Rối nhiễu tâm trí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 113)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Hệ quả sức khỏe tinh thần

4.2.1. Rối nhiễu tâm trí

Để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần ở nạn nhân BLVC, luận án sử dụng bộ câu hỏi SRQ-20 đo tình trạng rối nhiễu tâm trí. Cơng cụ SRQ-20, viết tắt của self-reporting questionnaire 20 (bảng hỏi tự điền 20 câu). Đây là “một bộ công cụ gồm 20 câu hỏi điều tra những dấu hiệu và vấn đề thường thấy ở các bệnh nhân mắc các chứng rối nhiễu tâm trí” [WHO, 1994, tr.2]. Công cụ này tỏ ra hữu hiệu, phù hợp và đáng tin cậy khi chẩn đoán các vấn đề rối nhiễu tâm trí ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển [Sartorius và Janca, 1996].

4.2.1.1. Mối quan hệ giữa BLVC và điểm SRQ-20

Trong số 323 nạn nhân BLVC, có 271 người có ít nhất 1 biểu hiện của rối nhiễu tâm trí, chiếm tỷ lệ 89,5%, trong đó, phổ biến nhất là các nạn nhân có 3 triệu chứng rối nhiễu tâm trí (mode = 3); 24 trường hợp có nhiều hơn hoặc bằng 10 triệu chứng, tức là điểm SRQ-20>=10, chiếm 7,4% tổng số nạn nhân BLVC. Điểm SRQ-20 trung bình của các nạn nhân bạo lực vợ chồng theo kết quả điều tra là 4,58, điểm thấp nhất là 0 và điểm cao nhất là 19. Theo ngun tắc của cơng cụ SRQ-20, những người có điểm SRQ-20 bé hơn hoặc bằng 7 được coi là những người có tình trạng sức khỏe tâm thần bình thường. Mặt khác, những người có điểm SRQ-20 lớn hoặc bằng 8 được coi là những người có các vấn đề sức khỏe tâm thần. Theo kết quả điều tra của luận án, 89,5% nạn nhân BLVC có điểm SRQ-20≥1, tức là có ít nhất một dấu hiệu rối nhiễu tâm trí và 15,9% nạn nhân BLVC có điểm SRQ-20 lớn hơn 8, tức là bị rối nhiễu tâm trí.

Luận án chia khoảng điểm SRQ-20 thành 5 khoảng gồm: từ 0 đến 3; từ 4 đến 7; từ 8 đến 11; từ 12 đến 15 và từ 16 đến 20. Việc mã hóa lại biến được thực hiện trên nguyên tắc chia đều các khoảng điểm và lấy điểm 8 làm trung tâm (đây là mức điểm xác định một người có bị rối nhiễu tâm trí hay khơng theo thang điểm SRQ-20).

Bảng 4.6. So sánh khoảng điểm SRQ-20 giữa nhóm ngƣời chƣa từng bị BLVC và nhóm nạn nhân BLVC

Khoảng điểm SRQ-20

Nạn nhân BLVC Người chưa từng bị BLVC

Số người % trong tổng số nạn nhân BLVC Số người % trong nhóm người chưa từng bị BLVC 0-3 132 43,4 65 53,3 4-7 122 40,1 42 34,4 8-11 37 12,2 13 10,7 12-15 11 3,6 2 1,6 16-20 2 0,7 0 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Khi so sánh khoảng điểm SRQ-20 của nhóm nạn nhân bạo lực vợ chồng và nhóm người khơng bị bạo lực vợ chồng, trước hết thấy rằng xu hướng tập trung giá trị quan sát của 2 nhóm là tương đối giống nhau: số giá trị quan sát thấp dần ở các khoảng điểm cao dần. Với các khoảng điểm từ 8 trở lên, số nạn nhân BLVC gấp gần 6 lần số người chưa từng bị BLVC. Nghiên cứu của Vaccher và Sharma (2010), khi đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình tại Delhi, Ấn Độ cũng sử dụng công cụ SRQ-20, kết quả cho thấy, có 12% người được hỏi có điểm SRQ-20≥8. Nghiên cứu này cũng đi tới kết luận rằng, những phụ nữ là nạn nhân BLGĐ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn, 21,3% phụ nữ là nạn nhân BLGĐ có điểm SRQ20≥8, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm khơng bị BLGĐ là 7%.

Bảng 4.7. Tƣơng quan việc từng bị BLVC với điểm SRQ-20≥1 và điểm SRQ-20≥8 Số người Tỷ lệ (trên số nạn nhân BLVC trả lời từng câu hỏi riêng) Sig; hệ số Phi&Cramer’sV Điểm SRQ-20≥8 48 15,9 0,346; 0,046 Điểm SRQ-20≥1 289 89,5 0,004; 0,136

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Kết quả kiểm định Chi bình phương việc từng bị BLVC với điểm SRQ- 20≥1 và điểm SRQ-20≥8 đưa tới kết luận rằng, việc từng bị BLVC có mối liên hệ với sự xuất hiện các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí (SRQ-20≥1) (Sig=0,004; Phi&Cramer’sV=0,136) nhưng chưa đủ để gây nên tình trạng loạn thần kinh (SRQ-20≥8) (Sig=0,346; Phi&Cramer’sV=0,046).

Mặt khác, đối với những phụ nữ bị BLVC trong giai đoạn mang thai, nguy cơ bị rối nhiễu tâm trí cao hơn hẳn. Tương quan Pearson giữa số lần mang thai bị đánh và điểm SRQ-20 cho thấy mối quan hệ tương quan thuận với Sig=0,014, hệ số tương quan=0,145.

Như vậy, có mối quan hệ giữa việc từng bị BLVC với sự xuất hiện các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí ở nạn nhân. Đối với nhóm nạn nhân BLVC là phụ nữ đang mang thai, mối quan hệ này càng rõ rệt.

4.2.1.2. Các biểu hiện rối nhiễu tâm trí ở nạn nhân BLVC

Nếu như ở phần trước, luận án phân tích điểm SRQ-20 như là căn cứ xác định tình trạng rối nhiễu tâm trí của nạn nhân BLVC thì ở phần này, luận án tìm hiểu các biểu hiện rối nhiễu tâm trí cụ thể ở nạn nhân BLVC.

Bảng 4.8. Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí ở nạn nhân BLVC

Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí Số lượt trả lời %

Thường bị đau đầu 192 70,8

Dễ mệt mỏi 174 64,2

Mất hứng thú với những điều thường ngày quan tâm 161 59,4

Ngủ kém 117 43,2

Ít muốn ăn 114 42,1

Tiêu hóa kém 90 33,2

Khóc nhiều 69 25,5

Cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng 66 24,4

Cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi 65 24

Suy nghĩ không tập trung, rõ ràng 59 21,8

Không hứng thú với công việc hàng ngày 41 15,1

Khó chịu trong dạ dày 40 14,8

Cảm thấy không hạnh phúc 39 14,4

Dễ bị sợ hãi 34 12,5

Run tay 34 12,5

Thống có ý nghĩ kết thúc cuộc sống 32 11,8

Khó quyết định 25 9,2

Công việc hàng ngày như gánh nặng 22 8,1

Giảm khả năng thể hiện vai trò trước người khác 11 4,1

Cảm thấy khơng có giá trị 9 3,3

Ghi chú: Người trả lời chọn nhiều đáp án

Trong các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí đánh giá bằng thang SRQ-20, xuất hiện nhiều nhất là đau đầu thường xuyên (70,8% số lượt trả lời); dễ mệt mỏi (64,25%); mất hứng thú với các mối quan tâm thường ngày (59,4%); ngủ kém (43,2%); ít muốn ăn (42,1%); tiêu hóa kém (33,2%); khóc nhiều (25,5%)…

Hai mươi dấu hiệu trong thang đo SRQ-20 được đưa vào phân tích nhân tố. Do các biến có tương quan với nhau (KMO and Bartlett’s Test có sig=0,00), phân tích nhân tố có thể được áp dụng. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 7 nhân tố có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, lý giải từ 21,8% đến 76,1% biến thiên của dữ liệu. Bảng xoay nhân tố dưới đây cho thấy các biến được xếp vào 7 nhóm nhân tố khác nhau. Các biến “thường bị đau đầu”, “dễ mệt mỏi”, “không quan tâm đến những điều thường ngày hứng thú”, “khóc nhiều” có tương quan mạnh với nhau và thuộc nhóm nhân tố thứ nhất. Tương tự, nhóm nhân tố thứ hai gồm “khóc nhiều”, “dễ bị sợ hãi”, “cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng”, “cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi”; nhóm nhân tố thứ ba gồm “khó chịu trong dạ dày”, “cảm thấy khơng hạnh phúc”, “thống có ý nghĩ kết thúc cuộc sống”; nhóm nhân tố thứ tư gồm “khó quyết định”, “cơng việc hàng ngày như gánh nặng”, “run tay”; nhóm nhân tố thứ năm gồm “ít muốn ăn”, “ngủ kém”; nhóm nhân tố thứ sáu gồm “giảm khả năng thể hiện vai trị trước người khác”; “cảm thấy khơng có giá trị”; nhóm nhân tố thứ bảy có “tiêu hóa kém”, “suy nghĩ không tập trung, rõ ràng” và “không hứng thú với công việc hàng ngày”.

Bảng 4.9. Xoay ma trận nhân tố điểm SRQ-20 của nạn nhân BLVC

Các biểu hiện rối nhiễu tâm trí Các nhân tố

1 2 3 4 5 6 7

Thường bị đau đầu .948 .107 -.016 .017 .038 .021 .090

Dễ mệt mỏi .899 .029 .067 .041 .011 .042 .030

Không quan tâm đến những

điều thường ngày hứng thú .877 .070 -.043 .063 .040 .029 .064

Khóc nhiều .015 .922 .016 .168 .025 .056 .088

Cảm thấy hốt hoảng, căng

thẳng, lo lắng .023 .921 .027 .180 -.005 .059 .104

Cảm thấy lúc nào cũng mệt

mỏi .206 .451 .147 -.037 .194 .098 .309

Dễ bị sợ hãi .115 .447 .393 .075 -.154 .052 .065

Khó chịu trong dạ dày -.039 .030 .934 .133 -.025 .111 .097

Cảm thấy không hạnh phúc -.032 .060 .930 .128 -.023 .110 .112 Thống có ý nghĩ kết thúc

cuộc sống .084 .404 .445 -.101 .138 .113 -.032

Khó quyết định .004 .158 .110 .924 -.049 .042 .032

Công việc hàng ngày như một

gánh nặng .001 .189 .125 .918 -.015 .052 .049

Run tay .200 -.103 .038 .422 .208 .130 .028

Ít muốn ăn .033 .025 -.024 .072 .968 -.021 .018

Ngủ kém .043 .048 -.011 .044 .968 -.029 .024

Giảm khả năng thể hiện vai trò

trước người khác .040 .085 .116 .069 -.034 .957 .052

Cảm thấy khơng có giá trị .051 .116 .155 .088 -.008 .944 .085

Tiêu hóa kém .076 .105 .121 .063 -.005 .031 .891

Suy nghĩ không tập trung,

rõ ràng .099 .080 .089 .018 -.024 .124 .888

Không hứng thú với công

việc hàng ngày -.038 .153 -.063 .362 .125 -.059 .375

Kết quả SRQ-20 cũng từng được đưa vào phân tích nhân tố ở nhiều nghiên cứu đi trước. Chẳng hạn, Sen (1987), trong nghiên cứu về tình trạng trầm cảm ở Ấn Độ, đã tìm ra 7 nhóm nhân tố trong đó nhân tố thứ nhất liên quan tới rối loạn lo lắng, khó chịu; nhân tố 5 và 6 liên quan tới rối loạn bản thể; nhân tố thứ 7 là suy nhược thần kinh; nhân tố thứ 2 bao gồm “mất hứng thú với mọi thứ”, “khóc nhiều”, “có ý nghĩ kết thúc cuộc sống” gắn với trầm cảm. Các nhân tố cịn lại ít có ý nghĩa lâm sàng. Lacoponi và Mari (1989) cũng phân tích nhân tố kết quả bảng hỏi SRQ-20 với 1182 người Brazil và tìm ra 4 nhân tố gồm có (I) suy giảm năng lượng (các câu 20, 18, 12, 13, 8, 11); (II) các triệu chứng bản thể (câu 19, 7, 2, 1); (III) tâm trạng trầm cảm (câu 10, 9, 6) và (IV) suy nghĩ trầm cảm (câu 16, 14, 17, 15). Tafari và cộng sự (1991) đã tiến hành một nghiên cứu với cỡ mẫu 2000 tại Ethiopia bằng công cụ SRQ-24, khi phân tích 20 thang đầu tiên trong SRQ-24 (chính là SRQ-20), tác giả lại tìm ra 3 nhân tố: nhân tố nhận thức (câu 8, 12, 13); nhân tố lo âu và trầm cảm (câu 4, 9, 10, 16) và nhân tố triệu chứng bản thể (câu 1, 2, 7, 3). Theo WHO (1994), sự khác biệt trong các cấu trúc nhân tố của các nghiên cứu trên là do hai yếu tố: thứ nhất là khác biệt văn hóa và thứ hai là 2 nghiên cứu đầu tiến hành ở trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, cịn nghiên cứu thứ 3 lấy mẫu dân cư.

Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước và phân tích chủ quan của tác giả luận án, có thể đề xuất cấu trúc nhân tố của SRQ-20 trong nghiên cứu này như sau:

Bảng 4.10. Cấu trúc nhân tố của SRQ-20 ở nạn nhân BLVC

Các biến đưa vào phân tích nhân tố Hệ số tải nhân tố

Nhân tố I- Suy nhƣợc thần kinh, Phƣơng sai = 21,8%; Eigenvalue = 4,35

Thường bị đau đầu 0,948

Dễ mệt mỏi 0,899

Mất hứng thú với những điều thường ngày quan tâm 0,877

Nhân tổ II- rối nhiễu cảm xúc Phƣơng sai = 12,8%; Eigenvalue=2,56

Khóc nhiều 0,922

Cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng 0,921

Dễ bị sợ hãi 0,451

Cảm thấy lúc nào cũng mệt mỏi 0,447

Nhân tố III- suy nghĩ trầm cảm Phƣơng sai = 10,33%; Eigenvalue=2,07

Khó chịu trong dạ dày 0,934

Cảm thấy không hạnh phúc 0,930

Thống có ý nghĩ kết thúc cuộc sống 0,445

Nhân tố IV [ý nghĩa lâm sàng không rõ ràng] Phƣơng sai=8,67%; Eigenvalue=1,7

Khó quyết định 0,924

Cơng việc hàng ngày như gánh nặng 0,918

Run tay 0,422

Nhân tố V- rối loạn bản thể Phƣơng sai = 8,06%; Eigenvalue=1,6

Ít muốn ăn 0,968

Nhân tố VI - Nhận thức về bản thân Phƣơng sai = 7,36%; Eigenvalue = 1,47

Giảm khả năng thể hiện vai trò trước người khác 0,957

Cảm thấy khơng có giá trị 0,944

Nhân tố VII [ý nghĩa lâm sàng không rõ ràng] Phƣơng sai= 7,1%; Eigenvalue=1,4

Tiêu hóa kém 0,891

Suy nghĩ khơng tập trung, rõ ràng 0,888

Mất hứng thú với công việc hàng ngày 0,375

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của luận án, 2017

Luận án xác định các nhóm nhân tố như sau: nhân tố I- suy nhược thần kinh; nhân tố II - rối nhiễu cảm xúc; nhân tố III - suy nghĩ trầm cảm; nhân tố V- rối loạn bản thể; nhân tố VI- nhận thức về bản thân. Hai nhóm nhân tố cịn lại có ý nghĩa lâm sàng khơng rõ ràng. Sự phân chia các nhóm nhân tố này có phần giống với phân chia 7 nhóm nhân tố trong nghiên cứu của Sen (1987) ở Ấn Độ. Việc kết quả điều tra có tương đồng với một nghiên cứu tại châu Á, có những nét gần gũi nhất định về địa lý, văn hóa là phù hợp.

Như vậy, đối chiếu tần suất xuất hiện các biểu hiện rối nhiễu tâm trí ở nạn nhân BLVC với cấu trúc nhân tố nói trên, thấy rằng, nhóm biểu hiện suy nhược thần kinh và rối loạn bản thể là phổ biến nhất tại địa bàn nghiên cứu của luận án.

4.2.2. Ý nghĩ và hành vi tự tử ở nạn nhân BLVC

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý định và hành vi tự tử là những dấu hiệu nghiêm trọng của các vấn đề sức khỏe tâm thần. Một cách nôm na, tự tử thường được hiểu là một hành động có tính tốn nhằm tự giết chính mình. O’Carroll và cộng sự (1996) cho rằng “tự tử là cái chết do bị thương, bị đầu độc, nghẹt thở trong khi có chứng cứ (rõ ràng hoặc tiềm ẩn) rằng vết thương

đó là do tự gây ra và người quá cố đã dự định giết chính mình” [O’Carroll và cộng sự, 1996, tr.87].

Trên thực tế, có đường ranh giới khá mờ nhạt giữa tự tử (suicide) và các hành vi liên quan đến tự tử (suicide-related behaviours) như tự tử bất thành (attempted suicide); tự làm hại (self-harm); tự lạm dụng (self-abuse)…

Tự tử bất thành là một trong những chỉ báo được tìm hiểu và phân tích nhằm đánh giá sức khỏe tâm thần của nạn nhân BLVC. Có nhiều tranh cãi về khái niệm “tự tử bất thành” (có người dịch là nỗ lực tự sát). Nhiều nhà khoa học cho rằng khái niệm này nhấn mạnh vào ý định tìm đến cái chết của một người trong khi mục đích thực sự của hành động này không hẳn là cái chết, mà có thể là một sự cầu cứ hoặc một sự mơ hồ đối với chính bản thân người thực hiện nó. Định nghĩa chính thức nhất của “tự tử bất thành” được công nhận bởi WHO như sau:

“Một hành động không dẫn tới chết người, trong đó 1 cá nhân thực

hiện hành vi bất thường một cách có tính tốn nhằm tự làm hại bản thân mà không bị người khác can thiệp, hoặc chủ ý tiêu thụ hóa chất quá liều nhằm mục đích đạt được những thay đổi mà họ mong muốn nhờ những hậu quả về thể chất thực tế hoặc mong đợi” [dẫn theo William, M., 1997, tr.65]

Đối với ý định tự tử, đây là một dấu hiệu khá phổ biến cho nhiều bệnh lý thần kinh. Theo O’Carroll (1996) định nghĩa “ý định tự sát là khi một người cho thấy bất cứ một ý định tự sát hoặc tự làm hại. Nó có thể bao gồm bất cứ hành vi nào, bằng lời hay khơng bằng lời mà có thể diễn dịch ra hàm ý rằng những hành vi liên quan đến tự tự có thể xảy ra trong tương lai gần” [O’Carroll, 1996, tr.48]. Theo kết quả điều tra của luận án, trong vịng 12 tháng trở lại đây, có 32 trường hợp nạn nhân BLVC từng nghĩ đến việc kết thúc cuộc sống, con số này ở nhóm chưa từng bị BLVC là 0. Trong khi đó, kết quả tương tự ở cuộc điều tra quốc gia năm 2010 lại tương đối cao (29% nạn nhân BLVC là nữ và 9,5% phụ nữ không phải nạn nhân BLVC từng nghĩ đến việc tự tử).

Thêm vào đó, 3% số người chưa từng bị BLVC (3 trường hợp) từng thử tự tử, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nạn nhân BLVC là 15,7% (35 trường hợp). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vachher và Sharmar (2010). Theo nghiên cứu của Vachher và Sharmar (2010), hành vi tự sát có xu hướng xuất hiện ở những người từng bị bạo lực nhiều hơn so với những người chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)