Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí Số lượt trả lời %
Thường bị đau đầu 192 70,8
Dễ mệt mỏi 174 64,2
Mất hứng thú với những điều thường ngày quan tâm 161 59,4
Ngủ kém 117 43,2
Ít muốn ăn 114 42,1
Tiêu hóa kém 90 33,2
Khóc nhiều 69 25,5
Cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng 66 24,4
Cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi 65 24
Suy nghĩ không tập trung, rõ ràng 59 21,8
Không hứng thú với công việc hàng ngày 41 15,1
Khó chịu trong dạ dày 40 14,8
Cảm thấy không hạnh phúc 39 14,4
Dễ bị sợ hãi 34 12,5
Run tay 34 12,5
Thống có ý nghĩ kết thúc cuộc sống 32 11,8
Khó quyết định 25 9,2
Công việc hàng ngày như gánh nặng 22 8,1
Giảm khả năng thể hiện vai trò trước người khác 11 4,1
Cảm thấy khơng có giá trị 9 3,3
Ghi chú: Người trả lời chọn nhiều đáp án
Trong các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí đánh giá bằng thang SRQ-20, xuất hiện nhiều nhất là đau đầu thường xuyên (70,8% số lượt trả lời); dễ mệt mỏi (64,25%); mất hứng thú với các mối quan tâm thường ngày (59,4%); ngủ kém (43,2%); ít muốn ăn (42,1%); tiêu hóa kém (33,2%); khóc nhiều (25,5%)…
Hai mươi dấu hiệu trong thang đo SRQ-20 được đưa vào phân tích nhân tố. Do các biến có tương quan với nhau (KMO and Bartlett’s Test có sig=0,00), phân tích nhân tố có thể được áp dụng. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 7 nhân tố có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, lý giải từ 21,8% đến 76,1% biến thiên của dữ liệu. Bảng xoay nhân tố dưới đây cho thấy các biến được xếp vào 7 nhóm nhân tố khác nhau. Các biến “thường bị đau đầu”, “dễ mệt mỏi”, “không quan tâm đến những điều thường ngày hứng thú”, “khóc nhiều” có tương quan mạnh với nhau và thuộc nhóm nhân tố thứ nhất. Tương tự, nhóm nhân tố thứ hai gồm “khóc nhiều”, “dễ bị sợ hãi”, “cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng”, “cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi”; nhóm nhân tố thứ ba gồm “khó chịu trong dạ dày”, “cảm thấy khơng hạnh phúc”, “thống có ý nghĩ kết thúc cuộc sống”; nhóm nhân tố thứ tư gồm “khó quyết định”, “cơng việc hàng ngày như gánh nặng”, “run tay”; nhóm nhân tố thứ năm gồm “ít muốn ăn”, “ngủ kém”; nhóm nhân tố thứ sáu gồm “giảm khả năng thể hiện vai trị trước người khác”; “cảm thấy khơng có giá trị”; nhóm nhân tố thứ bảy có “tiêu hóa kém”, “suy nghĩ không tập trung, rõ ràng” và “không hứng thú với công việc hàng ngày”.