Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
4.2. Một số lỗi sinh viên thường mắc khi dịch phát ngơn có hàm ý
4.2.2. Lỗi dịch ngữ nghĩa
4.2.2.1. Lỗi dịch phát ngơn có hàm ý văn hóa
Văn hóa gắn với việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có hàm ý (Bouton, 1988/1993). Ngơn ngữ là phương tiện phản ánh văn hóa. Nếu người dịch khơng hiểu biết nhiều về nền văn hóa được phản ánh trong ngữ nguồn thì khơng thể hiểu hết những hàm ý văn hóa được biểu đạt trong VBN đó. Chính vì vậy, khi dịch phát ngơn mang hàm ý văn hóa có thể mắc lỗi chuyển dịch loại hàm ý này sang ngữ đích.
127
Một ví dụ về hàm ý văn hóa địi hỏi sự chuyển dịch có điều chỉnh là cần thiết được phân tích như sau: khi Bà Bracknell nghe được một thơng tin gây sốc là Jack muốn lấy cô Gwendolen – cháu gái của bà. Bà đã ngay lập tức chất vấn anh chàng này về tính cách của anh ta và về tình hình tài chính. Khi Jack nói rằng anh ta có một ngơi nhà ở nông thôn (a country house), mắt bà Bracknell sáng lên và bà thét lên: “A country house! How many bedrooms?” [161, 26]
Nếu dịch một cách bình thường sang tiếng Việt, bản dịch sẽ tương đương như bản tiếng Anh về câu chữ và hình thức: “Một ngôi nhà ở nông thơn à? Bao
nhiêu phịng ngủ?” Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu tại sao bà Bracknell lại muốn biết
về số phịng ngủ. Trong văn hóa của người Anh, số phịng ngủ của một ngơi nhà nói lên kích cỡ của ngơi nhà đó. Bà Bracknell muốn biết ngôi nhà của Jack to cỡ nào. Ngơi nhà càng lớn thì cơ hội để Jack có thể cưới cháu của bà Bracknell càng cao. Trong văn hóa Việt khơng có quan điểm đó. Vì vậy, nếu người dịch chú ý đến nét nghĩa này và lưu ý đến đối tượng độc giả là người Việt, bản dịch tốt hơn, dễ hiểu hơn sẽ là: “Một ngơi nhà ở nơng thơn à? Nó lớn khơng?”
Văn hóa chào hỏi của người Anh rất khác biệt với văn hóa chào hỏi của người Việt. Người Việt Nam thường dùng các câu hỏi để chào nhau, như: Anh đi đâu đấy? hay Bác ăn cơm chưa? Thậm chí nhiều trường hợp người hỏi biết rõ bạn
mình đang làm gì nhưng vẫn đặt câu hỏi, kiểu: Gia đình đang ăn cơm ạ? Trong
tiếng Anh, câu chào phổ biến thường được sử dụng mang hàm ý cầu chúc điều tốt lành và phụ thuộc vào mốc thời gian trong ngày. Ví dụ: Gặp nhau vào buổi sáng người ta chào nhau bằng cách nói „Good morning‟. Khi chuyển dịch câu chào này, nếu người dịch khơng chú ý đến đặc trưng văn hóa thì sẽ có những chuyển di khơng hợp lý ở ngôn ngữ này hay ngơn ngữ kia. Ví dụ như chuyển dịch câu chào tiếng Việt Anh đi đâu đấy? thành Where are you going? hay câu chào tiếng Anh „Good morning‟ thành „Buổi sáng tốt‟.
4.2.2.2. Lỗi dịch phát ngơn có hàm ý hội thoại đặc thù
Hàm ý hội thoại gồm hai loại: khái quát và đặc thù (Yule, 1997; Carston, 1995). Để nhận diện, lý giải hàm ý hội thoại đặc thù người nghe/đọc phải vận dụng
128
những kiến thức bách khoa cụ thể trong thao tác suy luận. Tuy nhiên, người sử dụng ngôn ngữ này khơng nhất thiết phải có kiến thức nền giống người nói ngơn ngữ kia. Việc vận dụng kiến thức nền để xác định và dịch chuyển hàm ý “cần thực hiện một cách linh hoạt, tùy theo đối tượng độc giả của ngơn ngữ dịch” [1]. Có những trường hợp cần tường minh hóa hàm ý để tránh nhầm lẫn cho độc giả. Ví dụ trong đối thoại giữa A và B:
A. Do you like beer? B. Is the Pope Catholic? [154]
Khi chuyển dịch phát ngôn B, người dịch thường thực hiện thao tác chuyển dịch trung thành cấu trúc câu hỏi cũng như cấu trúc nghĩa của phát ngôn (Đức
giáo hồng có theo Đạo Thiên chúa khơng?). Với những độc giả theo đạo Thiên
chúa hoặc những người biết về đạo này, và biết rằng Đức Giáo hoàng chắc chắn phải là người theo đạo Thiên chúa thì việc lý giải hàm ý của phát ngơn sẽ đơn giản, dễ dàng và chính xác. Và như vậy, họ sẽ suy ra được câu trả lời của B với hàm ý là Tơi thích bia. Nếu một dịch giả quan tâm và biết rõ đối tượng độc giả của mình, như là họ khơng theo đạo Thiên chúa và cũng khơng có hiểu biết gì về đạo này, về Đức Giáo hồng, v.v. thì việc tường minh hóa câu trả lời là cần thiết. Lúc này, bản dịch có thể là:
A. Anh có thích bia khơng? B. Có chứ!/Tất nhiên là tơi thích!
Tiếng Việt có rất nhiều cách diễn đạt hàm ý tương tự và người dịch có thể tùy theo đối tượng độc giả mà lựa chọn một cấu trúc thích hợp, ví dụ: Bụt có râu
khơng, Nhà có nóc khơng, Mèo có chê cá khơng, v.v. 4.2.2.3. Lỗi dịch phát ngơn có hàm ý quy ước
Tiếng Việt có nhiều biểu thức ngơn ngữ có thể biểu thị hàm ý quy ước như các tiểu từ tình thái, các liên từ, các phó từ chỉ thời thể trong khi tiếng Anh khơng có nhiều các hình thái ngơn ngữ loại này. Sự thiếu cân bằng về số lượng cũng như tính có nghĩa và tính quy ước của các tiểu từ tình thái tạo ra một thực tế rằng chúng
129
có thể bị chuyển dịch sai. Hơn thế nữa, những khác biệt về thời và thức cũng tạo ra những khác biệt về nghĩa biểu lộ và chúng cực kỳ khó chuyển dịch thỏa đáng từ ngôn ngữ này sang ngơn ngữ khác. Lyons phân tích rằng trong ví dụ Christ tells us
to love our neighbour hay Christ has told us to love our neighbour với hàm ý rằng
sự cổ súy của Chúa đã có và hiện vẫn giữ một thẩm quyền hay một hiệu lực nào đó. Cả hai phát ngơn này có thể được chuyển dịch thành „Chúa bảo ta yêu thương đồng
loại‟. Nếu dịch thành „Chúa đã bảo ta yêu thương đồng loại‟ thì cái hiệu lực hay
thẩm quyền vừa nêu sẽ khơng cịn giá trị ở hiện tại.