Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Lý thuyết áp dụng
2.2.1. Tính đối xứng và bất đối xứng về giới
Vấn đề đối xứng về giới hay bất đối xứng về giới là trọng tâm của sự phân chia lý thuyết về bạo lực trong các mối quan hệ thân mật. Theo quan điểm bất đối xứng giới, mà đại diện tiêu biểu là các lý thuyết gia nữ quyền, nam giới có xu hướng gây nên bạo lực nhiều hơn nữ giới và nữ giới thường là nạn nhân của BLVC. Mặt khác quan điểm đối xứng giới cho rằng nam giới và nữ giới đều có nguy cơ trở thành nạn nhân BLVC như nhau và nữ giới cũng cũng có ý nghĩ và hành vi bạo lực tương tự như nam giới. Đối xứng giới hay bất đối xứng giới chính là bàn về sự ngang bằng hay không ngang bằng về mức độ bạo lực và khả năng trở thành nạn nhân của BLVC của nam giới và phụ nữ.
Theo Johnson (1996), cuộc tranh luận về đối xứng giới tập trung vào mức độ mà phụ nữ có khả năng trở thành thủ phạm của bạo lực trong các mối quan hệ tình cảm. Các nhà lý luận về bạo lực gia đình phần lớn ủng hộ quan điểm đối xứng về giới, khẳng định rằng phụ nữ, cũng giống như nam giới, đều sử dụng bạo lực trong những mối quan hệ tình cảm [Straus, Gelles, & Steinmetz, 1980]. Ở phe bên kia của cuộc tranh luận, nhiều nhà lý thuyết nữ quyền về cơ bản không đồng ý với đề xuất này. Thay vào đó, họ cho rằng bạo lực với đối tác tình cảm là khơng đối xứng và nam giới có nhiều khả năng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ tình cảm hơn phụ nữ, và nếu phụ nữ có sử dụng bạo lực, thì cũng chỉ có thể là vì mục đích tự vệ [Kurz, 1989; Yllo, 1993]. Để hiểu được nguyên do của cuộc tranh luận về đối xứng giới, vốn gắn chặt với phương pháp nghiên cứu, cần có một cái nhìn sâu hơn về các quan điểm của cả hai phe của vấn đề này.
Đại diện tiêu biểu của trường phái bất đối xứng giới là các nhà nữ quyền
Nói đến tính đối xứng và bất đối xứng giới, không thể không nhắc đến lý thuyết nữ quyền - chủ thuyết quan trọng trong nghiên cứu về giới, bạo
lực giới và cũng là đại diện cho phe ủng hộ tính bất đối xứng giới của bạo lực trong quan hệ tình cảm. Quan điểm nữ quyền tập trung vào mức độ mà những lực lượng xã hội như chế độ gia trưởng đóng góp vào việc tạo ra bạo lực đối với phụ nữ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chế độ gia trưởng, nhưng nơm na thì đó là “một hệ thống phân bậc quyền lực theo giới mà trong đó nam giới sở hữu quyền lực và đặc quyền kinh tế” [Eisenstein, 1980, tr.16]. Theo Cheyne và cộng sự (2000), các nhà nữ quyền được chia thành ba nhóm chính: nữ quyền tự do, nữ quyền xã hội và nữ quyền cấp tiến. Thuyết nữ quyền tự do dựa trên ý tưởng rằng các chính sách khơng nên có sự phân biệt giới và phụ nữ nên có quyền bình đẳng đối với các cơ hội nghề nghiệp cũng như trước luật pháp. Họ cho rằng chính sách và các hành vi trong xã hội cần được thay đổi để đảm bảo mọi phụ nữ đều có quyền tham gia vào các lĩnh vực của đời sống như đàn ông. Tuy nhiên, các nhà nữ quyền cấp tiến tranh luận rằng các khác biệt sinh học giữa nam và nữ là những lý do chính cho phân biệt trên cơ sở giới. Họ tin rằng xã hội nên có những thiết chế và dịch vụ riêng cho phụ nữ. Thuyết nữ quyền cấp tiến nhìn nhận vai trị của nhà nước tiêu cực hơn so với hai quan điểm nữ quyền còn lại. Cuối cùng, các nhà nữ quyền xã hội tuân thủ sát sao tư tưởng Karl Marx. Họ tin rằng bạo lực gia đình xuất hiện bởi sự áp bức phụ nữ do chủ nghĩa tư sản và chế độ gia trưởng mang lại. Do đó, họ khơng đồng tình với các nhà nữ quyền cấp tiến khi cho rằng áp bức không phải chỉ do khác biệt về sinh học mà còn do bản chất tự nhiên của xã hội tư bản hiện đại. Họ đề xuất rằng nếu xã hội phát triển lên chủ nghĩa xã hội, thì tất cả những áp bức với phụ nữ cũng chấm dứt.
Mặc dù có nhiều lý thuyết nữ quyền về bạo hành phụ nữ trong quan hệ tình cảm, hầu hết các lý thuyết này đều chia sẻ quan điểm chung rằng nam giới bạo hành phụ nữ để duy trì quyền lực và sự kiểm sốt với họ [Saunders, 1988]. Hầu hết những quan điểm nữ quyền đều nhất trí với nhau ở những điểm sau:
Giới, quyền lực và chế độ gia trưởng là những yếu tố lý giải chính cho bạo lực đối với phụ nữ
Những mối quan hệ tình cảm thay đổi theo thời gian và cần phải được hiểu đúng trong bối cảnh đó
Cần lắng nghe những trải nghiệm của phụ nữ để xây dựng một lý thuyết về bạo hành phụ nữ
Cần có các nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ [Dobash & Dobash, 1979]
Thậm chí ngày nay, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với quan điểm của Okun (1986) rằng thuyết nữ quyền là “tiếp cận lý thuyết quan trọng nhất của bạo lực đối với phụ nữ/người vợ” (tr.100). Tuy nhiên, trong tất cả những biến thể của tư duy nữ quyền rải rác trong các tài liệu, thuyết nữ quyền cấp tiến là có ảnh hưởng lớn nhất đến các nghiên cứu xã hội học về bạo hành phụ nữ [DeKeseredy, Ellis, & Alvi, 2005]. Thuyết nữ quyền cấp tiến tuyệt đối hóa vai trị của mối quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, cho rằng đó là mối liên hệ quan trọng nhất đối với bất cứ xã hội nào và chi phối tất cả những liên hệ xã hội khác, chẳng hạn như giai cấp [Beirne & Messerschmidt, 1991]. Khi áp dụng vào phân tích bạo lực đối với phụ nữ, thuyết nữ quyền cấp tiến tranh luận rằng nam giới có hành vi này bởi họ cần hoặc khao khát kiểm soát phụ nữ [Daly & Chesney-Lind, 1988].
Những nhà nữ quyền cấp tiến đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp cận và “phá băng im lặng” ở những đối tượng là nạn nhân của bạo lực nam- đối-với-nữ và nhờ đó, họ đã thành cơng trong việc chứng minh vấn đề này là “rộng khắp” và “có mặt ở khắp nơi” trong các xã hội phương tây tiến bộ và những nơi khác [Liddle, 1989]. Tuy nhiên, những nhà nữ quyền khác đã phê bình các nhà nữ quyền cấp tiến ở nhiều điểm, bao gồm việc họ phớt lờ ảnh hưởng của giai cấp xã hội và có xu hướng cho rằng nam giới nào cũng có thể tấn cơng vợ/bạn tình như nhau [Messerschmidt, 1993]. Mặc dù việc lạm dụng
phụ nữ chắc chắn diễn ra ở mọi giai cấp, mọi nghề nghiệp, nhiều tài liệu cho thấy rằng một vài nhóm có xu hướng sản sinh ra những kẻ đánh đập, cưỡng bức… phụ nữ hơn những nhóm khác. [Schwartz, 1988]
Phê phán quán điểm bất đối xứng giới
Quan điểm bất đối xứng giới bị phê phán bởi các lý thuyết gia theo trường phái đối xứng giới với quan điểm đối lập rằng nam giới và nữ giới đều có khả năng gây nên bạo lực như nhau. Dutton (1994) đã chỉ ra những nghịch lý của quan điểm nữ quyền như sau:
- Bạo lực gián tiếp do nữ gây ra nghiêm trọng hơn bạo lực gián tiếp do nam gây ra [Stets và Straus, 1992b]
- Tỷ lệ bạo lực ở các cặp đơi đồng tính nữ cao hơn tỷ lệ bạo lực nam-với-nữ trong các mối quan hệ khác giới [Lie và cộng sự, 1991]
- Chỉ một tỷ lệ nhỏ nam giới có biểu hiện bạo lực trong đời sống hôn nhân [Straus và cộng sự, 1980]
- Rất ít nam giới ủng hộ bạo lực vợ chồng [Stark McEvoy, 1970] - Chỉ 9,6% nam giới tỏ ra lấn át trong hôn nhân [Coleman và Straus, 2986]
- Bạo lực của nam giới khơng liên hệ một cách tuyến tính với những chỉ báo mang tính văn hóa của tư tưởng gia trưởng tại Mỹ [Yllo và Straus, 1990] [Dutton, 1994:3]
Trên cơ sở đó, ơng cho rằng, mối quan hệ tình cảm và rối nhiễu tâm trí gây nên bạo lực trong mối quan hệ thân tình, chứ khơng phải yếu tố giới. Nhiều học giả theo trường phái đối xứng giới, mặt khác, lại nghi ngờ độ tin cậy của những số liệu điều tra ủng hộ quan điểm bất đối xứng giới. Công cụ điều tra chính của các nghiên cứu BLVC là công cụ CTS (Conflict Tactics Scale) bị nhiều nhà phê bình như Currie (1998), DeKeseredy và Schwartz (1998a, 1998c), Dobash và cộng sự (1992) phê phán là mô tả khơng đúng về tình trạng BLVC. CTS thống kê các biểu hiện bạo lực xảy ra trong vòng một
năm trước thời điểm nghiên cứu và các nhà phê bình cho rằng việc chỉ đơn thuần thống kê biểu hiện bạo lực mà khơng tính đến yếu tố hồn cảnh dẫn tới hành vi bạo lực là không đầy đủ.
Các nghiên cứu của Stets và Straus (1992a, 1992b), DeKeseredy và Schwartz (1998), Fiebert và Gonzalez (1997) [dẫn theo Dutton và Nicholls, 2005] mâu thuẫn với quan điểm nữ quyền cho rằng nữ giới chỉ dùng bạo lực với mục đích tự vệ. Straus (2005) cho rằng việc chỉ lấy mẫu nam giới hoặc nữ giới, một xu hướng phổ biến trong nghiên cứu BLVC cũng khiến cho kết quả nghiên cứu thiếu tồn diện và khơng phản ánh được khía cạnh đối xứng giới (nếu có) của bạo lực. Ngoài ra, các học giả đối xứng giới cũng cho rằng, có những biến số ảnh hưởng tới kết quả điều tra và khiến cho số liệu thiên lệch về nữ giới như: nhận thức chủ quan của nhà nghiên cứu rằng nam giới bạo lực hơn nữ giới, nam giới ít trình báo về bạo lực hơn nữ giới,… [Dutton và Nicholls, 2005].
Trường phái đối xứng giới về bạo lực
Steinmetz (1977) là người đầu tiên đề xuất quan điểm đối xứng giới về bạo lực và đưa ra khái niệm “hội chứng những người chồng bị bạo hành”, theo đó phụ nữ cũng sử dụng bạo lực thường xun như nam giới, nhưng nam giới khơng trình báo thương tích của họ do sự kỳ thị xã hội nghiêm trọng mà họ sẽ chịu đựng nếu thừa nhận bị lạm dụng bởi một phụ nữ. Những tên tuổi nổi bật khác trong trường phái đối xưng giới có thể kể đến Murray A. Straus và Donald G. Dutton.
Straus (1993) đã tóm tắt nghiên cứu làm nền tảng cho quan điểm đối xứng về giới như sau: Trong những nghiên cứu có mẫu đại diện lớn, ở cấp độ quốc gia, tỉ lệ bạo lực của vợ đối với chồng được cho thấy là tương đương với tỉ lệ bạo lực của chồng đối với vợ. Ông phát biểu, “Một điểm đáng chú ý là, tất cả những nghiên cứu tìm hiểu người gây ra bạo lực, nếu không loại trừ khả năng bạo lực xuất phát từ người vợ thì đều cho thấy bạo lực từ vợ chiếm một
tỉ lệ lớn các trường hợp” [Straus,1993:75]. Dutton (2006) lại tóm tắt quan điểm đối xứng về giới theo phát biểu sau, “Phụ nữ sử dụng bạo lực trong mối quan hệ tình cảm ở mức độ tương tự như nam giới, vì cùng lý do, và kết quả thì cũng gần như nhau” [Dutton, 2006;9].
Những người ủng hộ quan điểm đối xứng giới tin rằng, khơng có sự khác biệt cơ bản về giới trong việc sử dụng bạo lực trong mối quan hệ tình cảm. Cũng có nhiều người cho rằng có sự khác biệt trong cách sử dụng bạo lực, theo đó, nữ giới thường dễ bị tổn thương hơn và bạo lực do nam giới thì có xu hướng tiếp diễn nhiều hơn [Straus, 1993]. Tuy vậy, quan điểm chung của nhóm này vẫn là sự ngang bằng trong sử dụng bạo lực và không bị chi phối bởi yếu tố giới. Đây là quan điểm trung tâm của những tranh cãi về tính đối xứng giới liên quan tới những trường phái lý thuyết lớn hơn.
Phê phán quan điểm đối xứng giới
Đả kích lớn nhất đối với quan điểm đối xứng giới về bạo lực có lẽ là thực tế rằng các nghiên cứu về BLGĐ hiện nay vẫn tập trung vào nạn nhân là nữ giới và tỷ lệ nữ giới trong các nghiên cứu cho biết họ từng bị BLVC hoặc BLGĐ cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới. Kurz (1989) đưa ra tóm lược về cuộc tranh luận của trường phái nữ quyền về sự bất đối xứng giới với lưu ý rằng, các dữ liệu hỗ trợ sự đối xứng về giới khơng tương thích với trải nghiệm của những người làm việc trong lĩnh vực thực thi pháp luật, hệ thống tòa án, nhà tạm lánh, hoặc phịng cấp cứu, cũng khơng phù hợp với các phỏng vấn định tính các nạn nhân phụ nữ. Tất cả các nguồn thông tin này mâu thuẫn với dữ liệu khảo sát và chỉ ra rằng phụ nữ là nạn nhân chính của bạo lực do nam giới thực hiện [Kurz, 1989, Dobash, Dobach, Wilson, & Daly, 1992]. Trong cơng trình tổng hợp quan điểm của các học giả nữ quyền, Kurz đã xác định cụ thể cách thức dữ liệu điều tra miêu tả sự đối xứng về giới của bạo lực trong mối quan hệ thân tình, ơng cho rằng các cuộc điều tra thường khơng phân biệt
được liệu các hành vi bạo lực được báo cáo là do tự vệ hoặc ai là người bị thương. Theo quan điểm nữ quyền, những sai sót trong phương pháp khảo sát ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu thu được và, do đó, nâng cao những nghi ngờ về toàn bộ các nghiên cứu về sự đối xứng giới (Dobash et al, 1992). Straton (1994) phê phán rằng các tác giả đối xứng giới “đánh đồng một người phụ nữ đánh trả người đàn ông để tự vệ với một người đàn ông đẩy người phụ nữ xuống cầu thang” và “đánh đồng một cái tát bởi người phụ nữ với 15 năm người chồng khủng bố cô ta bằng bạo lực” và điều đó khiến những lý giải về bạo lực giới khơng chính xác [Straton, 1994:80].
Đối với luận án, tác giả áp dụng quan điểm đối xứng giới để xem xét cả nữ giới và nam giới như là những đối tượng khả thi của bạo lực vợ chồng. Có một thực tế rằng nữ giới thường được cho là nạn nhân chính của bạo lực vợ chồng, nhiều người thậm chí đồng nhất “bạo lực gia đình” và “bạo lực vợ chồng” với “bạo lực chống lại phụ nữ”, ngành sức khỏe tâm thần thậm chí ghi nhận một dạng bệnh lý thần kinh có tên là “hội chứng những người vợ bị đánh đập” (wife-battering syndrome) để chỉ những rối loạn tâm thần ở những nạn nhân bị bạo lực gia đình trong thời gian dài, với mức độ nghiêm trọng. Tuy vậy, khơng thể phủ nhận hồn tồn khả năng trở thành nạn nhân BLVC của nam giới. Trong luận án, quan điểm đối xứng giới cho phép tác giả xem xét cả nam giới và phụ nữ như là đối tượng nạn nhân của BLVC. Mặt khác, dưới góc độ nghiên cứu xã hội học sức khỏe, luận án cũng áp dụng phân tích giới để nhìn nhận một cách cơng bằng những khác biệt về thể chất và nguy cơ bệnh tật ở hai giới chứ không coi phụ nữ là đối tượng yếu thế và nghiễm nhiên là tổn thương vị BLVC nhiều hơn so với nam giới. Tuy nhiên, cũng phải xác định rằng, đối xứng giới là góc nhìn mà luận án sử dụng, chứ khơng phải chân lý mà luận án muốn chứng minh. Nam và nữ có thật sự đối xứng giới về tư cách nạn nhân BLVC hay tiếp nhận những hệ quả sức khỏe do BLVC hay không vẫn là câu chuyện cần phải tìm hiểu.
2.2.2. Mơ hình sinh thái học
Mơ hình sinh thái học được đưa ra vào cuối những năm 1970 bởi,… và ban đầu được áp dụng phân tích việc lạm dụng trẻ em, sau đó là bạo lực ở thanh niên. Đến nay, mơ hình sinh thái học thường được sử dụng để nghiên cứu bạo lực trong mối quan hệ thân mật và bạo lực đối với người già [WHO, 2005:5]. Mặt khác, việc áp dụng mơ hình sinh thái học cũng rất đa dạng và có thể được áp dụng không chỉ trong nghiên cứu về bạo lực mà trong nhiều lĩnh vực khác, trong đó có nghiên cứu xã hội học sức khỏe.
Theo khung phân tích sinh thái học, mọi sự kiện khơng chỉ giới hạn ở cấp độ cá nhân riêng tư mà luôn nằm trong mối tương tác hoặc quan hệ nhân- quả với những mối quan hệ liên cá nhân và các môi trường xã hội. Mỗi cá