 250].

3.5.1.2. Phát ngôn cảm thán

Cùng với phát ngôn trần thuật, rất nhiều phát ngôn có hình thức của câu cảm thán khi dịch sang tiếng Việt, dịch giả đã sử dụng thêm các từ thuộc các nhóm tiểu từ tình thái hoặc trợ từ, liên từ nhằm tạo thêm hàm ý vào nét nghĩa hàm ẩn chứa trong mỗi phát ngôn.

Ở cuộc đối thoại giữa người nhỏ con, người to con và một trong những người đàn ông trong tác phẩm Con bạc, bà sơ và Radio.

The smallest one: He was the best guitar player in this town. The finest. One of the men: What a shame!

The biggest one: I believe it. How he could touch the guitar!

[124, 343]

(Người nhỏ con: Hắn là cây ghi ta giỏi nhất thị trấn. Hắn chơi cừ lắm. Một trong những người đàn ông: Thật là xấu hổ.

Người to con: Tôi cũng nghĩ thế. Hắn lại có thể đụng đến cả ghi ta nữa

chứ!)

[39, 344]

Việc dùng phát ngôn cảm thán cùng với sự tham gia của các từ lại, cả, nữa, cơ chứ tạo ra hàm ý: Tôi thực sự rất ngạc nhiên vì tôi nghĩ hắn không thuộc loại người biết chơi ghi-ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng anh sang tiếng việt ( trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học) (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)