Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mức độ phổ biến của BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội
Chân dung xã hội của nạn nhân BLVC được phác họa thông qua các đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con, số con trai, số người cùng chung sống.
Trong số 520 người được hỏi, có 323 người (62% số người được hỏi) từng bị ít nhất một biểu hiện của BLVC ở các hình thức bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần hoặc bạo lực tình dục. Trong số 323 từng là nạn nhân BLVC có 106 nam giới và 217 nữ giới, tức là 66,7% số nam giới và 72,6% số nữ giới được hỏi từng bị BLVC. Con số này có lẽ cao hơn so với hình dung của nhiều người, bởi lẽ từ trước tới nay, phụ nữ vẫn thường được coi là nạn nhân chủ yếu của BLVC. Tuy nhiên, bất chấp việc rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới là nạn nhân chủ yếu của bạo lực vợ chồng, vẫn có tới hơn 100 nghiên cứu thực nghiệm và báo cáo cho thấy tỷ lệ nạn nhân BLVC là tương đương giữa hai giới (Archer, 2000; Fiebert, 1997, dẫn theo Kimmel, 2002). Báo cáo thống kê và kết quả khảo sát tội phạm tại Anh qua các năm cho thấy, nam giới chiếm khoảng 40% nạn nhân trình báo bị bạo lực vợ chồng trong các năm từ 2004 đến 2009 (Campbell, 2010). Nghiên cứu về bạo lực vợ chồng ở hai quốc gia Châu Phi là Uganda và Ghana cũng cho thấy, 22% nam giới và 36% nữ giới tại Ghana bị bạo lực thể chất và tinh thần, trong khi đó, tỷ lệ này ở Uganda là 40% nam giới và 61% nữ giới
(Kishor & Bradley, 2012). Như vậy, bất kể sự đa dạng về văn hóa, mức sống, trình độ phát triển của các quốc gia khác nhau, bạo lực vợ chồng vẫn tồn tại và nạn nhân không chỉ là phụ nữ.
Biểu 3.1. Tỷ lệ là nạn nhân trong mẫu phân theo các dạng BLVC ở hai giới
Chú thích: Khơng có số liệu về bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, 2016.
Theo số liệu khảo sát ở phường Quảng Tiến (Hình 1), ở cả 2 nhóm nam và nữ, tỷ lệ người từng là nạn nhân bạo lực tinh thần khá cao (62,6% nữ giới và 55,4% nam giới), tiếp đến là tỷ lệ từng bị bạo lực thể chất (39,7% trong nhóm nam, 42,3% trong nhóm nữ), và ít xuất hiện (hoặc ít được thừa nhận) nhất là bạo lực tình dục (4,5% ở nữ và 1,3% ở nam). Như vậy, tỷ lệ từng là nạn nhân bạo lực tinh thần, thể chất hoặc tình dục trong nhóm nữ ln cao hơn so với trong nhóm nam giới.
Trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát, tỷ lệ nạn nhân nữ bị bạo lực tình dục cũng cao hơn tỷ lệ nạn nhân nam giới. Đáng ngạc nhiên là, tỷ lệ
nạn nhân nam giới bị ít nhất một biểu hiện bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát lại cao hơn so với nhóm nữ giới (29,5% và 26,4%). Con số này là khá cao so với nghiên cứu quốc gia gần đây (Tổng cục Thống kê, 2010) và điều này có thể liên quan đến đặc thù của địa bàn khảo sát. Kết quả này cũng khác với hình dung thơng thường rằng nạn nhân bạo lực thể chất thường là nữ giới (Kurt, 1989) và cũng khác so với kết quả tương ứng từ một số nghiên cứu ở nước ngoài. Chẳng hạn, tỷ lệ nữ giới từng bị ít nhất một biểu hiện bạo lực thể chất trong vòng 12 tháng trước khảo sát tại Uganda là 35,8%, nhưng tỷ lệ nam giới bị bạo lực thể chất chỉ là 11,8% (Kishor & Bradley, 2012: 11). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các kết quả trên phản ánh tỷ lệ người bị BLVC trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát chứ chưa cho thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của bạo lực. Mặt khác, với địa bàn điều tra là một phường ven biển tại đô thị du lịch, tình trạng BLVC theo giới ở đây có thể có những nét đặc thù so với các địa phương khác. Dù chưa đủ để kết luận rằng nam giới ở Việt Nam bị BLVC nhiều hơn nữ giới, kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ nam giới từng bị bạo lực thể chất cũng như tinh thần là rất đáng kể so với phụ nữ tại thời điểm khảo sát.
Bảng 3.1. Tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất hoặc tình dục theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội
Đơn vị: % Đặc điểm Đã từng là nạn nhân Là nạn nhân trong 12 tháng qua Nam Nữ Nam Nữ Tuổi Dưới 30 tuổi 42,5 38,4 42,1 33,8 Từ 30 đến 39 tuổi 26,7 44,1 24,4 26,2 Từ 40 đến 49 tuổi 40,5 47,3 34,3 30,6 Từ 50 tuổi trở lên 37,8 29,2 17,1 11,9 Học vấn Tiểu học 41,9 42,4 24,1 20,3 Trung học cơ sở 42,3 32,8 32,1 23,0 Trung học phổ thông 18,9 44,9 25,8 34,9 Trên Trung học phổ thông 41,0 49,0 33,3 30,8 Nghề nghiệp Nội trợ -- 33,7 -- 17,9 Nông, ngư nghiệp,
LĐ giản đơn 50,9 65,3 33,3 35,4 Bán hàng 30,8 32,8 34,8 24,8 Thợ kỹ thuật, văn phòng 40,5 39,4 35,0 33,3 Khác 15,6 50,0 16,1 34,8 Mức sống Nghèo -- 45,7 -- 19,5 Trung bình 35,3 41,7 28,6 28,9 Khá giả trở lên -- 20,0 -- 15,4 Loại hình gia đình Một thế hệ -- 42,4 -- 30,0 Hai thế hệ 33,9 39,0 2,8 24,7 Ba hoặc bốn thế hệ 37,1 41,8 41,9 28,3 Chung 36,5 40,3 29,5 26,4 N 159 298 149 292
Chú thích: -- khơng tính do số mẫu q nhỏ (dưới 20). Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, 2016.
Độ tuổi trung bình của nạn nhân BLVC trong mẫu khảo sát là 39, người trẻ nhất 20 tuổi và người cao tuổi nhất 76 tuổi. Bảng 1 trình bày tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất hay tình dục theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội chính và thời điểm xảy ra. Thực tế tất cả những người trả lời từng là nạn nhân của bạo lực tình dục thì cũng từng là nạn nhân bạo lực thể chất nên có thể gọi tắt “BLVC về thể chất hay tình dục” là “BLVC về thể chất”. Kết quả cho thấy, nhóm tuổi có tỷ lệ từng là nạn nhân cao nhất là dưới 30 tuổi ở nam giới (42,5%) và từ 40 đến 49 tuổi ở phụ nữ (47,3%). Trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát, tỷ lệ nam và nữ nạn nhân cao nhất ở nhóm dưới 30 tuổi (42,1% ở nam và 33,8% ở nữ) và thấp nhất ở nhóm từ 50 tuổi trở lên (17,1% ở nam và 11,9% ở nữ). Đáng ngạc nhiên là nhóm từ 50 tuổi trở lên, những người thường có nhiều trải nghiệm trong đời sống hơn nhân, lại có tỷ lệ là nạn nhân trong 12 tháng qua thấp nhất. Phải chăng có một rào cản nào đó khiến những người được hỏi ở độ tuổi này không muốn thừa nhận việc họ là nạn nhân BLVC? Một điểm đáng chú ý là ở độ tuổi trên 50, tỷ lệ nam giới từng là nạn nhân cũng như là nạn nhân trong 12 tháng qua của BLVC về thể chất đều cao hơn so với tỷ lệ tương ứng trong nhóm nữ. BLVC ở giai đoạn cao tuổi là một hướng nghiên cứu không mới trên thế giới nhưng chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Bởi vậy, những con số trên, dù chỉ rất khái quát, cũng là gợi mở thú vị về một hướng nghiên cứu BLVC trong tương lai.
Tỷ lệ từng bị BLVC về thể chất thấp nhất là ở các nhóm học vấn “trung học phổ thơng” (18,9% ở nhóm nam và 32,8% ở nhóm nữ). Xét theo nghề nghiệp thì tỷ lệ này cao nhất ở nhóm “nơng, ngư nghiệp, lao động giản đơn” (50,9% ở nam và 65,3% ở nữ). Xét theo mức sống, tỷ lệ nạn nhân nữ giảm dần từ 45,7% ở nhóm “nghèo” xuống 20% ở nhóm “khá giả trở lên”. Trong vịng 12 tháng trước thời điểm khảo sát, các nhóm nam giới có tỷ lệ nạn nhân loại BLVC này khá cao là các nhóm học vấn “trên trung học phổ thông” (33,3%) và “trung học cơ sở” (32,1%), gia đình có trên hai thế hệ (41,9%),
nhưng khơng khác biệt nhiều giữa 3 nhóm nghề nghiệp chính. Các nhóm nữ có tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất cao nhất là học vấn “trung học phổ thông” (34,9%), nghề “nông, ngư nghiệp, lao động giản đơn” (35,4%) và nhóm mức sống “trung bình” (28,9%).
Các mơ hình chung sống gia đình khác nhau cũng cho thấy tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất khác nhau. Mơ hình gia đình một thế hệ (các cặp vợ chồng khơng/chưa có con) tuy khơng phổ biến nhưng có tỷ lệ phụ nữ bị BLVC về thể chất cao nhất (42,4% từng bị trong đời và 30% bị trong 12 tháng trước khảo sát). Trong khi đó, các gia đình ba thế hệ lại có tỷ lệ nam giới là bị nạn nhân BLVC về thể chất cao nhất (37,1% từng bị trong đời và và 41,9% bị trong 12 tháng trước khảo sát). Nguyên nhân có thể là do việc chưa/khơng có con thường gia tăng áp lực đối với đời sống hôn nhân, nhất là đối với người phụ nữ. Áp lực đó trong một số trường hợp có thể chuyển hóa thành các biểu hiện bạo lực tinh thần và thể chất. Mặt khác, gia đình ba thế hệ Việt Nam thường là gia đình theo mơ hình sống chung với gia đình bên chồng (Hồng Bá Thịnh, 2016). Loại hình gia đình này thường có một số đặc điểm như dễ xung đột thế hệ, địi hỏi diện tích nhà ở lớn, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu vốn nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột... Những đặc điểm này có thể tác động trực tiếp tới mối quan hệ vợ - chồng và từ đó gây nên nguy cơ xảy ra BLVC với cả vợ và chồng.
BLVC là vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Nếu như quan niệm phổ biến vẫn cho rằng BLVC hoàn toàn là bạo lực của chồng đối với vợ thì theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các ông chồng đã từng là nạn nhân BLVC không thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nạn nhân trong nhóm các bà vợ. Tỉ lệ nữ giới từng bị cả ba loại BLVC trong đời cao hơn so với nam giới. Trong vòng 12 tháng trước khảo sát, tỷ lệ nạn nhân BLVC về thể chất trong nhóm nam thậm chí cịn cao hơn so với tỷ lệ nạn nhân trong nhóm nữ, nhưng tỷ lệ nạn nhân nữ giới ở tất cả các biểu hiện bạo lực thế chất cụ thể lại cao hơn so
với nam giới. Mặt khác, các đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhóm nạn nhân BLVC nam và nữ cũng có nhiều nét khác biệt.